Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (1): Một nghề đặc biệt, nhưng...
GĐXH - So với thời điểm Quyết định 73 ra đời, hiện mức lương cơ sở đã tăng lên 2.340.000 đồng/tháng (tức gấp gần 3 lần), trong khi đó mức...



Ngày 28/12/2011, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
Có thể nói, cách đây 13 năm, Quyết định 73 ra đời được xem là một bước đột phá và là cơ sở pháp lý để các cơ sở y tế trên cả nước thực hiện triển khai các chế độ phụ cấp đặc thù, chế độ phụ cấp chống dịch cho đội ngũ nhân viên y tế cả nước.
Quyết định ra đời thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với những cống hiến, nỗi vất vả đặc thù của đội ngũ nhân viên y tế, tạo động lực để mỗi người nỗ lực hơn trong công cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg được xem là một bước đột phá và là cơ sở pháp lý để các cơ sở y tế trên cả nước thực hiện triển khai các chế độ phụ cấp đặc thù, chế độ phụ cấp chống dịch cho đội ngũ nhân viên y tế. Ảnh: Lê Bảo
Từ 1/5/2011, khi Chính phủ nâng lương tối thiểu lên 830.000 đồng/tháng, đối chiếu với quy định về phụ cấp đặc thù tại Quyết định số 73 thì chế độ phụ cấp thường trực đối với người lao động là phù hợp. Cụ thể:
Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
- 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt;
- 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II;
- 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương;
- 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
Bên cạnh đó, Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực.
Thời điểm 2011, Quyết định 73 ra đời phù hợp với thời điểm đó.
Đối với phụ cấp chống dịch, Quyết định 73 quy định rõ, người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được hưởng phụ cấp chống dịch theo mức:
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: 150.000 đồng/ngày/người;
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: 100.000 đồng/ngày/người;
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C: 75.000 đồng/ngày/người.
Quyết định cũng nêu rõ, nếu tham gia vào ngày nghỉ thì được hưởng bằng 1,3 lần; dịp lễ, Tết thì hưởng bằng 1,8 lần.
Theo quyết định này, mức phụ cấp cho các đối tượng tham gia ca phẫu thuật ở loại đặc biệt người mổ chính, người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính được hưởng 280.000 đồng; Người phụ mổ, người phụ gây mê hồi sức hoặc phụ châm tê được hưởng 200.000 đồng và người giúp việc cho ca mổ là 120.000 đồng. Tương tự ở các vị trí này nhưng bệnh viện loại 1,2,3 sẽ giảm dần. Ở loại 3 mức nhận tương ứng là: 50.000 đồng, 30.000 đồng và 15.000 đồng.
So với thời điểm Quyết định 73 ra đời, hiện mức lương cơ sở đã tăng lên 2.340.000 đồng/tháng (tức gấp gần 3 lần), trong khi đó mức phụ cấp đặc thù vẫn giữ nguyên. Điều này khiến công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập cảm thấy không phù hợp, không xứng đáng đối với công sức, sự vất vả của nhân viên y tế.
Sau dịch COVID-19 bùng phát, ngành y tế cũng đã ghi nhận gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc, bỏ việc hoặc chuyển công tác. Các chuyên gia đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân khiến số lượng lớn nhân viên y tế nghỉ việc đó là thu nhập quá thấp so với mức sống.
Đặc biệt, áp lực từ đại dịch COVID-19 chỉ là "giọt nước tràn ly". Vì vậy, việc tăng phụ cấp đặc thù và tăng phụ cấp chống dịch trong thời điểm hiện nay là biện pháp hữu hiệu để giữ chân người lao động trong các cơ sở y tế.
Hiện mức lương cơ sở đã tăng lên 2.340.000 đồng/tháng (tức gấp gần 3 lần), trong khi đó mức phụ cấp đặc thù vẫn giữ nguyên.
Trong những năm qua, Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan đã lắng nghe ý kiến từ cử tri, đặc biệt các cử tri ngành y tế, các ĐBQH, các nhà quản lý và từ các Sở Y tế địa phương để xem xét, sửa đổi và ban hành nhiều quy định mới liên quan đến các phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên và người lao động đang công tác trong ngành y tế. Việc này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ y, bác sĩ để đội ngũ này yên tâm công tác, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam đại diện cho hơn 50 nghìn công đoàn viên ngành y tế đã từng kiến nghị và cho rằng, hiện mức phụ cấp của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập theo Quyết định số 73 quá thấp và không còn phù hợp. Từ đó, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam kiến nghị cần quan tâm để nâng phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
Trước những bất cập trên, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã tổng hợp ý kiến cử tri và gửi tới Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong đó, cử tri tỉnh Lâm Đồng đề nghị sửa đổi Quyết định số 73. Cụ thể, cử tri đề nghị Chính phủ tăng tiền phụ cấp phẫu thuật thủ thuật; tăng mức tiền trực và tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay; Áp dụng quy định thời giờ làm việc, làm thêm và thanh toán chế độ làm thêm giờ đối với thời gian trực 24/24 giờ của viên chức, người lao động theo Bộ luật Lao động.
Việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 11/2024 là đúng đắn.
Đầu tháng 8/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có văn bản trả lời. Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của BCH Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Nghị quyết số 99/2023/QH15 của Quốc hội về giám sát chuyên đề việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đang xây dựng Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 11/2024.
Nội dung sửa đổi, bổ sung bao gồm: Tăng tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật; tăng mức tiền trực và tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay; Áp dụng quy định thời giờ làm việc, làm thêm và thanh toán chế độ làm thêm giờ đối với thời gian trực 24/24 giờ của viên chức, người lao động theo Bộ luật Lao động; Áp dụng chế độ phụ cấp đặc thù đối với các đối tượng hợp đồng lao động đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 (bao gồm bảo vệ, lái xe, hộ lý, hợp đồng chuyên môn trong thời gian chờ thi tuyển viên chức)...

Người đàn ông 57 bất ngờ phát hiện bị tắc ruột từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị tắc ruột có biểu hiện đột nhiên đau bụng dữ dội kèm theo nôn ói. Sau thăm khám, các bác sĩ phát hiện có hiện tượng tắc ruột non do viêm dính, tắc nghẽn do bã thức ăn.

Các nguyên nhân gây đau họng và giải pháp hỗ trợ cải thiện
Sống khỏe - 1 giờ trướcĐau họng là một trong những triệu chứng phổ biến, khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày.

14 lợi ích sức khỏe khi uống trà chanh
Sống khỏe - 4 giờ trướcTrà chanh là một thức uống dễ chịu và bổ sung năng lượng. Thêm một tách trà chanh vào thói quen chăm sóc sức khỏe của bạn là một trải nghiệm tuyệt vời và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, ngọt mát giúp làm mát gan, người Việt dùng vào thời điểm này để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, đặc biệt là kali, magiê và vitamin C. Những dưỡng chất này có thể giúp giảm stress oxy hóa, giúp thải độc gan và cải thiện chức năng gan hiệu quả.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế
Y tế - 16 giờ trướcCác vụ việc thân nhân của người bệnh hành hung nhân viên y tế đã làm mất trật tự, an ninh, an toàn bệnh viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh; ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ, đe dọa tính mạng, giảm động lực và sự tận tụy của đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế.

Người phụ nữ 42 tuổi mắc ung thư cổ tử cung 'vượt cạn' an toàn, bé trai chào đời khỏe mạnh
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Ở tuần thai thứ 26, sản phụ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và điều trị theo phác đồ. May mắn, thai nhi phát triển ổn định suốt 10 tuần sau hoá trị.

Người dân đổ xô xét nghiệm dấu ấn ung thư, chuyên gia nói gì?
Sống khỏe - 20 giờ trướcNhiều người dân đổ xô đi làm xét nghiệm máu với hy vọng có thể tầm soát bách bệnh, đặc biệt là ung thư, trong khi đó, không ít bác sĩ, cơ sở y tế do áp lực doanh thu đã lạm dụng chỉ định xét nghiệm.

Bé 15 tuổi nhập viện vì rối loạn tiền đình từ một sai lầm mà nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một thời gian thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, Ipad), bệnh nhi đã nhập viện vì bệnh tiền đình với dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, nôn ói, đau đầu...

Khuyến cáo quan trọng xử trí, phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo các bác sĩ, hóc dị vật là tai nạn nguy hiểm, thường gặp ở trẻ, đặc biệt nhóm dưới 5 tuổi do đặc điểm sinh lý và hành vi của trẻ. Nếu không được xử trí kịp thời, hóc dị vật có thể dẫn đến ngừng thở, tổn thương não hoặc tử vong.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mướp đắng có liên quan đến việc hạ thấp lượng đường trong máu. Tuy nhiên, mướp đắng không phải là một phương pháp điều trị hoặc thuốc được phê duyệt cho bệnh tiểu đường.

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường
Sống khỏeCỏ mần trầu là loại cỏ dại quen thuộc ở nhiều vùng tại nước ta, thường mọc hoang ở các bãi cỏ, ven đường, đồng ruộng. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý, bất kỳ bộ phận nào của loại cỏ này cũng có những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.