Hà Nội
23°C / 22-25°C

Que cấy tránh thai đem lại hiệu quả rất tốt nhưng có những người không được sử dụng biện pháp tránh thai này

GiadinhNet - Que cấy tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số chị em thuộc nhóm đặc biệt được khuyến cáo không nên áp dụng biện pháp tránh thai này để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Que cấy tránh thai là một thanh nhựa nhỏ có chứa nội tiết tố được cấy dưới da cánh tay. Nội tiết tố này có tác dụng ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung và làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng.

Khi cấy que, bác sĩ sẽ gây tê mặt trong cánh tay không thuận của chị em (thường là tay trái), sau đó dùng một dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy dưới da. Thủ thuật khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Chị em sẽ cảm nhận que cấy giống như một cây tăm ở dưới da. Khi tháo bỏ, bác sĩ cũng sẽ gây tê rồi dùng dụng cụ gắp ra nhẹ nhàng.

Que cấy tránh thai đem lại hiệu quả rất tốt nhưng có những người không được sử dụng biện pháp tránh thai này - Ảnh 2.

Bác sĩ tư vấn cấy que tránh thai cho chị em. Ảnh: BSCC

Hiệu quả của que cấy tránh thai lên đến 99% và có tác dụng trong vòng 3 năm. Khi nào muốn có con trở lại, chị em chỉ việc tháo bỏ que cấy ra. 90% phụ nữ sẽ rụng trứng 3-4 tuần sau tháo que.

Ưu điểm của que cấy tránh thai là cấy dưới cánh tay khá nhẹ nhàng, kín đáo, người ngoài khó nhận ra được. Thích hợp cho những người hay "nhớ nhớ quên quên" mà việc nhớ uống thuốc tránh thai mỗi ngày là một khó khăn lớn.

Bên cạnh đó, biện pháp này cũng thích hợp với những người không dùng được thuốc vỉ tránh thai có chứa estrogen như những phụ nữ đang cho con bú, tăng huyết áp, hút thuốc lá, tiểu đường, trên 40 tuổi…

Cấy que tránh thai, chị em không lo các biến chứng của đặt vòng tránh thai trong lòng tử cung như: Viêm nhiễm vùng sinh dục; vòng tuột thấp làm có thai ngoài ý muốn; không ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Que cấy có thể làm giảm lượng máu kinh và đau bụng kinh.

Tuy nhiên, que cấy tránh thai cũng có một số hạn chế nhất định. Khi cấy que, chị em có thể gặp một số tai biến như: Tụ máu, nhiễm trùng chỗ cấy, dị ứng, que cấy dịch chuyển (thường dưới 2cm). Các tai biến này có tỷ lệ khá thấp chỉ từ 0,2-1%. Chị em nên báo ngay với bác sĩ nếu không sờ thấy que cấy hoặc que cấy bị cong, da vùng cấy bị tấy sưng đỏ hay có bất cứ gì lạ.

Một số thay đổi thường xảy ra trong những tháng đầu sau cấy như: Nhức đầu, nổi mụn, tăng cân, căng ngực, thay đổi tính khí, thay đổi kinh nguyệt… Sau khi cấy que, đa phần chị em sẽ có chu kỳ kinh ít đi và có khi là không có kinh. Điều này do tác dụng của thuốc nội tiết, không phải là bệnh. Khi tháo que cấy ra, kinh nguyệt của chị em sẽ trở lại bình thường.

Chị em có thể cấy que bất cứ lúc nào miễn là chắc chắn mình không mang thai. Thường là cấy trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh (tức là 5 ngày đầu kể từ ngày ra kinh đầu tiên) hoặc trong vòng 5 ngày đầu sau sẩy thai, trong vòng 21 ngày ngay sau sinh.

Nếu đúng những thời điểm này, chị em không cần dùng gì thêm. Tuy nhiên, nếu cấy vào thời điểm khác, chị em phải dùng thêm bao cao su hỗ trợ nếu có quan hệ trong vòng 7 ngày sau cấy.

Ai không nên cấy que tránh thai?

- Chị em có khả năng đang mang thai. Do đó, nếu nghi ngờ mang thai, trước khi cấy, chị em nên làm xét nghiệm để chắc chắn mình không có thai.

- Những người đang uống một số thuốc có thể làm giảm hiệu quả tránh thai, ví dụ thuốc điều trị HIV, lao, động kinh, một số thuốc kháng sinh như rifambutin or rifampicin…

- Người hay bị chảy máu không rõ nguyên nhân giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ.

- Có tiền sử ung thư vú, đột quỵ, bệnh gan nặng, bệnh huyết khối.

ThS.BS Phan Diễm Đoan Ngọc

(Bệnh viện Từ Dũ)

BS Đoan Ngọc
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

Top