Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ huynh, học sinh “sốc” vì “loạn” nội quy trường học

Thứ năm, 15:00 05/10/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Quy định của Bộ GD&ĐT về điều lệ trường học rất chung chung, nên nhiều trường học từ bậc tiểu học cho đến đại học lại có những “sáng tạo” khác nhau trong việc đề ra nội quy, áp dụng hình thức kỷ luật đối với học sinh, sinh viên. Thời gian qua, không ít trường đã có những bản nội quy “gây sốc” áp dụng cho học sinh, sinh viên.


Các quy định của Bộ GD&ĐT về hình thức kỷ luật học sinh, sinh viên còn chung chung là lý do khiến nội quy trường học mỗi nơi một kiểu.     Ảnh minh họa: Q.Anh

Các quy định của Bộ GD&ĐT về hình thức kỷ luật học sinh, sinh viên còn chung chung là lý do khiến nội quy trường học mỗi nơi một kiểu. Ảnh minh họa: Q.Anh

Mỗi trường nội quy một kiểu

Suốt tuần qua, thông tin bức “tâm thư” của một phụ huynh có con từng học tại Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) chia sẻ về sự “hà khắc” của giáo viên chủ nhiệm lớp, cũng như những quy định “cứng rắn” từ nhà trường thu hút sự chú ý cũng như những tranh luận trái chiều thông qua các hình thức kỷ luật của trường áp dụng đối với học sinh. Như khẳng định thương hiệu của mình, Trường Lương Thế Vinh đã tiếp tục ban hành nội quy mới nhất, trong đó có 11 điều học sinh cần lưu ý, thực hiện.

Theo nội quy của trường, học sinh không đi dép lê, dép quai hậu xỏ ngón, giày cao gót. Nam sinh không được để tóc dài, nữ sinh không để những kiểu đầu tóc thời trang, không nhuộm tóc. Học sinh ra vào trường phải quẹt thẻ theo đúng quy định, nếu quá 3 lần/một kỳ không quẹt thẻ sẽ bị hạ một bậc hạnh kiểm của kỳ học đó. Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của tiết học. Trên mạng xã hội, học sinh không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt. Thậm chí, nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook đó sẽ bị quy trách nhiệm.

Không riêng Trường Lương Thế Vinh, thời gian qua đã có nhiều trường ban hành nội quy, quy định khiến phụ huynh, học sinh bất ngờ. Mới đây, thông tin một trường THPT có tiếng ở TP HCM quy định học sinh nam - nữ không được ngồi cạnh nhau, nam - nữ phải ngồi cách nhau 50cm, gây xôn xao dư luận. Trước đó, tại một trường ở Bạc Liêu, nhiều phụ huynh, học sinh cảm thấy bức xúc khi Ban giám hiệu ra thông báo cấm quay phim, chụp ảnh với nội dung: “Kể từ ngày 30/1/2016, tất cả cán bộ - giáo viên - nhân viên của trường và khách đến làm việc không được phép chụp ảnh, quay phim trong trường, khi chưa được sự cho phép của Ban giám hiệu”.

Ngay cả bậc đại học cũng có những quy định “chẳng giống ai” ở một số trường, đầu tháng 10/2014, sinh viên của Trường ĐH Cửu Long “nháo nhác” vì nhà trường sắp ban hành quy định cấm sinh viên đi dép lê, mặc quần jeans tới giảng đường. Quy định này cũng từng xảy ra ở Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên khi trường này có yêu cầu sinh viên khi đến lớp, kể cả ngoại khóa, thư viện và các văn phòng của nhà trường tuyệt đối không được mặc quần cộc, áo phông không cổ. Giảng viên không cho phép sinh viên ăn mặc sai quy định vào lớp, đồng nghĩa với việc nghỉ học không lý do buổi học đó.

Vì sao nội quy thành “lệ làng”?

Lý giải chuyện vì sao các trường học xây dựng nội quy và quy chế xử lý học sinh, sinh viên vi phạm, một số chuyên gia giáo dục cho biết, theo Điều lệ trường THCS, THPT (do Bộ GD&ĐT ban hành) quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức: Phê bình trước lớp, trước trường; Khiển trách và thông báo với gia đình; Cảnh cáo ghi học bạ; Buộc thôi học có thời hạn. Tương tự, các trường ĐH, CĐ cũng được quyền đưa ra những quy định và hình thức xử phạt đối với sinh viên vi phạm nội quy trường học. Việc chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể là lý do mỗi trường có một nội quy hoặc lỏng lẻo hoặc rất “rắn” áp dụng cho học sinh, sinh viên.

Nhiều năm làm công tác giảng dạy, quản lý trường học, NGƯT Đặng Đình Đại, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội) nay là Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring (Long Biên, Hà Nội) nhận xét, thực tế mỗi trường sẽ “vận dụng” các quy định để đưa ra nội quy, quy định riêng áp dụng trong nhà trường để bắt buộc cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện. Thời gian qua, một số trường lấy lý do “dọa” học sinh, sinh viên để đưa ra một số hình thức kỷ luật rất nghiêm khắc, hoặc hoàn toàn mới mẻ đã tạo nên sự phản ứng của phụ huynh, người học. Nhưng thực tế, nội quy hay hình thức kỷ luật cũng đều phải hướng tới tính giáo dục và thuyết phục mọi người tuân theo, nếu không sẽ thất bại, thậm chí dẫn đến kiện cáo.

Cũng theo thầy Đặng Đình Đại, các hình thức ban hành quy định, thậm chí là kỷ luật cũng vừa mang tính răn đe, vừa tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức và có cơ hội sửa sai. Lấy ví dụ từng tình cờ nghe được học sinh nói bậy về mình sau lưng, thầy Đại cho biết: “Với học sinh, đôi khi các em mắc khuyết điểm một cách vô thức, nhiều khi chỉ là “sĩ” trước mặt bạn bè mà dẫn đến lời nói, cử chỉ bột phát. Lúc đó, trên cương vị một người thầy, một hiệu trưởng vừa phải nghiêm để các em học sinh khác biết mà không mắc vi phạm, nhưng đối với học sinh trực tiếp vi phạm phải kỷ luật làm sao để em ấy nhận ra khuyết điểm và sửa chữa. Là lãnh đạo trường hay giáo viên, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của học sinh để phối hợp với gia đình có hưởng khắc phục”.

Theo các chuyên gia tâm lý - giáo dục, nhà trường dù hoàn cảnh nào cũng không nên thể hiện sự áp đặt, cứng nhắc lên học sinh, sinh viên, cần phải trao đổi với học sinh, tránh những sự việc đáng tiếc như đã xảy ra, ảnh hưởng tới tâm lý của học sinh, danh tiếng nhà trường cũng bị ảnh hưởng. Các trường phải làm sao cho mỗi học trò rời đi sẽ nhớ về những kỷ niệm đẹp, chứ không phải gương mặt nghiêm khắc của thầy giám thị, đòn roi của giáo viên chủ nhiệm, những lời nhiếc móc của cha mẹ, hay hàng loạt hình phạt và bản kiểm điểm đầy nước mắt của học trò.

Bộ GD&ĐT cho biết, thời gian qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa ở một số cơ sở giáo dục còn nặng về hình thức, chưa phù hợp với các bậc học... Ở một số nhà trường, quan hệ ứng xử giữa các thành viên chưa chuẩn mực, chưa theo đúng tinh thần “Tôn sư trọng đạo”. Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các Sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ về xây dựng quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Pháp luật - 10 giờ trước

Công an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục - 10 giờ trước

Dự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Giáo dục - 11 giờ trước

Mức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Top