Sáng 17/1: Hơn 5.100 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; 33 tỉnh, thành là vùng xanh - cấp độ 1 về dịch
Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 1,72 triệu bệnh nhân COVID-19 khỏi, trong số các ca đang điều trị có hơn 5.100 bệnh nhân nặng; Theo thống kê của Bộ Y tế đến nay có 33 tỉnh, thành là vùng xanh- cấp độ 1 về dịch COVID-19...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.023.546 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.506 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.017.268 ca, trong đó có 1.724.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (511.257), Bình Dương (292.084), Đồng Nai (99.284), Hà Nội (88.227), Tây Ninh (85.416).

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.727.290 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.113 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.553 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 791 ca; Thở máy không xâm lấn: 99 ca; Thở máy xâm lấn: 650 ca; ECMO: 20 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 184 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.609 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.397.354 mẫu tương đương 76.176.966 lượt người, tăng 110.482 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 168.003.163 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.595.722 liều, tiêm mũi 2 là 72.319.574 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 17.087.867 liều.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 17/1 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 328.495.699 ca COVID-19, trong đó có 5.557.246 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.836.388 và 3.801 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 267.371.226 người, 55.567.227 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 95.975 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 278.129 ca; Ấn Độ đứng thứ hai với 257.063 ca; tiếp theo là Mỹ (216.881 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 686 người chết trong ngày; tiếp theo là Ấn Độ (388 ca) và Mỹ (271 ca tử vong).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 66.881.164 người, trong đó có 873.420 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 37.379.227 ca nhiễm, bao gồm 486,482 ca tử vong. Nước này lại đang trở thành một điểm nóng lây nhiễm do biến thể Omicron sau một thời gian dài lắng dịu khi vượt qua làn sóng chết chóc đầu năm 2021. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 23.000.657 ca bệnh và 621.045 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 104,2 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 90,32 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 78,5 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 43 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 10,47 triệu ca và châu Đại Dương gần 1,9 triệu ca nhiễm.
các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 66.349 ca mắc mới COVID-19 và 219 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 15.730.948 trường hợp, và 310.264 ca tử vong. Toàn khối có 14.615.912 bệnh nhân đã bình phục.
Ngày 16/1, Thái Lan đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do biến chủng Omicron. Ca tử vong là một phụ nữ 86 tuổi, mắc chứng Alzheimer, sống tại tỉnh miền Nam Songkhla. Thái Lan ghi nhận ca mắc đầu tiên nhiễm biến thể Omicron hồi tháng 12/2021, cho tới nay, nước này đã ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm biến chủng Omicron.
Cả nước đã có 33 tỉnh, thành là vùng xanh về dịch COVID-19
Theo thống kê của Bộ Y tế ngày 16/1, cả nước có 33 tỉnh, thành vùng xanh (Cấp độ dịch 1); 23 tỉnh vùng vàng (Cấp dộ dịch 2); 7 tỉnh vùng cam (Cấp độ dịch 3), không có tỉnh vùng đỏ. Trong đó, vùng xanh là vùng có mức độ bình thường mới trong phòng chống dịch COVID-19.
Danh sách cụ thể 33 tỉnh, thành phố vùng xanh, miền Bắc gồm có 18 địa phương là: Bắc Giang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hải Dương, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Yên Bái, Thái Bình;
Miền Trung và Tây Nguyên gồm có 7 địa phương: Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận và Kon Tum
Miền Nam và Tây Nguyên gồm có 8 địa phương: TP HCM, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp và Tiền Giang
23 tỉnh, thành phố thuộc vùng vàng gồm: Bà Rịa- Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Hà Nội, Gia Lai, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, TP Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai
7 tỉnh, thành phố thuộc vùng cam gồm: Bình Phước, Bình Định, TP Hải Phòng, Hậu Giang, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh và Vĩnh Long
Tại TP HCM, trong hai tuần liên tiếp TP duy trì 'vùng xanh', cấp độ 1. Đây được đánh giá là tín hiệu khả quan, đặc biệt trong bối cảnh số ca mắc mới, chuyển nặng và tử vong mỗi ngày tại TP có chiều hướng giảm sâu (hiện số bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện dã chiến TP chiếm 10 - 30% công suất giường bệnh).
Để đạt được cấp độ này, TP HCM đã đạt được 3 tiêu chí (tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng, độ phủ vắc xin và khả năng, thu dung điều trị) theo nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế.
Bắc Kạn ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên tử vong là người cao tuổi có bệnh nền
Bệnh nhân là bà Triệu Thị Ch, (SN 1934, trú tại TP. Bắc Kạn). Bà Ch được phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2 và nhập BVĐK Bắc Kạn điều trị từ ngày 6/1/2021.
Lãnh đạo BVĐK tỉnh Bắc Kạn cho biết, khi nhập viện, bệnh nhân vẫn tỉnh nhưng có triệu chứng ho, khó thở, thể trạng suy kiệt và chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân đã mắc COVID-19 mức độ nặng, suy tim, tăng huyết áp và suy kiệt nặng.
Bệnh nhân đã được thở oxy liều cao, sử dụng thuốc điều trị COVID-19, thuốc chống đông, thuốc chống viêm, truyền dịch và dùng các loại thuốc vận mạch, điều trị tăng huyết áp, bổ sung các loại vitamin, chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, sau 5 ngày bệnh nhân không có chuyển biến tích cực, tiên lượng xấu. BVĐK Bắc Kạn đã liên hệ BV Bệnh nhiệt đới TW để chuyển tuyến. Tuy nhiên, với sự hội chẩn của bác sĩ tuyến trên và gia đình bệnh nhân xin được điều trị tại địa phương nên bà Triệu Thị Ch tiếp tục được các y, bác sĩ BVĐK Bắc Kạn tiếp tục chăm sóc, điều trị với nỗ lực cao nhất.
Từ ngày 12-16/1, sức khỏe bệnh nhân tiếp tục diễn biến xấu. Đến 18h30 ngày 16/1, người bệnh ngừng thở, tim đập rời rạc. Bệnh nhân được xác định tử vong lúc 19h35 ngày 16/1/2022 do ngừng thở, ngừng tim vì nhiễm COVID-19 và bệnh nền.

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 5 giờ trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 21 giờ trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 1 ngày trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 1 ngày trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 1 ngày trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 4 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 4 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.