Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh ở trẻ: Khả năng tử vong lớn

Thứ ba, 07:49 20/11/2007 | Gia đình

Giadinh.net - Rút kinh nghiệm 2 lần trước, con anh đều tử vong sau 3 ngày kể từ lúc sinh mà không rõ nguyên nhân. Lần này, anh Tuấn đưa ngay con đến BV Nhi để các bác sĩ theo dõi.

Ngay sau khi chị Cảnh Thị Tân (Đan Phượng, Hà Tây) sinh một bé trai nặng hơn 3kg, anh Nguyễn Văn Tuấn, chồng chị, đã chuyển ngay hai mẹ con đến Viện Nhi TƯ, dù khi mới sinh, cháu bé hoàn toàn khoẻ mạnh.

Do đột biến gen mã hoá

Anh Tuấn cho biết, rút kinh nghiệm từ 2 lần sinh trước, hai bé gái con anh đều tử vong sau 3 ngày kể từ lúc mới sinh mà không rõ nguyên nhân. Vì vậy, lần này anh chuyển ngay con đến Bệnh viện Nhi để các bác sĩ theo dõi và có những phương pháp điều trị kịp thời.

Các bác sĩ cho biết, các con anh tử vong do bị rối loạn chuyển hoá một chất nào đó trong cơ thể. Anh Tuấn không biết nguyên nhân vì sao con mình bị như vậy. Anh khẳng định, hai vợ chồng không hề có bất cứ bệnh tật gì. Trước khi sinh con lần này, anh chị đã đi làm tất cả các xét nghiệm và cũng không phát hiện ra có vấn đề gì về sức khỏe.

Tại thời điểm con anh Tuấn nhập viện, cháu Lại Đức Anh, mới sinh được vài ngày tuổi cũng đang được các bác sĩ của khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhi Trung ương chăm sóc. Mẹ của bé Lại Đức Anh cũng sinh con đến lần thứ 3, hai lần sinh trước, các con chị đều tử vong do căn bệnh này. Cháu Lại Đức Anh hiện cũng trong tình trạng sức khoẻ bị đe doạ, phải thở bằng máy.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoàn, Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhi TƯ: “Các rối loạn chuyển hoá bẩm sinh (RLCHBS) được định nghĩa là một nhóm bệnh do có sự thiếu hụt khác nhau trong quá trình chuyển hoá, như các enzyme, protein vận chuyển, các yếu tố đồng vận enzyme. Nguyên nhân của các bệnh lý là do đột biến gen mã hoá cho các enzyme đặc hiệu hoặc các yếu tố đồng vận”.

Ở Việt Nam và các nước đang phát triển có nhiều bệnh nhân tử vong và tàn phế, nhưng không được xác định chuẩn đoán. Hầu hết, các thầy thuốc coi RLCHBS là hiếm gặp và không có khả năng cứu sống. Hiện nay, Bệnh viện Nhi TƯ đang tiến hành nghiên cứu sàng lọc RLCHBS ở trẻ có nguy cơ cao.

Trên 50% có tiền sử trẻ mắc bệnh

Cũng theo bác sĩ Hoàn, hơn 250 bệnh nhi có nguy cơ cao mắc RLCHBS đến khám và điều trị tại Bệnh viện, đều được phân tích các mẫu bệnh phẩm máu và nước tiểu tại Bệnh viện Nhi Hoàng Gia Melbourne (Australia) và Học viện Shiman (Nhật Bản). Các trẻ mắc bệnh này đều có đặc điểm các đợt tái phát với bệnh cảnh cấp tính nhưng giống nhau như nôn, hôn mê, co giật, các đợt cấp toan chuyển hoá tái phát, các đợt cấp có hạ đường máu... Tuy nhiên, qua hơn 250 trường hợp thì chỉ tìm thấy 45 trường hợp mắc các RLCHBS khác nhau như rối loạn chuyển hoá axit hữu cơ, axit béo, axit amin. Riêng với nhóm rối loạn chuyển hoá axit amin và hữu cơ, tỉ lệ tử vong rất cao.

Mô hình các bệnh chuyển hoá khá phong phú, trong đó bệnh axit hữu cơ máu chiếm tỉ lệ cao nhất (64,5%) và axit amin chỉ có 13,3%. RLCHBS bao gồm thiếu hụt các sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá và tích tụ các sản phẩm chuyển hoá trung gian, hoặc thiếu hụt năng lượng cung cấp cho gan, não và cơ. Quá trình chuyển hoá bị tắc nghẽn làm ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của não, gây tổn thương não hoặc tử vong.

Bệnh chủ yếu tập trung ở lứa tuổi trước 1 tuổi, chiếm 73,3%, đặc biệt là nhóm rối loạn chuyển hoá axit amin và hữu cơ chiếm 66,7% và 34,5% ở trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi.

Bác sĩ Hoàn cho biết: “Các triệu chứng thường gặp trong RLCHBS là bệnh lý não cấp tính như co giật, hôn mê... chậm phát triển tinh thần, bất thường  trương lực cơ, tổn thương chàm nặng ở da kéo dài. Trong khi nhóm rối loạn chuyển hoá axit béo thường gặp triệu chứng chậm phát triển tinh thần vận động hoặc rối loạn hành vi, chiếm tới 90%. Có tới 53,2% bệnh nhi có tiền sử gia đình có trẻ mắc bệnh cảnh tương tự hoặc chết chưa rõ nguyên nhân”.

Việc xử lý cấp cứu ban đầu tình trạng mất bù và chuyển hoá là vô cùng quan trọng. 37,9% các trường hợp bệnh lý axit hữu cơ được cứu sống bằng các biện pháp hồi sức cấp cứu có sẵn như truyền glucose, bù toan nước và điện giải. Trong những ngày thở máy hoặc nguy kịch, bệnh nhân hoàn toàn không được bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài nhằm hạn chế đưa thêm vào cơ thể axit amin đang dư thừa trong cơ thể.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp này khi vào viện đều trong bệnh cảnh nguy kịch, đe doạ tử vong cao. Tỉ lệ tử vong cao trong các nhóm rối loạn chuyển hoá axit amin, axit hữu cơ và tỉ lệ chamạ phát triển tinh thần còn cao trong nhóm rối loạn oxy hoá axit béo, nguyên nhân chủ yếu là do thời gian chờ đợi kết quả vì phải phân tích tại Nhật. Các bệnh nhân sơ sinh đều tử vong trước khi có chẩn đoán xác định.

Chung Nhi

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".

3 chị em lấy chồng Tây đến từ 3 nước, cả gia đình 'nói chuyện' bằng chỉ trỏ

3 chị em lấy chồng Tây đến từ 3 nước, cả gia đình 'nói chuyện' bằng chỉ trỏ

Chuyện vợ chồng - 12 giờ trước

Ba chị em đều lấy chồng ngoại quốc và các chàng rể đến từ 3 nước khác nhau, do không biết ngôn ngữ của nhau nên gia đình này phải giao tiếp bằng cử chỉ và biểu cảm.

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'

Gia đình - 12 giờ trước

GĐXH - Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, điều khiến tôi tổn thương không phải bệnh tật hay tài chính, mà là sự từ chối nhẹ nhàng của con trai khi tôi ngỏ ý sống chung.

Top cung hoàng đạo 'cao thủ thả thính': Nói chuyện thôi cũng khiến người khác rung động

Top cung hoàng đạo 'cao thủ thả thính': Nói chuyện thôi cũng khiến người khác rung động

Gia đình - 15 giờ trước

GĐXH - Không phải ai cũng nghiêm túc trong chuyện yêu đương. Có những cung hoàng đạo sinh ra đã có sức hút tự nhiên, luôn tạo cảm giác mập mờ khiến người khác phải bối rối, đắm say mà không rõ thật giả.

Người cha cõng con khuyết tật đi học suốt 12 năm sẽ lại cõng con vào đại học

Người cha cõng con khuyết tật đi học suốt 12 năm sẽ lại cõng con vào đại học

Gia đình - 17 giờ trước

Nam sinh khuyết tật được cha cõng đến lớp mỗi ngày suốt 12 năm qua vừa đỗ đại học, người cha khẳng định sẽ đi theo con để cõng cậu tới giảng đường.

Càng già đời càng ít nói: Đây là 9 'tuyệt chiêu' người khôn ngoan luôn giấu kín

Càng già đời càng ít nói: Đây là 9 'tuyệt chiêu' người khôn ngoan luôn giấu kín

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Nhiều người cho rằng sống khôn ngoan là mưu mẹo, là giả tạo. Nhưng trên thực tế, đó là nghệ thuật sinh tồn của người thông minh trong một xã hội đầy cạm bẫy.

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Bố mẹ ở Đồng Tháp đón con dâu về và gả con gái đi trong cùng một ngày, mọi thứ được sắp xếp khéo léo để đám cưới diễn ra trọn vẹn.

Nghỉ việc chăm mẹ 5 năm cuối đời, con gái chết lặng khi đọc tên người nhận di chúc

Nghỉ việc chăm mẹ 5 năm cuối đời, con gái chết lặng khi đọc tên người nhận di chúc

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Chị từng tin rằng tình cảm và sự hy sinh sẽ được đền đáp, cho đến ngày mẹ công bố di chúc…

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Không cần ép học, không cần la mắng, chỉ cần xây cho con hai thói quen tốt dưới đây, cha mẹ đã đặt nền móng vững chắc cho tương lai con cái.

Hai con thành đạt gửi tiền đều, nhưng người hiếu thảo lúc tôi ngã bệnh lại là đứa con tôi xem thường nhất

Hai con thành đạt gửi tiền đều, nhưng người hiếu thảo lúc tôi ngã bệnh lại là đứa con tôi xem thường nhất

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Cả đời đặt niềm tin vào con út thành đạt, cuối cùng người ở bên chăm sóc tôi lại là đứa con trai tưởng chừng "vô dụng". Tôi đã quá muộn để nhận ra ai mới thực sự hiếu thảo.

Top