Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quai bị tưởng chỉ có ở trẻ con, gần đây gặp nhiều ở người cao tuổi

Thứ tư, 17:03 27/04/2022 | Y tế

Nhận chẩn đoán mắc quai bị ở tuổi 77, ông P.N.N ngạc nhiên vì tưởng chỉ trẻ con mới bị bệnh này và rất lo lắng biến chứng của bệnh.

Ông N sống ở Hà Nội. Một ngày trước khi vào Bệnh viện 108 để điều trị, ông có biểu hiện sốt, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, chán ăn và sưng đau tuyến nước bọt mang tai 1 bên, có nổi vài hạch vùng góc hàm, ấn đau.

Thời điểm giao mùa là cơ hội thuận lợi cho các bệnh lây nhiễm phát triển trong đó có quai bị. Đây là bệnh rất ít gặp ở người lớn, tuy nhiên gần đây khoa Bệnh lây đường tiêu hóa - Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện 108 - gặp không ít các trường hợp người cao tuổi nhập viện vì quai bị.

quai_bi.jpeg

BS Nguyễn Trí Thức - khoa Bệnh lây tiêu hóa - giải thích, quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, hay gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên, ít gặp hơn ở người lớn.

Bất kỳ ai ở lứa tuổi nào nếu chưa được tiêm phòng đều có nguy cơ mắc quai bị. Do vậy cách để phòng bệnh quai bị tốt nhất là tiêm phòng vaccine.

BS Nguyễn Trí Thức - Bệnh viện 108

Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Quai bị có thể gây nhiều biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm não – màng não, viêm tụy, điếc tai. 

Điếc tai là một biến chứng hiếm gặp của quai bị, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống, điếc không hồi phục, thường là điếc một bên tai, hiếm gặp điếc cả hai tai. 

Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ chữa khỏi bệnh nhanh chóng và hạn chế tối đa được các biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng và cách phòng tránh bệnh quai bị

- Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động tối đa.

- Khi sốt cao dùng khăn ấm lau người, tuyệt dối không được tắm.

- Cần đeo khẩu tang trong giai đoạn bị bệnh và giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác tránh lây bệnh.

- Chế độ ăn: Ăn lỏng, thức ăn dễ nuốt, tránh ăn các loại quả có múi và axit xitric (những loại quả này khiến cho triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng). Nên bổ sung thêm rau xanh, dưa đỏ và xoài, tránh những thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ.

- Bệnh nhân nên uống nhiều nước, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng.

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng phòng, tận dụng ánh sáng mặt trời.

- Không nên tự ý bôi, đắp các loại thuốc lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.

Thu Nguyễn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 22 giờ trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 1 ngày trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 1 tuần trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 1 tuần trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Top