Sau đột quỵ, người bệnh bắt buộc phải uống những loại thuốc nào?
Đối với những người đã bị đột quỵ một lần, một số sẽ có khả năng bị đột quỵ lần thứ hai... Vậy những trường hợp này cần dùng thuốc nào để giảm nguy cơ đột quỵ tiếp theo?
Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như: Tăng huyết áp , bệnh tim, đái tháo đường, hút thuốc, béo phì, tuổi tác… Do đó, đối với người đã bị đột quỵ lần đầu, bác sĩ có thể cho dùng các thuốc giúp kiểm soát huyết áp; có thể bắt đầu hoặc tiếp tục dùng thuốc làm loãng máu hoặc dùng thuốc để điều trị bất kỳ vấn đề tim tiềm ẩn nào.
Loại thuốc và liều lượng thuốc chính xác sẽ phụ thuộc vào loại đột quỵ người bệnh mắc phải như:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ , là do cục máu đông trong động mạch cung cấp máu cho não.
- Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi máu chảy bên trong não, do mạch máu bị vỡ.
- Các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) không phải là đột quỵ, nhưng chúng là lời cảnh báo bạn có thể bị đột quỵ sau này. TIA không kéo dài lâu như đột quỵ do thiếu máu não và tự khỏi.

Đột quỵ là tình trạng y tế nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời.
Dưới đây là một số loại thuốc mà người sau cơn đột quỵ thứ nhất cần dùng, tuy nhiên tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng một hoặc phối hợp nhiều loại:
1. Thuốc huyết áp giúp phòng ngừa đột quỵ
Huyết áp cao (hay tăng huyết áp) là nguyên nhân hàng đầu gây ra cả hai loại đột quỵ. Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp nên dùng thuốc để giảm chỉ số huyết áp. Các phương pháp điều trị tăng huyết áp phổ biến có tác dụng theo những cách khác nhau:
- Thuốc lợi tiểu: Giúp cơ thể đào thải muối và chất lỏng dư thừa.
- Thuốc ức chế ACE: Làm giãn và mở rộng mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, hạ huyết áp.
- Thuốc chẹn beta: Ngăn chặn tác dụng của hormone adrenaline, do đó giúp tim đập chậm hơn và ít áp lực hơn.
- Thuốc chẹn kênh canxi : Ngăn canxi xâm nhập vào các tế bào trong tim và mạch máu, giúp thư giãn mạch máu và cũng có thể làm chậm nhịp tim, giúp hạ huyết áp.
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Giúp tim bơm máu dễ dàng hơn bằng cách ngăn chặn một chất hóa học gây hẹp mạch máu.
2. Thuốc chống đông máu
Đối với người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, gần như chắc chắn sẽ phải dùng thuốc để ngăn ngừa cục máu đông trong tương lai. Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh dùng loại thuốc này để giúp ngăn ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc cục máu đông trong phổi.
Thuốc chống đông máu giúp ngăn máu đông, làm cho cục máu đông khó hình thành hơn hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Warfarin và heparin là những ví dụ phổ biến. Ngoài ra còn có các loại thuốc chống đông máu trực tiếp qua đường uống như apixaban, dabigatran, edoxaban, rivaroxaban…
3. Thuốc chống tiểu cầu

Aspirin là thuốc có tác dụng chống tiểu cầu phổ biến được kê cho người sau đột quỵ.
Loại thuốc này giúp giữ các tế bào tiểu cầu không dính vào nhau, nên ngăn ngừa cục máu đông hình thành. Aspirin là ví dụ điển hình bác sĩ kê cho người sau đột quỵ. Người bệnh có thể phải dùng aspirin hoặc các loại thuốc chống tiểu cầu khác trong suốt quãng đời còn lại, nếu bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc TIA.
4. Thuốc điều trị rung nhĩ
Đối với người mắc nhịp tim không đều (hay rung nhĩ – Afib), có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần so với những người khác. Rung nhĩ khiến máu tích tụ trong tim, nơi cục máu đông có thể hình thành. Người bệnh thường cần dùng (hoặc tiếp tục dùng) thuốc chống đông máu như aspirin hoặc warfarin… nhưng cũng có thể cần dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim, gồm:
- Thuốc làm chậm nhịp tim: Có thể sử dụng thuốc điều trị huyết áp như thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi, giúp tim không đập quá nhanh. Một lựa chọn khác là dùng digoxin làm chậm tốc độ dòng điện khi chúng chạy qua tim.
- Thuốc điều chỉnh nhịp tim : Khi nhịp tim (mạch) bình thường trở lại, người bệnh có thể dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim (tình trạng bỏ nhịp hoặc tăng nhịp). Các thuốc chẹn kênh natri như quinidine, flecainide hoặc propafenone… làm chậm khả năng dẫn điện của tim. Thuốc chẹn kênh kali như sotalol, amiodarone… hoạt động tương tự bằng cách làm chậm các tín hiệu điện gây ra rung nhĩ.
5. Thuốc giảm cholesterol
Sau một cơn đột quỵ, bác sĩ có thể sẽ kê cho người bệnh một loại thuốc hạ cholesterol gọi là statin. Statin dường như làm giảm nguy cơ đột quỵ lần thứ hai, người bệnh có thể dùng thuốc ngay cả khi cholesterol LDL (xấu) đã thấp hơn 100 mg/dL và không có dấu hiệu nào khác của tình trạng hẹp mạch máu.
6. Thuốc trị đái tháo đường
Đối với người chưa biết mình mắc đái tháo đường type 2 bị đột quỵ, bác sĩ có thể sàng lọc bệnh này và tiền đái tháo đường sau cơn đột quỵ cho người bệnh. Nếu lượng đường trong máu quá cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát tình trạng này. Một số loại thuốc giúp cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn, trong khi một số loại khác làm chậm tốc độ phân hủy carbohydrate trong máu… để giúp kiểm soát đường huyết.
7. Một số loại thuốc khác cho tình trạng sau đột quỵ
Đột quỵ có thể khiến người bệnh gặp phải các vấn đề y tế mới trong quá trình hồi phục. Điều này sẽ tùy thuộc vào loại cơn đột quỵ gặp phải, mức độ nghiêm trọng và cách người bệnh phản ứng về mặt thể chất và cảm xúc trước bệnh tật.
- Thuốc chống trầm cảm : Trầm cảm và lo âu là tình trạng rất thường gặp sau đột quỵ. Thuốc chống trầm cảm thường được kê đơn là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như citalopram, fluoxetine, paroxetine, sertraline…
- Thuốc điều trị đau trung ương: Người bệnh có thể bị nóng rát hoặc đau nhức cơ thể sau đột quỵ, có thể được kê đơn dùng amitriptyline (thuốc chống trầm cảm) hoặc lamotrigine (thuốc chống co giật).
- Thuốc bổ sung phòng, trị loãng xương: Đối với trường hợp mất cơ nạc và mật độ xương sau đột quỵ, làm tăng nguy cơ bị loãng xương hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung canxi và vitamin D, để giữ cho xương chắc khỏe.
- Thuốc co thắt cơ: Đột quỵ có thể khiến người bệnh bị các chuyển động cơ không thể kiểm soát (co cứng cơ). Trong trường hợp này bác sĩ có thể tiêm một mũi botulinum (botox) vào cơ bị ảnh hưởng hoặc cũng có thể dùng thuốc để giảm co thắt và chuột rút.
DS. Nguyễn Thu Giang

Viêm vú: Cẩm nang cho mẹ và những ai cần biết
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcViêm vú là tình trạng nhiễm trùng ở mô của một hoặc cả hai tuyến vú bên trong vú. Bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú.

Danh y 103 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ độc đáo
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBác sĩ Trần Tiểu Ninh, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) viết về người thầy với bí quyết sống thọ đáng để học hỏi.

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcVẫn đủ sức khỏe để đi máy bay tới thăm con gái, cụ Cretora có những bí quyết riêng để sống khỏe bao gồm thói quen ăn uống mọi thứ mình thích.

5 bước đơn giản tại nhà giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcVấn đề phổ biến nhất đối với vô sinh ở nam giới là số lượng tinh trùng thấp hoặc tinh trùng không hoạt động theo cách bình thường. Tham khảo cách đơn giản thực hiện tại nhà cải thiện sức khỏe tinh trùng.

Lâm Đồng đẩy mạnh hoạt động sàng lọc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Ý nghĩa của sàng lọc nhằm giúp đỡ các cặp vợ chồng sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh có đủ khả năng phát triển tốt cả về thể chất lẫn tâm thần. Tránh gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội vì phải nuôi những đứa trẻ bị bệnh tật, dị tật bẩm sinh mà y học hiện nay không thể chữa trị được.

Phân biệt 4 loại rối loạn chức năng tình dục thông thường
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcRối loạn chức năng tình dục là thuật ngữ bao gồm những vấn đề ảnh hưởng đến bất kỳ giai đoạn nào của phản ứng tình dục, ngăn cản một hoặc cả hai người đạt được sự thỏa mãn tình dục.

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân xuất hiện các nốt bất thường ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhân cho biết bản có nhân quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần.

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.