Phụ nữ ngày càng... lười sinh
GiadinhNet - Nếu như năm 1950, trung bình mỗi bà mẹ sinh 5 con thì đến năm 2000 chỉ sinh 3 con và đến năm 2050, dự báo sẽ còn 2,19 con. Mức sinh của các châu lục hiện nay, trừ châu Phi, đã ở mức xung quanh 2,1 con/bà mẹ. Tại châu Âu, chỉ còn 1,6 con/bà mẹ. Mức sinh giảm, số trẻ sinh ra giảm, tất yếu dẫn đến số người bước vào nhóm tuổi thanh niên sẽ giảm.
Mức sinh trên thế giới ngày càng sụt giảm
Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.
Trong số hơn 1,8 tỷ thanh niên có tới 88% thanh niên tập trung tại các nước đang phát triển. Nếu phân theo các châu lục, châu Á vẫn đứng đầu thế giới về số lượng thanh niên với hơn 1,1 tỷ, chiếm gần 61%. Điều này cũng dễ hiểu bởi hai cường quốc dân số là Trung Quốc và Ấn Độ đều thuộc về châu Á. Tiếp theo châu Á là lục địa đen châu Phi với 344 triệu thanh niên, châu Mỹ với 338 triệu thanh niên. Vị trí thấp nhất thuộc về châu Đại Dương với chưa đầy 9 triệu thanh niên.
Cũng theo báo cáo trên, dự báo đến năm 2050, thế giới sẽ có khoảng gần 1,9 tỷ thanh niên, chiếm 20% dân số thế giới. Trong vòng 37 năm nữa (2013-2050), thế giới chỉ tăng thêm 100 triệu thanh niên, tức mỗi năm chỉ tăng có 2,7 triệu thanh niên. Đáng lưu ý là, mức tăng này chỉ ở châu Phi còn các châu lục khác đều giảm. Điều này được lý giải bởi mức sinh trên thế giới đang ngày càng sụt giảm.
Mặc dù số lượng thanh niên các châu lục có sự tăng giảm khác nhau nhưng đều có điểm chung là tỷ trọng thanh niên trong tổng dân số các châu lục và trên toàn thế giới đều giảm. Ngoài nguyên nhân bởi mức sinh nói trên, tỷ trọng này còn bị tác động bởi nhóm dân số cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đang ngày càng tăng lên nhanh chóng. Các nhà nhân khẩu học đã gọi thế kỷ này là thế kỷ của già hóa dân số thế giới.
Gánh nặng tảo hôn,kết hôn sớm và sinh con sớm
Chiếm 25% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, thanh niên thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, giáo dục đào tạo, việc làm, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…
Tại một số quốc gia, tỷ lệ vị thành niên nhiễm HIV rất cao, đặc biệt với nữ như Lesotho, South Africa, Swaziland và Mozambique từ 8,2-15,4%.
Báo cáo của Cơ quan AIDS Liên Hợp Quốc mới đây cho thấy, hiện trung bình có 3,3 triệu trẻ em (dưới 15 tuổi) bị HIV, mỗi ngày có 700 trẻ bị lây nhiễm HIV và cũng có 600 em bị chết vì các bệnh có liên quan đến AIDS. Trong số các bà mẹ mang thai bị HIV và mang thai, chỉ có 62% bà mẹ được theo dõi, điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Như vậy, có ít nhất 40% đứa trẻ sinh ra có nguy cơ rất cao bị nhiễm HIV.
Báo cáo của PRB cho thấy, tại châu Phi vẫn còn 11% nữ thanh niên kết hôn từ tuổi 15. Đặc biệt tại một số nước như Niger, Chad, Mali, Guinea, Nigeria, Mozambique, Eritrea con số này là từ 20-36%. Tại Tây Á, một số nước có tỷ lệ cao như Bangladesh 29%, Afghanistan 15%, Ấn Độ 13%... Khu vực Trung Mỹ và vùng Caribbean, Nam Mỹ là 8%, riêng Cộng hòa Dominican 12% và Brazil 11%.
Tỷ lệ nữ thanh niên kết hôn ở tuổi 18 còn cao hơn nữa và thường ở mức 30-40% tại các châu lục, trừ những châu lục và khu vực phát triển trên thế giới. Gần một nửa phụ nữ trong độ tuổi 20-24 ở khu vực Trung Đông và Tây Phi kết hôn ở tuổi 18 như Yemen, Sudan, Somali, South Sudan...
Luật pháp hầu hết các quốc gia cho phép phụ nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn. Tuy nhiên việc kết hôn, sinh con sớm sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạn chế các cơ hội tiếp cận về giáo dục, việc làm của chính họ. Trên thế giới cứ 1.000 phụ nữ độ tuổi 15-19 thì có 52 bà mẹ sinh con. Tại một số quốc gia, con số này lên đến từ 100 - 200 bà mẹ vị thành niên như Niger, Mali, Liberia, Madagascar, Tanzania, Uganda…Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 95% các bà mẹ 15-19 tuổi sinh con là ở các nước đang phát triển.
Số liệu của Đối tác Dân số và Phát triển (PPD) cho thấy, trong số 25 nước thành viên của PPD, tỷ lệ mang thai của vị thành niên (15-19 tuổi) cao nhất là tại Ai Cập (9,6%) thấp nhất là Tunisia (0,9%). Trong số các nước thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cao nhất là Bangladesh (6,1%) và thấp nhất là Việt Nam (1,6%). Tại khu vực giữa Saharan châu Phi, cao nhất là các nước Mali (5,4%), Uganda (5,7%), Zimbabwe (5,5%), thấp nhất là Nam Phi (2,3%). Tại khu vực châu Mỹ: Colombia (4,3%), Mexico (3,9%).
Điều tra Sức khỏe và Nhân khẩu của ICF Quốc tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi mang thai và sinh con ở nông thôn cao gấp đôi thành thị. Tại Zimbabwe, Senegal và Colombia cứ 5 vị thành niên thì có hơn 1 em mang thai. Tỷ lệ vị thành niên ở những gia đình nghèo mang thai và sinh con nhiều hơn ở những gia đình khá giả. Tại Zimbabwe, Senegal, Colombia và Peru có hơn 1/4 nữ thanh niên 15-19 tuổi thuộc những gia đình nghèo mang thai và con số này luôn gấp từ 4-6 lần so với những em thuộc gia đình khá giả.
Vòng luẩn quẩn của đói nghèo, thất học
Tỷ lệ đi học chung của thanh niên toàn thế giới ở bậc trung học cơ sở là 72,5%. Tại các nước phát triển, tỷ lệ này là 100% và tại các nước kém phát triển chỉ có 39,5%. Một số nước ở châu Phi, tỷ lệ này là rất thấp, có nước dưới 30% thậm chí tới 10%, tức có tới 70 - 90% các em không được đến trường trung học cơ sở.
Đó là ở bậc học cơ sở, còn trung học phổ thông và cao đẳng, đại học còn thấp hơn nữa. Tỷ lệ này được tính chung cho nam và nữ, nếu tách riêng, tỷ lệ nữ luôn thấp hơn nam giới. Hầu hết các quốc gia, khu vực có tỷ lệ đi học chung của thanh niên còn thấp là ở các nước kém phát triển, nghèo đói, chiến tranh, bạo loạn. Điều đó đã làm mất đi các cơ hội được đến trường học tập, vui chơi của các em. Thất học sẽ buộc các em phải bươn trải kiếm sống sớm và vướng vào các cuộc hôn nhân sớm, sinh con sớm, nguy cơ bệnh tật cao rồi lại rơi vào cảnh túng quẫn. Đó thực sự là một vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo, thất học...
Có vô số các cuộc hôn nhân do sự ép buộc của cha mẹ và rất nhiều em còn chưa kịp kết thúc trung học phổ thông đã vội vã bước vào cuộc sống hôn nhân, sinh con và nuôi con đầy áp lực khi mà ở độ tuổi các em còn rất nhiều hạn chế trong nhận thức về cuộc sống gia đình, SKSS/SKTD và kỹ năng sống. Nhiều ông bố bà mẹ ngỡ là mang đến hạnh phúc cho con cái khi con yên bề gia thất sớm nhưng họ có đâu ngờ đó là sự ép buộc và vi phạm quyền con người. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ, mức độ bạo lực giới ở những gia đình kết hôn sớm thường cao hơn so với những gia đình cùng lứa tuổi nhưng kết hôn muộn hơn.
Các báo cáo gần đây đã ghi nhận những vụ việc lạm dụng, xâm hại tình dục vị thành niên liên tiếp xảy ra ở một số quốc gia Nam Á, Tây Phi và đặc biệt là tại đất nước hơn 1,2 tỷ người - Ấn Độ. “60% các vụ cưỡng hiếp tại Ấn Độ xảy ra khi nạn nhân ra ngoài cánh đồng vì nhà họ không có nhà vệ sinh”, đại diện Văn phòng Cảnh sát Ấn Độ cho biết. Những thiếu thốn về điều kiện vệ sinh đã đẩy cuộc sống của các nữ thanh niên ở quốc gia này luôn đối mặt với nạn quấy rối, xâm hại tình dục.
Thời khắc đặc biệt
Ngày 19/11 vừa qua, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA), phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Công bố báo cáo Tình trạng dân số thế giới 2014.
Chủ đề năm nay được lựa chọn là: Quyền năng của 1,8 tỷ thanh, thiếu niên- những người sẽ thay đổi tương lai. Đây là báo cáo thường niên, được công bố trên toàn cầu vào tháng 11 hàng năm. Theo ông Arthur Erken- Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam: Hiện nay, toàn thế giới có 1,8 tỷ thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 10-24 tuổi, chiếm 25% dân số thế giới. “Đây là thời khắc vô cùng đặc biệt của lịch sử nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử mà thế giới có nhóm dân số trẻ đông đảo như hiện nay”, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh.
P.V
Th.S Lương Quang Đảng
Bác sĩ tuyến huyện cứu sống thai phụ chửa ngoài tử cung bị vỡ
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcSau khi siêu âm ổ bụng, làm các xét nghiệm cấp cứu cần thiết, bác sĩ phát hiện hình ảnh khối chửa ngoài tử cung bên trái kèm theo máu cục ngập ổ bụng bệnh nhân...
Nghệ An phát động Tháng hành động quốc gia về Dân số
Dân số và phát triển - 11 giờ trướcGĐXH - Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm từng bước đánh giá lại những kết quả đạt được của công tác Dân số thời gian qua và tiếp tục thực hiện công tác Dân số trong tình hình mới.
Tháng hành động Quốc gia về Dân số năm 2024 tại Hải Phòng: Huy động sự tham gia của toàn xã hội
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Tháng Hành động quốc gia về Dân số đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội. Trong 63 năm qua, công tác dân số của Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế sớm, cải thiện chất lượng dân số trên nhiều phương diện.
Nhiều lần thất bại, cặp vợ chồng vẫn kiên trì tìm con suốt 13 năm
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSau 13 năm trải qua nhiều lần làm thụ tinh nhân tạo thất bại, cặp vợ chồng ở Hưng Yên đã vỡ òa hạnh phúc khi đón hai thiên thần nhỏ.
Vì sao rung nhĩ lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcRung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với những bệnh nhân không có. Đột quỵ do rung nhĩ thường diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, dẫn đến chi phí chăm sóc và điều trị gia tăng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
5 loại thuốc phổ biến có thể gây suy giảm trí nhớ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSuy giảm trí nhớ là một chứng bệnh liên quan đến chức năng của não bộ, có thể biểu hiện bằng việc hay quên, lo lắng, khó đưa ra quyết định và nhiều triệu chứng khác...
5 cách 'đẩy lùi' chứng mất ngủ sau sinh
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSinh con là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng đó cũng là thời điểm thường có nhiều thay đổi về cảm xúc và căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ kiệt sức, trầm cảm và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.
Cục Dân số tập huấn kỹ năng truyền thông về dân số, định kiến giới
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Nhằm giải quyết và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến tình trạng bạo lực trên cơ sở định kiến giới với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức lớp "Tập huấn cập nhật thông tin cho phóng viên báo chí trong cách thức viết tin bài về lựa chọn giới tính thai nhi trên cơ sở định kiến giới".
Hiếm gặp trường hợp xoắn vòi tử cung ở bé gái 11 tuổi
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcBệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 11 tuổi bị xoắn vòi tử cung. Điều đáng nói đây là trường hợp rất hiếm gặp xảy ra ở bệnh nhi nhỏ tuổi chưa có quan hệ tình dục. Xoắn vòi tử cung có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.