Sau khi tập thể dục, chàng trai bỗng nhiên yếu ớt, không đứng vững vì căn bệnh này
Những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này có thể khiến nhiều người chủ quan, dẫn đến việc chậm trễ trong việc điều trị.
Gần đây, khoa Nội tiết tại Bệnh viện Trung Sơn số 7 ở Hàng Châu, Trung Quốc vừa tiếp nhận trường hợp đặc biệt của một bệnh nhân 19 tuổi. Theo đó, chàng trai này tên là Tiểu Thái, sau khi tập thể dục với bạn bè, anh đổ rất nhiều mồ hôi, tay chân đột nhiên yếu ớt không thể đứng dậy. Một người bạn của Tiểu Thái nhận ra dấu hiệu bất thường nên đã vội vàng gọi xe cứu thương.

Mức kali trong máu hạ, khiến chàng trai đột ngột mất kiểm soát tay chân. (Ảnh minh họa)
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra rằng lượng kali trong máu của Tiểu Thái chỉ có 1,69 mmol/L, thấp hơn rất nhiều so với lượng kali trong máu của người bình thường là 3,5-5,5 mmol/L. Nói cách khác, Tiểu Thái bị hạ kali máu nghiêm trọng do có tiền sử mắc bệnh cường giáp. May mắn thay, việc cấp cứu và điều trị kịp thời đã giúp cho Tiểu Thái nhanh chóng bình phục.
Hạ kali máu là tình trạng như thế nào?
Lý Phương Bình, trưởng khoa Nội tiết tại đây giải thích rằng: "Hạ kali máu là một rối loạn điện giải thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, khiến các ion kali trong huyết thanh thấp hơn 3,5mmol/L".
Ion kali là một ion quan trọng duy trì chức năng bình thường của cơ thể. Nếu thiếu có thể ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh cơ, chức năng tim..., đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
Có rất nhiều căn bệnh gây ra tình trạng hạ kali máu như bệnh cường giáp, nhiễm toan ống thận, tăng aldosteron nguyên phát...
Những triệu chứng của hạ kali máu

- Tay chân yếu
Triệu chứng phổ biến nhất của hạ kali máu là cơ bắp yếu và bị liệt. Lúc đầu, người bệnh sẽ bị tê và yếu chân tay, sau đó không đi đứng được, không thể ngồi xổm, không thể cử động. Trong một số trường hợp nặng có thể gây khó thở, ngạt thở, nguy hiểm tới tính mạng.
- Chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, nôn
Khi cơ thể thiếu ion kali, tốc độ nhu động ruột sẽ chậm lại, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như chán ăn, chướng bụng, buồn nôn, nôn, táo bón. Trường hợp nặng có thể xảy ra liệt ruột.
- Đánh trống ngực, tức ngực, khó thở
Bệnh nhân bị hạ kali máu có thể bị rối loạn nhịp tim, suy tim. Nếu nhận thấy người bệnh có các biểu hiện như hồi hộp, tức ngực, khó thở,… cần phải cấp cứu kịp thời.
- Đa niệu (đái tháo, đái nhiều)
Hạ kali máu trong thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm chức năng ống thận, đa niệu, thậm chí nhiễm kiềm chuyển hóa ở giai đoạn sau. Biểu hiện thông thường là chóng mặt, bồn chồn, co giật và thậm chí hôn mê. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Hạ kali máu phải được điều trị kịp thời
Mục đích của điều trị hạ kali máu là phục hồi lượng kali trong máu trở về mức bình thường càng sớm càng tốt, nhưng đây là phương pháp điều trị tạm thời chứ không chữa khỏi dứt điểm. Việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với bệnh nhân bị hạ kali máu.
Nếu không xác định rõ nguyên nhân, tình trạng hạ kali máu có thể xảy ra lặp đi lặp lại. Khi không điều trị triệu chứng kịp thời, bệnh nhân sẽ bị suy yếu cơ toàn thân, trường hợp nặng có thể liệt cơ hô hấp gây khó thở, suy tim, nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, sau khi phát hiện hạ kali máu, người bệnh nên đi khám chuyên khoa nội tiết để được chẩn đoán, điều trị chuẩn và tầm soát nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Theo Báo Giao thông

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 10 phút trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 11 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 15 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 16 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 20 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.