Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay
GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.
Vai trò của phụ nữ trong thờ cúng bố mẹ, tổ tiên tại Việt Nam hiện nay
Bà Nguyễn Thị Minh Ngọc (Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Họ Trương Việt Nam, trích đoạn) cho rằng, việc cúng lễ, chăm lo hương khói tại gia ngày nay là hiện tượng khá phổ biến ở thành phố, hình thành nếp sống và được truyền lại từ mẹ chồng sang con dâu.
Trong xã hội phong kiến, gia đình Việt Nam cần con trai để nối dõi và thờ cúng tổ tiên. Gia đình nào không có con trai sẽ không có người cúng giỗ và họ lựa chọn phương thức đóng góp tiền vào chùa để sau này nhờ nhà chùa hương khói cho mình.
Ngày nay, quan niệm "trọng nam khinh nữ" vẫn còn đậm nét. Nhu cầu có con trai vẫn là một nhu cầu quan trọng, tạo nhiều áp lực đối với các gia đình đặc biệt là dòng trưởng.
Nhưng vai trò cúng giỗ tổ tiên đã được giao phó lại cho con dâu – người phụ nữ. Câu hỏi đặt ra: Tại sao người phụ nữ có thể đảm trách lo công việc tâm linh, cúng giỗ tổ tiên cho gia đình chồng mà không thể lo cúng giỗ tổ tiên nhà mình, bố mẹ mình trong trường hợp các gia đình không có con trai?
Một phụ nữ trên 50 tuổi (chị H) chia sẻ, bố mẹ chị chỉ có chị và một đứa em gái. Hiện nay chị có bát hương thờ tổ tiên và bố mẹ chị ở nhà chồng. Hai vợ chồng chị sống riêng chứ có như ngày xưa sống chung trên mảnh đất cha truyền con nối của gia đình chồng đâu mà lo bố mẹ hay tổ tiên nhà chị không có chốn để về.
Mỗi lần cúng giỗ, chị giữ lễ cho cả nhà chồng và nhà mình cũng tiện lắm. Chồng chị cũng tán thành quan điểm với chị và cho rằng tổ tiên nhà vợ cũng như tổ tiên nhà anh ấy đều quan trọng như nhau".
Quan điểm trên có xu thế ngày càng được tán đồng. Hệ thống gia đình hạt nhân ngày nay con cái không ở cùng cha mẹ, anh chị em không sống chung một ngôi nhà. Quan niệm ai cúng người đó được hưởng lộc nên mọi gia đình đều có ban thờ gia tiên. Trọng trách cúng giỗ không chỉ là con trai trưởng, trưởng họ, trưởng tộc. Nhu cầu cúng giỗ tổ tiên là nhu cầu của mọi thành viên trong gia đình gồm cả nam và nữ.
Tất cả những yếu tố trên làm cho người phụ nữ có vai trò quan trọng hơn đối với các công việc tâm linh trong gia đình. Việc cúng giỗ bố mẹ chồng tại nhà riêng của hai vợ chồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự chấp thuận cúng giỗ tổ tiên, bố mẹ mình tại nhà mình.
Trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, việc người phụ nữ đảm trách công việc cúng tế trong gia đình, cúng tế tổ tiên gia đình chồng và gia đình mình (thờ cúng bố mẹ đẻ) tại ngôi nhà chung của hai vợ chồng sẽ trở nên ngày càng phổ biến. Vai trò của người phụ nữ trong công việc tâm linh ngày càng được đề cao.
Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói
Chúng ta biết rằng, cố đẻ bằng được con trai nhằm nối dõi tông đường sẽ gây ra nhiều hệ lụy như làm mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh, dẫn đến mức sinh cao. Trong một chương trình trên Giadinh.net.vn về vấn đề thờ cúng tổ tiên trong gia đình sinh con một bề là gái nhằm giải đáp những băn khoăn cho các gia đình không vì vấn đề này mà cố đẻ bằng được con trai, có khá nhiều lo lắng, thắc mắc của những người con gái đau đáu nỗi niềm "thờ cúng bố mẹ đẻ của mình" như thế nào khi các cụ khuất núi? Và sau đây là những nỗi niềm "chuyện chung chuyện riêng" và lời giải đáp của các chuyên gia để những nhà sinh con một bề là gái được yên tâm:
1. Cháu là con gái một lại lấy chồng xa. Bố cháu mất cách đây 5 năm rồi cháu có xin chân hương và mang di ảnh ông ra nhà riêng cháu để thờ. Cháu may mắn có bố mẹ chồng tư tưởng tân thời, chồng là người hiểu biết nên không phản đối hay ý kiến gì.
Nhưng cháu thờ cúng bố cháu nhưng không biết xa xôi vậy, lại là con gái thờ cúng thì về khía cạnh tâm linh liệu bố cháu và gia tiên bên nhà cháu có được vào nhà không?
Về câu hỏi này, Nhà văn Chu Lai trong buổi giao lưu trực tuyến trên giadinh.net.vn đã nói rằng: "Nếu chú có một cô con gái duy nhất lấy chồng xa như cháu mai này chú về với đất, cháu mang di ảnh chú về nhà chồng thì chú đoán chắc rằng linh hồn chú sẽ rất vui vẻ "đi theo" cháu để lúc nào cũng ở gần con gái mình - là cháu".

Nhiều người sinh con gái một bề lo lắng con gái làm sao thờ cúng được bố mẹ đẻ? Ảnh minh họa.
2. Nhà văn Chu Lai từng đi nhiều, biết nhiều, nhưng đã bao giờ gặp cảnh phụ nữ muốn thờ bố mẹ đẻ nhưng bị chồng và cả nhà chồng cấm đoán chưa? Nếu gặp trường hợp này ông sẽ xử lý thế nào để phụ nữ vẫn được thờ cúng mà không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình nhà chồng?
Nhà văn Chu Lai chia sẻ: "Tôi chưa gặp trường hợp nào mà gia đình bên nội cấm đoán thờ cúng bên ngoại. Trong gia đình tôi, vợ tôi vẫn đặt ảnh bố vợ tôi là liệt sĩ trên ban thờ. Và tôi hoàn toàn thoải mái vô cùng. Tôi không có chút cảm giác cấm kỵ, phân vân, băn khoăn gì cả. Khói hương bảng lảng nó gắn kết những linh hồn con người vào với nhau, bất kể bên nội hay bên ngoại để tạo nên sự thành kính nhân đôi trong lòng những người đang sống kể cả tôi.
Trường hợp bạn bị cấm cản thì không nên thúc thủ, chịu đựng mà phải biết cất lên tiếng nói với chồng và gia đình chồng. Cũng nói một cách hết sức thành kính và chân thành, tôi tin rằng một ngày nào đó chồng bạn và gia đình chồng sẽ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay, thậm chí ngăn chặn tình cảm và phá vỡ hạnh phúc.
Đã đến lúc con người hôm nay, trong đó có cả tôi và bạn biết cách hướng nhìn về quá khứ bằng cái nhìn hiện đại nhưng cũng không mất màu sắc tâm linh.
Còn trường hợp rào cản khó khăn quá thì trong một gian thờ, bạn thử tha thiết đề nghị chồng và gia đình chồng lập một bàn thờ nhỏ bên cạnh bàn thờ của gia đình chồng để giữ được âm hưởng của thời xưa, lại lồng được cái nội ngoại hai dòng cùng chung sự ngưỡng vọng của thế hệ mai sau".

Ngày nay việc tâm linh, thờ cúng trong nhà hầu hết là phụ nữ đảm nhiệm. Ảnh minh họa.
3. Cùng chung nỗi lo lắng, một bạn gái khác hỏi rằng: "Bố mẹ tôi sinh được hai con gái, họ đang rất lo lắng về chuyện thờ cúng sau này. Nhiều lần họ hỏi tôi nhưng tôi chưa biết nói gì để họ yên tâm".
Theo bà Đặng Cẩm Tú - Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Hội Phụ nữ: "Gia đình bạn cũng giống với gia đình tôi. Tôi là con gái duy nhất, bố tôi là con trai duy nhất của ông bà nội. Hiện nay, gia đình tôi và bản thân tôi vẫn thờ cúng tổ tiên, ông bà của cả hai bên nội ngoại của bố mẹ tôi. Tôi nghĩ việc thờ cúng là xuất phát từ tâm của mình. Tôi cũng quan niệm trần sao thì âm vậy, miễn là mình tâm sáng, lòng trong thì tổ tiên sẽ hiểu và chứng cho bản thân và gia đình mình.
Tôi nghĩ rằng bạn có thể thường xuyên trao đổi nói chuyện với bố mẹ trong các dịp đoàn tụ, liên hoan của gia đình. Nước chảy, đá mòn, tôi tin dần dần bố mẹ bạn sẽ hiểu và bớt lo lắng về chuyện này.
Nhà văn Chu Lai chia sẻ thêm, lịch sử Việt Nam là lịch sử Đông phương, văn hóa Đông phương, cho nên câu chuyện thờ tự luôn luôn tồn tại sâu thẳm trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Nó như một cái neo, nó neo tâm hồn con người vào thế giới tâm linh huyền bí".
Những câu hỏi trên là nỗi niềm của rất nhiều gia đình sinh con một bề là gái ở Việt Nam - có nền văn hoá truyền thống đàn ông là trụ cột trong nhà, là nóc nhà, có quyền quyết định những việc lớn; khi cha mẹ qua đời, con trai đứng trước, con gái đứng sau, chỉ có cháu trai mới được bê bát hương ông, bà; con trai mới được vào nơi thờ tự, đóng góp giỗ tổ tiên…
Thực tế ngày nay cho thấy, khi bố mẹ già cả, ốm đau, lễ lạt giỗ chạp thì mọi việc thường là do chị em gánh vác chứ không phải là đàn ông. Nhưng khi chị em muốn thờ cúng bố mẹ đẻ trong nhà mình ở thì nhiều người vấp phải sự phản ứng của chồng và gia đình chồng. Số chị em được chồng ủng hộ không nhiều.
Thực trạng này không chỉ phản ánh vấn đề bất bình đẳng giới, coi trọng con trai hơn con gái, mà những rạn vỡ trong gia đình cũng bắt nguồn từ việc không bảo toàn chữ hiếu của đạo làm con dù là trai hay gái.
* Thầy cúng người Tày Lương Huy Ngò ( TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang): Người Tày muốn thờ cúng bố mẹ vợ thường lập hai bàn thờ: Một bàn thờ lớn, rộng ngự giữa phòng khách, một bàn thờ nhỏ hơn hơi lùi xuống sau bàn thờ chính. Bàn thờ lớn ở ngoài là thờ thần linh gia tiên nhà chồng. Còn bàn thờ nhỏ phía trong là thờ bố mẹ, gia tiên bên vợ. Cách thờ cúng này dùng cho các nhà không có con trai lo chuyện thờ cúng hoặc nhà sinh con gái một bề, hoặc người chồng muốn bày tỏ lòng hiếu kính, tôn trọng bố mẹ vợ thì đặt bàn thờ như vậy.
* Thầy mo - thầy cúng Ly Chí Sùng (Sủng Là, Hà Giang): Phong tục người Mông cũng lập bàn thờ bố mẹ vợ trong nhà. Họ dành riêng một chỗ ở bên cạnh nhưng lùi xuống một chút so với bàn thờ gia tiên nhà chồng. Như thế, phụ nữ sẽ được hương khói thường xuyên cho bố mẹ đẻ, không lo bố mẹ đẻ và gia tiên nhà mình lạnh lẽo.

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới
Dân số và phát triển - 13 giờ trướcThừa cân, điều trị rụng tóc và lối sống ít vận động là một trong những yếu tố có thể làm giảm mức testosterone. Nếu bạn lo lắng về mức testosterone thấp, hãy xem lại thói quen và cách sống hàng ngày của bạn.

Học trò 'yêu sớm' nên biết độ tuổi nào quan hệ tình dục an toàn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcCác bậc cha mẹ luôn lo lắng về việc con cái họ bắt đầu yêu đương và có quan hệ tình dục từ khi còn ở độ tuổi trung học. Vậy độ tuổi nào bắt đầu quan hệ tình dục là quá sớm và cha mẹ cần làm gì để hướng dẫn con mình?

Bé gái với "vòng cổ đặc biệt" hiếm gặp đã chào đời an toàn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcBé sơ sinh với "vòng cổ đặc biệt" là 5 vòng dây rốn quấn cổ kèm vòng quanh tai vừa được các bác sĩ đón chào đời an toàn.

5 mốc phục hồi sức khỏe sau sinh, cần chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSKĐS - Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa Sản cho rằng, thời kỳ hậu sản có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm tùy theo thể trạng của sản phụ. Đây là những mốc cần chú ý để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.

Hương Khê, Hà Tĩnh: Hoàn thành chỉ tiêu chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số đợt 1 năm 2023
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Chiến dịch đợt 1 năm 2023 được Trung tâm Y tế huyện Hương Khê phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương thực hiện với nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Vì sao tuổi thọ của người Nhật ngày càng tăng?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84 tuổi và vẫn có xu hướng gia tăng mỗi năm.

6 lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ cho người cao tuổi
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMất ngủ, ngủ không đủ giấc... dẫn đến tình trạng mệt mỏi mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Việc sử dụng thuốc ngủ để điều trị đôi khi là cần thiết, tuy nhiên, mọi loại thuốc đều tiềm ẩn nguy hiểm đối với người cao tuổi.

Ảnh hưởng của cổ tử cung ngắn khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCổ tử cung ngắn có thể gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Cách nào để phát hiện sớm vấn đề tiềm ẩn này?

Đau lưng sau sinh có phải do thuốc gây tê khi mổ bắt con?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNhiều phụ nữ sinh mổ nghĩ rằng nguyên nhân đau lưng sau sinh là do thuốc gây tê. Nhưng trên thực tế, đau lưng sau sinh do nhiều nguyên nhân.

Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTầm soát ung thư cổ tử cung rất hữu ích trong việc sàng loc, chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là bình thường hay dấu hiệu nguy hiểm?
Dân số và phát triểnĐộ dài của kỳ kinh nguyệt dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nếu thời gian của kỳ kinh nguyệt đột nhiên trở nên ngắn hơn nhiều, kinh nguyệt ra ít hoặc không đều có thể báo hiệu đang mang thai, mãn kinh hoặc là một vấn đề y tế nghiêm trọng.