Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau khi ăn dành 30 phút để làm việc này, bệnh nhân tiểu đường sẽ vừa hạ đường huyết nhanh lại còn phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, thận, mắt

Thứ bảy, 11:30 15/01/2022 | Bệnh thường gặp

Theo bác sĩ Li Aiguo, bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, giữ thói quen này sẽ có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, thời gian mỗi bài tập không được dưới 30 phút, cũng không được quá 1 tiếng đồng hồ, và điều quan trọng là phải lựa chọn cường độ tập phù hợp với bản thân, để lượng mỡ và calo trong cơ thể được tiêu hao tốt, đồng thời cũng không gây hạ đường huyết quá mức.

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường đều biết đến vai trò của việc tập thể dục đối với việc kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh có thể tập quá nhiều hay tập sai thời điểm. Đặc biệt là tập thể dục sau mỗi bữa ăn, bệnh nhân không nên tập quá sớm hay quá muộn.

Vậy bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục vào thời điểm nào sau bữa ăn? Bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật) sẽ đưa ra lời khuyên ngay sau đây.

Thời điểm tốt nhất để bệnh nhân tiểu đường tập thể dục là khi nào?

Theo bác sĩ Li Aiguo, bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, giữ thói quen này sẽ có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, thời gian mỗi bài tập không được dưới 30 phút, cũng không được quá 1 tiếng đồng hồ, và điều quan trọng là phải lựa chọn cường độ tập phù hợp với bản thân, để lượng mỡ và calo trong cơ thể được tiêu hao tốt, đồng thời cũng không gây hạ đường huyết quá mức.

e2e579555db64780b131b033e95c459e.jpeg

Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, không dưới 30 phút và không quá 1 tiếng đồng hồ.

Nhưng vì sao lại nên tập thể dục sau bữa ăn 1 tiếng? Bác sĩ giải thích rằng, lúc này dạ dày đã tiêu hóa được một phần thức ăn, người bệnh không còn quá no, hơn nữa đây là thời điểm đường huyết đạt đỉnh, việc vận động hợp lý có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. Tuy nhiên bạn nên ghi nhớ một số lưu ý trước khi tập để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi tập thể dục sau bữa ăn?

1. Theo dõi lượng đường trong máu của bạn trước khi tập

Do đường huyết của bệnh nhân tiểu đường rất dễ tăng cao sau bữa ăn nên nếu bệnh nhân bị mất kiểm soát đường huyết thì càng nên tránh vận động càng tốt, vì lúc này tập thể dục có thể gây ra một số tác hại, cũng như chấn thương. Bệnh nhân có thể tiếp tục tập luyện khi đường huyết ổn định.

2. Chú ý đến cường độ tập luyện

Người bệnh tiểu đường không nên quá gắng sức, hãy cố gắng lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân, việc tập quá nặng sẽ làm tiêu hao năng lượng quá mức gây tụt đường huyết nhanh, đồng thời tăng biến chứng tiểu đường. Các bài tập phù hợp nhất với bệnh nhân tiểu đường đó là đi bộ, yoga, thái cực quyền...

atl_20200903153205_798.jpeg

Người bệnh tiểu đường không nên quá gắng sức, hãy cố gắng lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân.

3. Luôn quan sát cơ thể trong khi tập

Trong khi tập luyện chúng ta nên theo dõi tình trạng của cơ thể mình, nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết do tiêu hao quá nhiều năng lượng sẽ có cảm giác mệt mỏi, yếu ớt, đau đầu... lúc này cần nghỉ ngơi ngay để tránh chấn thương, ngất xỉu.

4. Cần khởi động đầy đủ trước khi tập thể dục

Người bệnh tiểu đường cần chú ý khởi động kỹ trước khi vận động, đặc biệt là tập yoga và chạy bộ, việc khởi động đúng cách có thể khiến chân tay thích nghi dần với việc vận động và tránh chấn thương cho tay chân khi vận động.

Nhìn chung, việc vận động đúng cách sau bữa ăn giúp hạ đường huyết và rất có lợi cho người tiểu đường. Nhưng ngoài việc tập luyện, bạn cũng nên kiểm soát chế độ ăn uống, điều chỉnh thói quen làm việc và nghỉ ngơi. Cần thay đổi nhiều thói quen khác nhau để đường huyết thực sự ổn định, tránh hàng loạt tổn thương cho tim mạch, thận, mắt do đường huyết dao động quá lớn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi… mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Top