6 loại nước được ví là "thuốc bổ toàn thân" giúp tăng miễn dịch, giảm bệnh tật
Những loại đồ uống này rất dễ làm, nhiều loại có sẵn trong bếp nhà bạn giúp tăng miễn dịch rất tốt vào mùa lạnh.
Một lối sống tổng thể lành mạnh, đảm bảo nhiều giấc ngủ chất lượng cao là điều cần thiết để tăng miễn dịch mạnh mẽ. Ăn uống đúng cách cũng có thể giúp tăng miễn dịch vào mùa đông cực hiệu quả. Theo trang Eat This, Not That!, 6 loại nước dưới đây được ví là "thuốc bổ toàn thân" giúp tăng miễn dịch, giảm bệnh tật mà mùa lạnh không nên bỏ qua:
1. Nước lọc
Cơ thể chúng ta có khoảng 60-70% là nước và mọi chức năng cơ thể đều cần nước. Uống đủ nước là bước khởi đầu tốt để hệ miễn dịch hoạt động. Khi cơ thể bị mất nước, nó có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn, virus. Đó là lý do tại sao đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là vào mùa đông.

Khi cơ thể được cấp đủ nước, nó hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng, duy trì màng nhầy trong mũi, miệng, cổ họng - tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh và rào cản tự nhiên đối với nhiễm trùng. Nước cũng là thành phần thiết yếu của dịch bạch huyết, cung cấp các tế bào bạch cầu giúp chống nhiễm trùng.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Medical Hypotheses báo cáo những người được ghi nhận là bị mất nước trước khi mắc Covid-19 có nguy cơ tử vong cao hơn do căn bệnh này. Các tác giả khuyến nghị, mọi người nên uống nhiều nước hơn để giúp ngăn ngừa và đạt được kết quả tốt hơn trong việc chống lại Covid-19.
2. Trà xanh
Trà xanh rất giàu flavonoid polyphenol có lợi, mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe, từ giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư đến kiểm soát tình trạng viêm toàn thân.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Molecules, trà xanh tăng cường khả năng miễn dịch thông qua các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào chống lại quá trình oxy hóa và các loại oxy phản ứng. Trà xanh chống lại bệnh tật và nhiễm trùng nhờ khả năng chống oxy hóa. Nó cũng không chứa calo, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác đã được khoa học ghi nhận.

3. Kefir
Kefir là một loại đồ uống lên men giống như sữa chua, được làm từ nhiều loại sữa khác nhau như bò, cừu và dê. Giống như sữa chua, kefir rất giàu các loại men vi sinh có lợi giúp giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa.
Vi khuẩn có lợi chính của kefir là Lactobacillus kefiri. Bổ sung kefir thường xuyên vào mùa đông chính là cách đơn giản giúp tăng miễn dịch hiệu quả.
4. Trà chanh gừng
Nghiền gừng tươi và vắt chanh, đem hỗn hợp này pha loãng trong nước nóng ấm, bạn có ngay đồ uống tăng miễn dịch vào mùa đông. Loại trà này rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa được biết là giúp bảo vệ tế bào chống lại tổn thương oxy hóa. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Chất chống oxy hóa, vitamin C cũng cung cấp các đặc tính chống viêm, giảm phản ứng miễn dịch tiêu cực.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrients, gừng còn có hơn 100 hợp chất hoạt tính sinh học giúp chống buồn nôn, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, cải thiện lipid máu, giảm viêm...

5. Nước cam hoặc bưởi
Nước cam luôn được dùng nhiều khi bạn đang trong tình trạng bị cảm lạnh, cảm cúm. Khoa học cũng chứng minh uống nước cam, quýt, bưởi... chính là giải pháp giúp tăng miễn dịch hiệu quả.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Frontiers in Immunology, vitamin C và folate trong nước ép cam quýt duy trì tính toàn vẹn của hàng rào miễn dịch, bảo vệ nhiều loại tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào tiêu diệt tự nhiên và tế bào T. Hơn nữa, các hợp chất hoạt tính sinh học trong cam quýt có tác dụng chống viêm, hỗ trợ khả năng miễn dịch.
Cả nước cam và bưởi đều giàu chất dinh dưỡng, cung cấp hơn 100% tổng lượng vitamin C bạn cần mỗi ngày chỉ trong một khẩu phần. Chúng cũng giàu vitamin A và folate, giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng đề kháng cho cơ thể.
6. Nước ép cà chua
Giống như trái cây họ cam quýt, cà chua rất giàu vitamin C. Nó còn rất giàu lycopene, một loại caroten chống oxy hóa có nhiều đặc tính tăng cường sức khỏe và giúp giảm viêm toàn thân.
Do đó, uống nước ép cà chua hoặc ăn súp cà chua sẽ rất hiệu quả khi bạn bị cảm lạnh, cảm cúm nhờ khả năng tăng miễn dịch cực kỳ hiệu quả.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcUng thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.