Quy định mới về giờ dạy, hỗ trợ học phí sinh viên sư phạm có hiệu lực từ tháng 4
Bắt đầu từ tháng 4/2025, nhiều chính sách giáo dục có lợi cho sinh viên và giáo viên chính thức có hiệu lực.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đại học
Thông tư 04/2025 do Bộ GD&ĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 4/4.
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo gồm 8 tiêu chuẩn: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo; hoạt động dạy và học; đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; các dịch vụ hỗ trợ người học; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị; đầu ra và kết quả đầu ra.
Ngoài ra, Thông tư 04/2025 bãi bỏ nhiều quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo một số ngành đặc thù, đào tạo từ xa tại các Thông tư trước đó. Do những quy định này không còn phù hợp và không tương thích với cách đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn, chương trình đào tạo hiện hành.

Có 3 chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 4/2025. (Ảnh minh hoạ)
Hỗ trợ học phí cho sinh viên sư phạm
Ngày 3/3, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2020 ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm.
Nghị định mới được đưa ra trong bối cảnh sau 3 năm triển khai, Nghị định 116 phát sinh một số vướng mắc như: các địa phương cam kết đặt hàng nhưng không thực hiện, dẫn đến chậm chi trả kinh phí; quy định đấu thầu đào tạo giáo viên chưa có hướng dẫn cụ thể; khó khăn, không đủ kinh phí để hỗ trợ cho sinh viên. Cùng đó, việc đào tạo sinh viên Sư phạm và việc tuyển dụng sau khi ra trường vào ngành giáo dục chưa đồng bộ, từ đó dẫn đến việc bồi hoàn kinh phí gặp khó khăn, thiếu chặt chẽ.
Từ những hạn chế trên, Nghị định 60 ra đời nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nghị định cũ, đồng thời tiếp tục hỗ trợ, thu hút sinh viên giỏi, tâm huyết vào học và làm việc, cống hiến cho ngành giáo dục.
Theo đó, Nghị định 60/2025 quy định cụ thể hơn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong thu hồi kinh phí đào tạo sinh viên Sư phạm. Cụ thể, UBND tỉnh nơi sinh viên thường trú có trách nhiệm ra thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ. Sinh viên sẽ nộp tiền bồi hoàn cho cơ sở đào tạo hoặc cơ quan đặt hàng để nộp vào ngân sách nhà nước.
Sinh viên sư phạm bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên hoặc từ trần sẽ được xóa kinh phí bồi hoàn.
Nghị định 60 điều chỉnh quy định phương thức hỗ trợ kinh phí cho sinh viên sư phạm, trong đó Nhà nước thực hiện hỗ trợ bằng hình thức giao dự toán theo phân cấp ngân sách. Nếu địa phương có nhu cầu nguồn giáo viên thì giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho trường sư phạm trực thuộc hoặc đặt hàng đào tạo giáo viên với các trường đại học trên cả nước.
Với quy định này, các cơ sở đào tạo sinh viên sư phạm và sinh viên sư phạm sẽ được cấp kinh phí kịp thời, đầy đủ hơn, góp phần tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm yên tâm học tập, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Nghị định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/4 và áp dụng từ năm học 2025 - 2026 trở về sau.
Chế độ làm việc với giáo viên
Thông tư 05/2025 do Bộ GD&ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/4, thay thế Thông tư 28/2009.
Thông tư 05/2025 làm rõ nguyên tắc xác định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học. Thời gian làm việc của giáo viên thực hiện theo năm học và được quy đổi thành tiết dạy. Thời gian làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng bảo đảm 40 giờ/tuần.
Việc phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên phải bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường.
Trường hợp phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm, hiệu trưởng ưu tiên phân công kiêm nhiệm đối với giáo viên dạy chưa đủ định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần và bảo đảm giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Trường hợp phải phân công giáo viên dạy vượt định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần (bao gồm cả các tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì tổng số tiết dạy vượt trong 1 tuần không quá 50% định mức tiết dạy trung bình trong 1 tuần, tổng số tiết dạy vượt trong 1 năm học không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động.
Giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông có nhiều cấp học được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên ở cấp học nào thì thực hiện định mức tiết dạy quy định đối với giáo viên ở cấp học đó.
Trường hợp giáo viên vừa được phân công giảng dạy ở cấp học theo chức danh được bổ nhiệm vừa được phân công giảng dạy ở cấp học khác thì mỗi tiết dạy ở cấp học khác được tính bằng 1 tiết định mức.
Ngoài ra, Thông tư 05/2025 cũng đưa quy định mới về việc giảm định mức tiết dạy cho giáo viên. Theo đó, thời gian làm việc trong năm học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường phổ thông là 42 tuần. Trong đó, số tuần giảng dạy các nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông là 37 tuần.
Định mức tiết dạy với giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, THCS là 19 tiết, THPT là 17 tiết. Giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú được quy định thấp hơn 2 tiết, lần lượt là 21, 17 và 15 tiết.

Thi 3 môn được 2,5 điểm vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập ở Nghệ An
Giáo dục - 9 giờ trướcGĐXH - Thông báo tuyển sinh lớp 10 đợt 2 của Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) với mức điểm chuẩn chỉ 2,5 điểm đang gây xôn xao mạng xã hội và khiến nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng về chất lượng đầu vào.

Danh sách các trường đại học top đầu xét học bạ, chứng chỉ trong tháng 7
Giáo dục - 9 giờ trướcGĐXH - Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đại học tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng các phương thức không dùng điểm thi.

Học phí các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025
Giáo dục - 10 giờ trướcHọc phí dự kiến của các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ năm học 2025 - 2026 từ 16,9 đến 65 triệu đồng/năm học.

Sử dụng cách này, phụ huynh và thí sinh có thể tra cứu dễ dàng điểm thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2025 chính xác nhất
Giáo dục - 18 giờ trướcGĐXH - Theo dự kiến, ngày 4/7 sẽ có điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập tại Hà Nội.

12 thí sinh đạt điểm tuyệt đối xét tuyển tài năng vào Đại học Bách khoa Hà Nội
Giáo dục - 18 giờ trướcĐại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố điểm xét tuyển tài năng năm 2025. Năm nay, có 12 thí sinh đạt được mức điểm 100/100 do có SAT/A-Level đạt điểm tuyệt đối, IELTS đạt 8.0-8.5 điểm.

Sắp công bố điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội
Giáo dục - 1 ngày trướcSở GD&ĐT Hà Nội đang rà soát các công đoạn cuối cùng để công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 THPT, dự kiến vào ngày 4/7 tới.

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng
Giáo dục - 2 ngày trướcChiều 30/6, một loạt hình ảnh được cho là đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của dư luận.

Phụ huynh Hà Nội sốt ruột chờ điểm thi lớp 10
Giáo dục - 3 ngày trướcNgày 30-6, nhiều thông tin lan truyền trên mạng về việc Sở GD-ĐT Hà Nội sắp công bố điểm thi lớp 10 năm học 2025-2026.

Vì sao đề thi tốt nghiệp THPT 2025 không in trên khổ giấy A3 như công bố?
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Giáo sư Huỳnh Văn Chương (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) cho biết, việc in đề thi tốt nghiệp THPT 2025 trên khổ giấy A3 hay A4 là tùy các địa phương.

Đề tiếng Anh tốt nghiệp khó như thi IELTS: Học sinh ‘khóc thét’, chuyên gia nói gì?
Giáo dục - 3 ngày trướcSáng 27/6, gần 353.000 thí sinh trên cả nước đã làm bài thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhận định đề môn tiếng Anh năm nay có sự tương đồng nhất định với đề thi IELTS, thí sinh 'than khóc' đề khá dài và khó, tạo ra thử thách đáng kể cho thí sinh.

Bộ GD-ĐT phản hồi về đề thi Toán, Tiếng Anh khiến thí sinh 'sốc, khóc nức nở'
Giáo dụcSau khi kết thúc môn Toán, Tiếng Anh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh nói “sốc”, thậm chí khóc nức nở vì đề thi quá khó. Giáo viên cũng đồng tình đề thi năm nay là thách thức với thí sinh.