Quảng Ninh: Ngành dân số Quảng Ninh triển khai nhiều hoạt động, đầu tư kinh phí mở rộng xã hội hóa cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
Nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giới và nâng cao vị thế, tiếng nói phụ nữ trẻ em gái, ngành dân số Quảng Ninh đã triển khai nhiều hoạt động, đầu tư kinh phí mở rộng xã hội hóa cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS)-KHHGĐ cho phụ nữ, trẻ em gái

Ngành dân số Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động nhân ngày Dân số thế giới 11/7
Từ ngày 7/7-11/7, hưởng ứng ngày dân số thế giới (11/7), tại Quảng Ninh đã diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền chăm sóc Sức khỏe sinh sản (SKSS) cho phụ nữ và trẻ em gái trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm triển khai nhiều hoạt động, đầu tư kinh phí mở rộng xã hội hóa cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ nhằm đảm bảo quyền bình đẳng được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho phụ nữ, trẻ em gái.
Đáng chú ý, Chi cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện chiến dịch tăng cường truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp các dịch vụ hàng hóa KHHGĐ, nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS và phòng, chống viêm nhiễm đường sinh sản nhằm nâng cao chất lượng dân số.
Tại các Trạm và TTYT tuyến huyện, xã…, người dân được cán bộ dân số tuyên truyền, tư vấn kiến thức, kỹ năng về SKSS, cách tự chăm sóc, yêu thương bản thân và cách phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục để nâng cao chất lượng dân số.

Đối với những địa bàn có nhiều cặp vợ chồng trẻ, sinh con một bề, vùng có mức sinh cao, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, chưa áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, nhóm tuổi vị thành niên, thanh niên…, Chi cục Dân số đặc biệt quan tâm, chỉ đạo Phòng Dân số -KHHGĐ triển khai rộng khắp, hiệu quả.
Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Quảng Ninh đã triển khai các hoạt động truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ; tăng cường các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, như: Chăm sóc trước sinh; phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản; dự phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ; dự phòng, tầm soát ung thư cổ tử cung; dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B từ mẹ sang con; chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên... nhằm nâng cao kiến thức cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và giám sát hỗ trợ trong thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật như chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh…
Xác định thực hiện tốt công tác chăm sóc SKSS-KHHGĐ là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân số, các bệnh viện cũng đưa nhiều kỹ thuật hiện đại như: Phẫu thuật nội soi buồng trứng, tử cung, điều trị u tử cung, chữa vô sinh, điều trị bệnh lây truyền qua đường sinh sản… Qua đó, giúp chị em được tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách tốt nhất, xóa dần khoảng cách chênh lệch nhận thức về SKSS-KHHGĐ…

Theo ghi nhận của phóng viên, huyện Đầm Hà là địa phương có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, đời sống nhiều hộ còn khó khăn nên chị em phụ nữ chưa quan tâm đúng mức về chăm sóc SKSS. Vì thế, đội ngũ cán bộ dân số của huyện đã tích cực tham gia các hoạt động nhằm hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng được tiếp cận với dịch vụ thăm khám SKSS. Các chương trình, dự án như chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, phòng chống các bệnh xã hội, các bệnh không lây nhiễm… được triển khai hiệu quả. 10/10 trạm y tế xã, thị trấn duy trì các hoạt động chăm sóc SKSS. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ, đạt trên 99,6%, không có ca mắc tai biến sản khoa, không xảy ra trường hợp tử vong mẹ; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được nhân viên y tế chăm sóc tuần đầu sau sinh đạt 100%.
Theo Chi cục Dân số -KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, mạng lưới y tế cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ được củng cố từ tỉnh đến cơ sở. Tại các trung tâm y tế cấp huyện đều có khoa chăm sóc SKSS; 177 trạm y tế tuyến xã đều thực hiện quản lý SKSS cho phụ nữ, trong đó 49 trạm y tế ở các xã xa cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh, giao thông đi lại chưa thuận tiện đã thực hiện chức năng quản lý SKSS, quản lý thai nghén, sinh đẻ tại trạm. Các trạm này đều có bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh có chuyên môn vững vàng về sản khoa.
Để hoạt động chăm sóc SKSS tiếp tục được duy trì ổn định, các ngành cần từng bước nâng cao nhận thức của người dân, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về nâng cao sức khỏe cho phụ nữ mang thai, cải thiện SKSS vị thành niên, giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ em, cơ bản loại trừ phá thai không an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về DS-KHHGĐ trong giai đoạn hiện nay.
Thế Nam

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 11 giờ trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 1 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.