Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quy hoạch tổng thể ngành y tế tới năm 2045 đảm bảo nền y tế hiện đại, công bằng và hiệu quả

Thứ ba, 19:27 16/03/2021 | Y tế

GiadinhNet - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh tại cuộc họp với Viện Chiến lược và Chính sách y tế chiều 16/3.

Tại cuộc họp, sau khi lắng nghe báo cáo và các ý kiến đề xuất của Viện cũng như các đơn vị trực thuộc Bộ liên quan, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao Viện Chiến lược và Chính sách y tế thời gian qua đã nỗ lực để phát huy hiệu quả trong công tác tham mưu, đánh giá, phản biện, nghiên cứu và đề xuất các chính sách liên quan công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Theo Bộ trưởng, các chính sách mà Viện nghiên cứu, đề xuất không đơn thuần là chính sách y tế mà còn là chính sách với người dân bởi "suy cho cùng mọi nỗ lực cố gắng đều để phục vụ nhân dân".

"Việc làm trọng đại, có ý nghĩa lịch sử"

Người đứng đầu ngành Y tế khẳng định công tác quy hoạch mạng lưới y tế Việt Nam từ nay đến 2045 là "việc làm trọng đại, có ý nghĩa lịch sử" để hình thành nền y tế hiện đại phục vụ người dân ngang tầm các nước thế giới và đảm bảo tính cạnh tranh. 

Quy hoạch tổng thể ngành Y tế tới năm 2045 đảm bảo nền y tế hiện đại, công bằng và hiệu quả - Ảnh 1.

Công tác quy hoạch mạng lưới y tế Việt Nam từ nay đến 2045 là "việc làm trọng đại, có ý nghĩa lịch sử". Ảnh: Trần Minh

Điều này cũng nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và các nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII với mục tiêu "Phát triển nền y học khoa học và đại chúng", "công bằng và hiệu quả".

Bộ trưởng nhấn mạnh, nguyên tắc đầu tiên của quy hoạch ngành Y tế là phải phù hợp quy mô dân số theo tinh thần "ở đâu có dân thì ở đó có y tế". Thêm vào đó, phải phù hợp mô hình bệnh tật của nước ta từ nay đến năm 2045, tính tới các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm (tim mạch, ung thư, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính...). Quy hoạch tổng thể các lĩnh vực cũng cần phù hợp với nhân lực y tế.

Quy hoạch tổng thể ngành Y tế tới năm 2045 đảm bảo nền y tế hiện đại, công bằng và hiệu quả - Ảnh 2.

Bộ trưởng nhấn mạnh nguyên tắc đầu tiên của quy hoạch ngành Y tế là phải phù hợp quy mô dân số theo tinh thần "ở đâu có dân thì ở đó có y tế". Ảnh: Trần Minh

Ông khẳng định quan điểm chất lượng phải đồng đều giữa các địa phương; các tỉnh/thành phải nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

"Chúng ta thường nói "không để ai bị bỏ lại phía sau", nhưng phải cộng thêm "không để ai mất công bằng trong chăm sóc sức khoẻ". Việc này đòi hỏi có thời gian nhưng cần phải quyết tâm" – GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Ngoài ra, quy hoạch tổng thể ngành Y tế cũng phải đưa vào mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh với các nước.

Quy hoạch tổng thể ngành Y tế tới năm 2045 đảm bảo nền y tế hiện đại, công bằng và hiệu quả - Ảnh 3.

Đại diện Viện Chiến lược và Chính sách y tế báo cáo các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Ảnh: Trần Minh

Cụ thể về lĩnh vực khám chữa bệnh, theo Bộ trưởng, thứ 1, các địa phương căn cứ theo quy mô dân số, phân bổ dân số và mô hình bệnh tật chung của thế giới và Việt Nam, để có các mô hình bệnh viện phù hợp với địa phương đó trên nguyên tắc chất lượng dịch vụ y tế phải được nâng lên ở các cơ sở đó.

Thứ 2, phải hình thành nên các khu phức hợp y tế có tính cạnh tranh cao đối với thế giới, thu hút nguồn lực xã hội, hạn chế tối đa tình trạng "chảy máu ngoại tệ" trong y tế, trước mắt hình thành tại 3 thành phố lớn là Hà Nội - Huế - TP HCM. Đây là nơi tập hợp các bệnh viện có dịch vụ chất lượng cao, chăm sóc toàn diện, có tính cạnh tranh lớn, vừa phục vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân đồng thời có các dịch vụ chất lượng cao.

Thứ 3, trong quy hoạch phải đảm bảo tính công bằng hiệu quả nên phải hình thành các khu y tế hoặc các bệnh viện tuyến cuối ở tất cả các vùng kinh tế - xã hội, có chất lượng dịch vụ tương đương với các bệnh viện ở Trung ương.

Về khối y tế dự phòng, đến nay, chúng ta đã hình thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tại các địa phương, tới đây sẽ tiếp tục tăng cường củng cố. Đối với CDC một số tỉnh thành phải có sức cạnh tranh và khả năng liên kết quốc tế mạnh.

Với CDC Trung ương, trước mắt quy hoạch đặt ở 2 khu phức hợp y tế ở phía Bắc và Nam nhằm tạo sức mạnh tổng hợp giữa dự phòng – điều trị.

Về quản lý thực phẩm, tới đây, căn cứ vào tính hiệu quả, quy hoạch ngành sẽ tính đến việc hình thành FDA cấp trung ương.

Về đào tạo, ngành Y tế xác định phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hướng tới ngang bằng các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó, quy hoạch phải tính toán nhân lực đào tạo với mục tiêu đảm bảo nâng cao chất lượng.

Bứt phá trong đào tạo nhân lực y tế

Chiều cùng ngày, Bộ truởng Nguyễn Thanh Long cũng làm việc với Trường Đại học Y Dược TP.HCM về kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025. 

GS.TS Nguyễn Thanh Long đánh giá cao nỗ lực và kết quả hoạt động của nhà trường. Ông bày tỏ: "Cá nhân tôi đặt nhiều niềm tin vào sự phát triển bởi cùng với Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP.HCM là 1 trong 2 cơ sở y tế có lịch sử lâu đời về uy tín và khả năng đào tạo nhân lực cho ngành trong nhiều năm qua".

Quy hoạch tổng thể ngành Y tế tới năm 2045 đảm bảo nền y tế hiện đại, công bằng và hiệu quả - Ảnh 4.

PGS.TS Trần Diệp Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TP.HCM - chia sẻ kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Trần Minh

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, tập thể nhà trường đã rất sáng tạo, năng động khi triển khai mô hình Viện - Trường từ rất sớm, đến nay đã 26 năm qua. Mô hình không chỉ phục vụ nhu cầu thực hành của học viên, sinh viên mà còn đáp ứng nhu cầu thiết thực về khám chữa bệnh của nhân dân.

Đánh giá cao định hướng phát triển của nhà trường, nhưng người đứng đầu ngành Y tế cũng nhấn mạnh: Muốn đưa vị thế của ngành Y tế nâng lên phải đổi mới về nhân lực, phải có nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Do đó nhà trường cần tập trung nỗ lực phát triển để làm sao tới đây Đại học Y Dược TP.HCM phải có tên trong bảng xếp hạng quốc tế. 

"Chúng ta phải có tư tưởng bứt phá trong đào tạo" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhà trường cần tiếp tục phát triển các chuyên ngành mang tính chuyên sâu, đảm bảo bác sĩ ra trường có trình độ ngang bằng các nước. Có thể hình thành mô hình trường đại học trong Đại học Y Dược TP.HCM.

"Phải phát triển trung tâm nghiên cứu, trung tâm sáng tạo của nhà trường giúp cho sinh viên, học viên tăng cường nghiên cứu khoa học, gắn kết với bệnh viện và gắn kết với hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học. Mở rộng nghiên cứu ứng dụng. Chúng tôi sẽ tạo cơ chế mở cho nhà trường phát triển" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Quy hoạch tổng thể ngành Y tế tới năm 2045 đảm bảo nền y tế hiện đại, công bằng và hiệu quả - Ảnh 5.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) Nguyễn Nam Liên. Ảnh: Trần Minh

Bộ trưởng đồng ý với đề xuất của nhà trường về xây dựng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM hiện đại, trở thành bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt hoàn chỉnh, phối hợp điều trị đa mô thức, điều trị chăm sóc người bệnh toàn diện nhưng Bộ trưởng yêu cầu phải theo hướng chuỗi bệnh viện. Có nghĩa là bệnh viện của nhà trường phải kết nối với các cơ sở y tế khác.

Thông tin về việc tới đây ngành Y tế sẽ tiến hành xây dựng Bệnh viện đa khoa Trung ương Tây Nguyên để chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào và đào tạo nhân lực cho khu vực này, thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, thực hiện phát triển cả phần dịch vụ, GS.TS Nguyễn Thanh Long giao cho trường Đại học Y Dược TP.HCM vận hành và quản lý theo mô hình chuẩn.

Người đứng đầu ngành Y tế thông tin, tới đây sẽ xây dựng khu phức hợp y tế kỹ thuật cao tại TP.HCM theo cơ chế thị trường để thu hút nhân lực giỏi, kể cả nhân lực nước ngoài và thu hút bệnh nhân nước ngoài, do đó Nhà trường cần sớm thành lập trung tâm đánh giá năng lực. Trung tâm này thuộc nhà trường nhưng dưới sự quản lý của Bộ Y tế và Bộ Y tế sẽ hỗ trợ nhà trường về đầu tư.

"Trước mắt thành lập 2 trung tâm đánh giá năng lực tại 2 miền Bắc - Nam tại Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược TP.HCM để phục vụ cho lộ trình đánh giá năng lực nhân lực y tế bắt đầu từ năm 2023" - Bộ trưởng nêu rõ và đồng ý đề xuất thành lập trung tâm kiểm định của nhà trường vào năm 2024.

Song song đó, nhà trường cần thành lập trung tâm mô phỏng để nâng cao chất lượng đào tạo. "Tới đây, Bộ Y tế sẽ đưa ra quy định rất khắt khe, nếu dần dần tới đây nhà trường nào không có trung tâm mô phỏng sẽ không được đào tạo nhân lực y tế", Bộ trưởng nói.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 33 phút trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam phối hợp tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Top