Rét đậm, rét hại, ai cần đặc biệt lưu ý sức khoẻ?
GiadinhNet - Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trong thời điểm đón không khí lạnh với cường độ mạnh nhất từ đầu mùa tới nơi, nhiệt độ giảm sâu, hanh khô, có thời điểm ban ngày giảm chỉ còn dưới 10 độ C. Nền nhiệt này không những khiến người dân co ro trong giá lạnh mà còn đe dọa sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, người có nền bệnh sẵn.

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tăng cường thiết bị sưởi ấm, đảm bảo giường bệnh nào cũng có quạt, đèn sưởi. Ảnh: V.Thu
Bệnh viện tăng thiết bị sưởi ấm cho bệnh nhân
Tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày tiếp nhận tới hơn 6.000 bệnh nhân tới khám, điều trị ngoại trú và hơn 4.000 bệnh nhân nội trú. TS Đồng Văn Thành, Phó trưởng khoa, phụ trách khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khoa đã tăng cường gần 30 máy sưởi cho các khu vực: Lấy máu xét nghiệm, siêu âm, điện tim, và phục vụ cho các bệnh nhân phải bỏ bớt quần áo hoặc để hở một phần cơ thể, phòng khi bị nhiễm lạnh nếu không có phương tiện giữ ấm. Theo Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện Bạch Mai, các khoa, phòng của bệnh viện này đều rà soát, cấp đủ chăn ấm và duy trì các thiết bị giữ ấm cho bệnh nhân nội trú.
Tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nơi có gần 30 giường thường trực, luôn kín chỗ. Đại diện khoa này cho biết, trong những ngày rét đậm, rét hại, khoa đã bố trí thêm các biện pháp, trang thiết bị làm ấm (quạt sưởi, đèn sưởi hay chăn ấm, đóng chặt các cửa gió lùa) cho bệnh nhân. Theo đó, trung bình, giường bệnh nào cũng được tăng cường quạt, đèn sưởi ấm.
Cũng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, khoa Khám bệnh theo yêu cầu, khu vực lấy mẫu máu, đo huyết áp… cũng được tăng cường máy sưởi.
Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết: “Ngay khi cơ quan khí tượng dự báo có rét đậm, rét hại, chúng tôi đã gửi công văn khẩn yêu cầu các bệnh viện trong và ngoài công lập do Sở quản lý tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân đến khám và nội trú”.
Theo yêu cầu của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, các bệnh viện tăng cường các thiết bị phòng chống rét cho người bệnh đến khám, chữa bệnh. Với các bệnh nhân đến khám, các bệnh viện cũng phải đảm bảo sức khỏe cho người dân trong suốt quá trình khám bệnh, nơi chờ khám bệnh, chữa bệnh, các buồng điều trị người bệnh phải đảm bảo kín gió; có đủ chăn đệm, lò sưởi, quần áo ấm…. Đặc biệt chú trọng các bệnh nhân cao tuổi, sơ sinh và trẻ nhỏ, các phòng đẻ và sơ sinh, các khoa Nhi, Hồi sức cấp cứu, khoa Khám bệnh… Đảm bảo giữ ấm trong khi vận chuyển người bệnh (đặc biệt là trẻ em, trẻ sơ sinh và người già).
“Các cơ sở điều trị cũng phải sẵn sàng cơ số thuốc, giường bệnh, phương tiện cấp cứu, sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu do rét, thời tiết bất thường như tim mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch não, cúm, viêm đường hô hấp cấp...”, bà Nhị Hà cho biết.
Ai cần đặc biệt lưu ý sức khoẻ khi trời rét đậm, rét hại?
Tại Bệnh viện Bạch Mai, những ngày rét đậm, rét hại gần đây ghi nhận sự gia tăng các bệnh nhân nhập viện do tai biến mạch não, đột quỵ, viêm đường hô hấp... Một bác sĩ khoa Cấp cứu A9 cho hay, trời lạnh là thời điểm bệnh nhân đột quỵ gia tăng. Trung bình mỗi ngày, khoa Cấp cứu tiếp nhận 10 - 20 bệnh nhân đột quỵ, tăng khoảng 5 - 10%.
Ở người bình thường, gặp trời giá lạnh, mạch máu dưới da co lại, còn mạch máu nuôi các cơ quan nội tạng sẽ giãn thêm để điều tiết lượng máu dư ra do co mạch dưới da. Nhưng những người già yếu, người bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, khả năng cao bị rối loạn, dễ dẫn tới các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, cơn tăng huyết áp gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, liệt mặt, tê cóng... Bên cạnh đó, thời tiết lạnh kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng co mạnh, từ đó dẫn đến bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não. Ngoài ra, theo BS Mai Duy Tôn (khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai), trong môi trường lạnh, người dân còn dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng, dẫn đến đột quỵ.
Khi có dấu hiệu đột quỵ, bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện điều trị sớm và điều trị chuẩn. Bệnh hay bị tái phát, lần sau thường nặng hơn lần trước. Vì thế, nguyên tắc chủ đạo của chăm sóc người bị đột quỵ là phát hiện và chẩn đoán sớm, điều trị cấp, dự phòng biến chứng, vận động sớm và phục hồi chức năng. 0-6 giờ sau khi có dấu hiệu là khung giờ vàng để cấp cứu hiệu quả cho các bệnh nhân đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết.
Để tránh bị đột quỵ trong thời tiết lạnh giá, BS Mai Duy Tôn khuyến cáo người dân nên giữ ấm, tránh để cơ thể lạnh đột ngột; đặc biệt giữ ấm ngực và chân. Lưu ý không tập thể dục vào sáng sớm hay buổi tối ở ngoài trời. Ngủ dậy cần ra khỏi giường một cách từ từ, ra khỏi chăn là phải khoác thêm áo ấm để sẵn trong giường. Không nên dậy vào 4-5h sáng vì lúc đó huyết áp hay tăng. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, béo phì, tiểu đường cần tuân thủ điều trị nghiêm túc, phòng cơn tăng huyết áp kịch phát, gây vỡ mạch máu, đột quỵ.
Nền nhiệt rất thấp, độ ẩm thấp (chỉ xấp xỉ 50%) như hiện nay cũng dễ khiến nhiều người mắc bệnh, chủ yếu là bệnh viêm đường hô hấp. Đó là bởi vì khi không khí vào cơ thể, qua niêm mạc mũi-họng không được sưởi ấm kịp thời, không được làm ẩm và lọc sạch trước khi vào khí quản khiến hệ thống hô hấp hoạt động kém, dễ gây các bệnh mũi - họng, nặng hơn là viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi. Ở trẻ nhỏ, khả năng sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể cũng hạn chế nên càng dễ bị các biến chứng do nhiễm lạnh. Những người trẻ cũng không nên chủ quan, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Mỗi người cần giữ ấm cơ thể, không ra ngoài trời lạnh vào ban đêm, nên ăn đồ ấm nóng, giàu dinh dưỡng để có đủ năng lượng giữ ấm cho cơ thể; tránh nguy cơ bị lạnh đột ngột làm co mạch khiến huyết áp tăng vọt, nguy cơ cao xảy ra đột quỵ.
BS Mai Duy Tôn (Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai), khuyến cáo, để phòng ngừa và tránh tái phát, người bị đột quỵ không nên hút thuốc hay uống nhiều bia rượu, chăm chỉ tập thể thao, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học… Hạn chế ăn quá nhiều chất đạm và béo. Nếu thấy các dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê bì các chi, nửa người... thì phải vào viện để cấp cứu.
Quỳnh An

Phát hiện thêm 1 trường hợp mắc đậu mùa khỉ ở TPHCM
Y tế - 11 giờ trướcTrưa 1/10, Sở Y tế TPHCM cho biết, thành phố đã ghi nhận thêm 1 bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ cư trú tại TPHCM. Như vậy tính đến nay, TPHCM đã ghi nhận 4 trường hợp mắc đậu mùa khỉ trong tổng số 5 trường hợp của cả nước.

Chơi gần máy cắt đá, bé 18 tháng tuổi bị đứt lìa bàn tay
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau hơn 5h tập trung cao độ, các bác sĩ đã phẫu thuật vi phẫu thành công nối bàn tay bị đứt rời cho bệnh nhi.

Sau 16 ngày nhập viện, nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini vẫn hôn mê
Y tế - 3 ngày trướcLà nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội), Thiếu tá N.V.C vẫn trong tình trạng hôn mê.

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?
Y tế - 3 ngày trướcTrải qua 23 cuộc phẫu thuật, gương mặt Trang loang lổ, chằng chịt vết sẹo, nhưng cuộc sống của chị có nhiều thay đổi.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.

Bật đèn kiểm tra gas rò rỉ trong khách sạn, người đàn ông bị nổ tử vong
Y tế - 4 ngày trướcSau tai nạn nổ khí gas trong khách sạn, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy dùng mọi cách điều trị, kích tim để cứu sống một lần nhưng cuối cùng, bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

Bắc Kạn: Một bệnh nhân nghi phát bệnh dại sau 1 năm bị chó cắn
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận một bệnh nhân là nam giới quê Cao Bằng nhập viện trong tình trạng sốt, sợ gió nghi do phát bệnh dại.

Công bố Chương trình 'Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển KT-XH ĐBDTTSMN'
Y tế - 5 ngày trướcChiều 26/9, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Lễ công bố Chương trình "Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSMN)".

Thiếu nữ 16 tuổi suy sụp, mắc bệnh hiểm sau khi thực hiện giảm cân sai cách
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Đi kèm với việc giảm cân, cơ thể cô gái bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ ăn, rụng tóc, mất ngủ, thức dậy sớm và không thể đi lại được do quá mệt mỏi...

TP Hồ Chí Minh thông tin về hai trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Y tế - 5 ngày trướcTối 25/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin về trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ thường trú tại Đồng Nai nhưng cư trú tại TP Hồ Chí Minh và có tiếp xúc với 8 người, trong đó có một người được xác định dương tính với đậu mùa khỉ.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tếGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.