Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học: “Sắp xếp lại” không hề dễ

Thứ ba, 10:09 16/03/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc quy hoạch, sắp xếp lại cơ sở giáo dục đại học là cần thiết để định hướng, dự báo nhu cầu của thị trường lao động và điều tiết tỷ lệ sinh viên/giảng viên, tránh khủng hoảng nơi thừa, chỗ thiếu như hiện nay.

Quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học: “Sắp xếp lại” không hề dễ - Ảnh 1.

Nhiều tuyến đường ở Hà Nội tắc nghẽn, mật độ giao thông cao do sinh viên trở lại trường sau thời gian nghỉ chống dịch COVID-19. Ảnh: PV

Sáp nhập các cơ sở giáo dục kém hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu lập quy hoạch định hướng phát triển lĩnh vực giáo dục đại học (ĐH); kết nối các ngành, các vùng có liên quan theo quy hoạch tổng thể quốc gia; thiết lập được một hệ thống giáo dục đại học mở, chất lượng, hiệu quả có quy mô và cơ cấu hợp lý; đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ phục vụ phát triển bền vững của cả nước và từng địa phương.

Đối tượng quy hoạch là các cơ sở giáo dục ĐH theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (không bao gồm các cơ sở giáo dục ĐH thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) và các trường cao đẳng (CĐ) sư phạm.

Nội dung quy hoạch cần phân tích các yếu tố xu hướng phát triển, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm; đánh giá những cơ hội và thách thức trong việc liên kết ngành, liên kết vùng, liên kết giữa mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm với cơ sở nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, phải định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH, sư phạm và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Tại cuộc họp thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá nhiệm vụ lần này khó, không chỉ thuần túy về mặt không gian, mức độ đảm bảo chất lượng… mà còn nhiều vấn đề khác. Việc lập quy hoạch cần mang tính mở, đón đầu xu thế phát triển, đặc biệt phải tính đến hiệu quả đầu tư của Nhà nước và xã hội.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng, một trong những quan điểm lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục là sắp xếp lại các ĐH để đảm bảo hợp lý về quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời đảm bảo hiệu quả đầu tư, hạn chế lãng phí; chất lượng đào tạo. Bên cạnh việc sáp nhập các trường ĐH quy mô nhỏ, kém hiệu quả sẽ hình thành một số trường ĐH uy tín trong khu vực và thế giới…

Sắp xếp như thế nào?

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho rằng, khi quy hoạch cần tính đến việc những trường mới sẽ ra đời và sáp nhập những trường cũ đang hoạt động không hiệu quả. Hệ thống các trường ĐH được chia thành 2 nhóm chính gồm ĐH định hướng nghiên cứu và ĐH khoa học ứng dụng (còn gọi là đại học ứng dụng). Trên cơ sở chia nhóm theo hệ thống xếp loại về chất lượng hiệu quả và đánh giá sẽ tìm ra những trường nào nên tồn tại và trường nào cần sắp xếp lại.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, để quy hoạch phát triển các trường ĐH, cần tính toán, dự báo một số thông số đầu vào cơ bản như nguồn tuyển sinh, nguồn lực tài chính, khả năng chi trả của người học, nhu cầu nhân lực, đất đai… Quy hoạch cần đảm bảo cân đối về trình độ đào tạo, tạo ra đội ngũ nhân lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khai thác nguồn lực xã hội một cách hiệu quả cho giáo dục ĐH.

Chuyên gia giáo dục này cũng nêu rõ, việc quản lý của Nhà nước với các trường là rất quan trọng, cần coi quy hoạch là một công cụ quản lý Nhà nước về giáo dục ĐH, sắp xếp lại cơ sở giáo dục ĐH, điều tiết lại các ngành đào tạo, trên cơ sở đưa ra những thông tin dự báo và áp dụng các tiêu chuẩn đào tạo, tuyển sinh để không quá dư thừa hay thiếu nhân lực ở một ngành, một vùng kinh tế nào đó như đã từng xảy ra. Nếu không có sự quản lý của Nhà nước hợp lý, trong bối cảnh tự chủ, bất cứ ai cũng có thể làm đẹp hồ sơ, mở thêm nhiều ngành, nhưng đào tạo ra chưa chắc người học có việc làm. Điều quan trọng nhất là cần đảm bảo cân đối những ngành đào tạo, tránh trùng lặp trong bối cảnh tự chủ. Như vậy, Nhà nước cần có sự định hướng, dự báo cả nhu cầu của thị trường lao động và điều tiết tỷ lệ sinh viên/giảng viên hoặc bằng cơ chế đặt hàng đào tạo để tránh khủng hoảng thừa hoặc thiếu.

Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp cũng chia sẻ, trong bối cảnh mở như hiện nay, quy hoạch chỉ nên mang tính khung và quy hoạch theo vùng kinh tế. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến sắp xếp lại một số trường ĐH tại địa phương. Bởi thực tế hiện nay không ít trường tại địa phương đang hoạt động manh mún, không đảm bảo về điều kiện nhân lực giảng dạy và quản trị, tài chính eo hẹp, dẫn đến không đảm bảo chất lượng, khó tuyển sinh. Với những trường này cần đánh giá lại hiệu quả để tính đến sáp nhập với một trường mạnh hay giải thể, hoặc chuyển sang đào tạo CĐ.

Cần sớm dời một số trường ĐH, CĐ ra khỏi nội đô

Đồng tình với quan điểm quy hoạch mạng lưới các trường ĐH là nhiệm vụ cần thiết nhằm điều tiết được quy mô đào tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, nhiều chuyên gia cũng đề cập đến việc di dời các trường công lập có diện tích quá nhỏ (dưới 2ha) ở nội thành Hà Nội ra ngoại thành như quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và CĐ giai đoạn 2006 - 2016 được Thủ tướng phê duyệt. Thực tế đến nay, việc di dời một số trường ra khỏi nội đô theo tiêu chuẩn trên vẫn "giậm chân tại chỗ".

Theo ghi nhận của phóng viên, là tuyến đường có mặt cắt ngang rộng nhất Hà Nội hiện nay, nhưng vào giờ cao điểm, tuyến đường Nguyễn Trãi lại luôn ở trong tình trạng quá tải, mặt đường xuống cấp, tổ chức giao thông lộn xộn. Chỉ dài hơn 1km nhưng đoạn từ Nhà máy thuốc lá Thăng Long đến siêu thị Co.opmart đã phải "cõng" đến 7 trường ĐH lớn (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Hà Nội, Học viện An ninh, Học viện Bưu chính viễn thông…).

Theo tính toán của các chuyên gia giao thông, bình quân mỗi trường ĐH tại đây có khoảng 10.000 sinh viên (ĐH, sau ĐH và các loại hình đào tạo khác). Vào giờ cao điểm, tất cả cùng đổ về cổng trường, tham gia giao thông thì chắc chắn hạ tầng giao thông không thể đáp ứng được.

Tại các tuyến đường khác như Xuân Thủy - Cầu Giấy (ĐH Quốc gia, ĐH Sư phạm, ĐH Ngoại ngữ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…); tuyến đường Tây Sơn - Chùa Bộc (ĐH Thủy lợi, ĐH Công đoàn, Học viện Ngân hàng…); đường Giải Phóng (ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa…); phố Chùa Láng (ĐH Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam…) cũng chịu cảnh tương tự.

Lãnh đạo Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho biết, để việc quy hoạch, sắp xếp lại cơ sở giáo dục ĐH được triển khai hiệu quả cũng như di dời các trường ĐH, CĐ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn ra khỏi nội đô cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành.

Đặc biệt cơ quan quản lý Nhà nước cần quan tâm đến việc quản lý, điều hành quy hoạch vùng nhằm tránh hiện tượng mất cân đối khi Hà Nội tập trung quá nhiều trường ĐH, CĐ, còn tại các tỉnh nằm trong vùng Thủ đô mặc dù đã có quỹ đất nhưng không tạo điều kiện để xây dựng các cơ sở giáo dục. Nếu quy hoạch này được thực hiện nghiêm túc thì không chỉ nâng cao nguồn nhân lực đạo tạo trong các lĩnh vực của cả nước, của từng địa phương, từng vùng kinh tế mà còn giảm áp lực ùn tắc ngay tức thì ở Hà Nội mà không kế hoạch chống ùn tắc nào có thể so sánh được.

Một trong những minh chứng dễ thấy trong việc giảm gánh nặng hạ tầng Thủ đô nếu quy hoạch, di dời các cơ sở giáo dục ra khỏi nội đô đó là thời điểm khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các trường ĐH, CĐ triển khai chương trình học trực tuyến, đường phố Hà Nội giảm đi rõ rệt lượng người và phương tiện lưu thông. Đến thời điểm đầu tháng 3/2021, khi sinh viên quay trở lại trường, nhiều tuyến đường của Hà Nội trở lại cảnh đông đúc, tình trạng ùn tắc diễn ra liên tục khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn.

Nhóm Phóng viên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 4 giờ trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 5 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 5 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 9/5, miền Bắc tiếp tục mưa rào và dông cục bộ, có mưa to.

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Đời sống - 5 giờ trước

Phát hiện anh trai lái xe ôm công nghệ mất tích, chị Lợi đã đến cơ quan chức năng ở TPHCM, Long An, Đồng Tháp trình báo.

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Khi phát hiện sự việc tàu đánh bắt thủy sản gặp nạn trên biển, anh Quý đã dũng cảm dùng phương tiện của mình tiếp cận hiện trường và cứu sống được 4 ngư dân.

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin phản ánh một khách sạn đổ dầu thải ra đường đi bộ vườn hoa phố Trích Sài để "ngăn người dân tập thể dục", hiện các đơn vị chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc.

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nhiều điểm mới liên quan tới các loại giấy tờ người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Từ cuộc gọi của người phụ nữ lạ không quen biết, một người đàn ông ở Quảng Ninh đồng ý tham gia đầu tư vào sàn chứng khoán qua mạng xã hội. Đến khi biết bản thân sập bẫy thì nạn nhân đã bị lừa số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Điều đáng nói, trong số những người bị bắt giữ có 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Top