Phụ nữ nhanh già, đàn ông sụt giảm tinh trùng vì ăn nhiều muối
GiadinhNet - Ăn mặn sẽ làm phụ nữ xấu đi, đàn ông thì sụt giảm tinh trùng với nhiều bệnh khác.
Ăn muối nhiều làm tinh trùng suy giảm
Muối rất cần trong bữa ăn, nhưng khoa học đã chứng minh nếu ăn muối quá nhiều có thể gây bệnh tim, xơ gan, tai biến, loãng xương… Đặc biệt đàn ông ăn muối quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục.
Đàn ông ăn quá nhiều muối lâu dài sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu tăng đến viêm cầu thận, dẫn đến suy thận. Với đàn ông, thận có nhiệm vụ điều hòa hormone sinh dục androgen - giúp hình thành các đặc điểm nam tính và duy trì hoạt động tình dục. Khi lượng hormone mất cân bằng, đàn ông có thể bị giảm ham muốn tình dục.
Đàn ông mắc các bệnh viêm cầu thận, suy thận, sỏi thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh lý như: mệt mỏi khi “yêu”, giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu, thậm chí có thể gây vô sinh. Vì vậy nam giới nên giảm ăn muối để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh tật và tử vong sớm.
Theo Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng (Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội), các nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều bệnh nhân sỏi thận khi kiểm tra đều có dấu hiệu thừa muối do có thói quen ăn mặn so với người bình thường.

Ảnh minh họa.
Phụ nữ cũng hay ăn quá mặn, với những món chứa nhiều muối - là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa sớm, da mất độ ẩm, dẫn tới da khô ráp, xỉn màu. Ăn nhiều đồ mặn cũng làm tăng nguy cơ thâm quầng mắt, nổi mụn, cao huyết áp và mắc một số bệnh về tim mạch.
Vì vậy phụ nữ cần chú ý cách ăn uống, giảm tối đa lượng muối trong bữa ăn hằng ngày, đồng thời bổ sung đầy đủ 2 lít nước/ngày cho cơ thể.
Lạm dụng muối là thủ phạm chính gây nên những rắc rối với sức khỏe, đặc biệt là với tim mạch chính là Natri. Ăn nhiều muối còn gây khử nước, dẫn đến hệ lụy sưng phù chân, gây ảnh hưởng đến nhịp tim, thậm chí gây nên những cơn đau tim đột ngột. Người bình thường ăn muối quá nhiều lâu dài có thể gặp những rắc rối sức khỏe như mắc bệnh tim mạch, stress, hồi hộp, tim đập nhanh, sợ tiếng động, hay thất thần, dễ cáu gắt, loét và ung thư dạ dày, bị cao huyết áp, có nguy cơ đột qụi, gia tăng mắc bệnh tim, ảnh hưởng tới hoạt động não và một số khả năng nhận thức, thậm chí dẫn tới mất trí.

Ảnh minh họa.
Muối ăn sao cho tốt?
Theo tài liệu của TS Đỗ Thị Phương Hà (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng, ăn thừa muối (Natri) sẽ gây nhiều hậu quả có hại về sức khỏe. Nên giảm ăn muối (Natri) để giảm nguy cơ bệnh tăng huyết áp, tim mạch và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Vài biểu hiện cơ thể nhiều muối:
- Buổi sáng thức dậy thấy có cảm giác nặng nề do giữ nước.
- Thường xuyên cảm thấy háo nước dù uống rất nhiều.
- Khi làm xét nghiệm thành phần muối trong cơ thể cho kết quả cao hơn mức bình thường rất nhiều.
Mỗi người chỉ nên tiêu thụ 3-6g muối/ ngày (khoảng 1.200 - 2.000 microgram Natri). Nếu vượt ngưỡng này, có thể ức chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng thích hợp và phá vỡ các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh.
Để cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hiệu quả, hãy học cách “cân, đong, đo, đếm” lượng natri thu nạp vào cơ thể hàng ngày theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: Mỗi ngày chỉ nên bổ sung từ 1.100-3.300mg Natri. Còn theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 3-6g muối.

Bảng hướng dẫn giảm ăn muối của KS.Triệu Thị Ngọc Điệp - Nhóm Tiết chế khoa Dinh dưỡng (BV Nhi đồng 1).
Giảm muối hàng ngày để có thể làm giảm 23% nguy cơ bị đột quỵ và 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi bước vào tuổi 40. Muốn vậy cần hạn chế cần kiểm soát việc thu nạp muối vào cơ thể hàng ngày như sau:
- Hạn chế nhóm thực phẩm snack chứa nhiều muối như snack khoai tây, các loại hạt, bơ, bánh quy xoắn; và các loại thực phẩm chế biến sẵn khác (như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, cá đông lạnh...). Hạn chế các loại hạt, bơ, bánh quy xoắn; bánh quy, bánh mì…
- Hạn chế các món thịt xông khói, nước mắm, mắm kho quẹt, cá khô… rất hấp dẫn nhưng chứa rất nhiều muối.
- Các thực phẩm không có vị mặn như ngũ cốc, thịt, các sản phẩm chế biến từ bơ sữa tưởng không có muối, nhưng sau các công đoạn chế biến chúng chứa lượng muối đáng kể.
- Hạn chế các món ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà… vì chứa hàm lượng muối khá cao; Không nên trữ các thức ăn mặn trong nhà như cá khô, dưa muối, chanh muối…
- Hạn chế đi ăn bên ngoài để kiểm soát lượng muối dung nạp vào cơ thể vừa đủ.
Cách tốt nhất để kiểm soát lượng muối dùng hàng ngày là tự chế biến món ăn hàng ngày, cố gắng giảm lượng muối xuống dưới 6g muối/ngày.
Thực phẩm giúp giảm lượng muối dư thừa trong cơ thể
- Nên ăn đồ luộc nhưng hãy kiêng nước chấm mặn có muối.
- Nên ăn thực phẩm tươi sống tự chế biến, thay vì đồ ăn chế biến sẵn, như thế mới có cơ hội cắt giảm lượng muối.
- Nên ăn sữa chua vì hấp thụ vào máu giúp giảm lượng muối dư thừa.
- Nên ăn cá vì giàu Kali, giảm huyết áp, giảm lượng muối (khi chế biến thức ăn Kali bị mất và tăng hàm lượng muối), nên bổ sung thêm Kali sẽ giảm lượng muối đáng kể.
- Quả mơ khô, chuối, khoai tây nướng cả vỏ là thực phẩm tốt nhất giúp giảm bớt muối trong cơ thể.
- Các chất xơ như rau xanh, cùng hoa quả, bánh mì, lúa mì… giúp cắt giảm đáng kể muối trong cơ thể, tăng cường hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
- Đọc kỹ nhãn mác khi chọn mua thực phẩm để tránh đồ ăn nhiều thành phần muối Natri.
Ngọc Hà

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 52 phút trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 3 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 16 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 16 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.