Sau nhiều sự cố mất an toàn thang máy ở Hà Nội: Chuyên gia chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến thang máy gặp sự cố nguy hiểm
GiadinhNet – Theo chuyên gia, thang máy là hạng mục công trình đòi hỏi rất cao về sự an toàn với tính mạng con người, nên không có chuyện là thang đứt cáp rồi rơi “bịch” xuống đất. Nguyên nhân khiến thang xảy ra sự cố thường do hỏng rơ-le, phanh mòn... và không đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm định.
Những ngày qua, sự việc thang máy tại toà nhà B10A Nam Trung Yên (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) rơi tự do khiến 2 người bị thương nặng và nhiều người khác bị thương đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Tuy nhiên, chỉ 1 ngày sau đó, 38 người đã may mắn được lực lượng chức năng giải cứu sau thời gian bị mắc kẹt trong 2 thang máy tại Công ty Cổ phần tập đoàn Hoàng Anh (ở xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Sự việc này càng khiến dư luận hoang mang về sự an toàn của thang máy trong các khu chung cư, toà nhà cao tầng.
Trước những sự việc trên, PV Báo Gia đình & Xã hội đã tham khảo ý kiến các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp đang kinh doanh về lĩnh vực thang máy để có thông tin khách quan, đa chiều.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Đào (CT HĐQT Công ty thang máy CONIMEC, ở Hà Nội) cho biết: "Thang máy là hạng mục công trình đòi hỏi rất cao về sự an toàn nên không có chuyện là thang đứt cáp rồi rơi "bịch" xuống đất. Bởi vì mỗi thang máy được trang bị bởi 4 – 5 hoặc 6 sợi cáp thép, mỗi sợi cáp có thể nâng được hàng chục tấn".
Hiện trường vụ thang máy toà nhà B10A Nam Trung Yên (Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) rơi khiến 2 người bị thương nặng và nhiều người khác bị thương, hoảng loạn.
Ông Đào phân tích, thông thường thang máy được chuyển động thông qua hệ thống cáp tải, trong đó một đầu cáp bắt vào đối trọng, đầu còn lại được bắt vào cabin và các cáp tải được vắt qua các rãnh puly ma sát của máy kéo. Vì vậy, trong trường hợp bình thường, cabin thang máy chuyển động lên hay đi xuống, nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào chiều quay và vận tốc quay của puly dưới sự kiểm soát máy kéo và tủ điều khiển, đáp ứng nhu cầu đi lại (lên, xuống) của người sử dụng.
Khi xảy ra trường hợp cáp quá cũ hoặc rãnh puly quá mòn (hoặc cả hai) thì giữa cáp và puly không còn ma sát và dẫn đến hiện tượng "trượt" cáp. Khi đó mặc dù puly không chuyển động nhưng cabin vẫn có thể di chuyển lên hoặc xuống không theo ý muốn của người sử dụng.
Cũng có trường hợp giữa puly và cáp ma sát tốt nhưng vì sự cố kỹ thuật nào đó mà dẫn đến hiện tượng "chống phanh" (phanh cứ mở ra, không đóng lại được - PV), thì đương nhiên puly sẽ quay một cách "tự do" và khi đó, cabin sẽ chuyển động đi lên nếu bên đối trọng nặng hơn hoặc đi xuống nếu bên cabin nặng hơn.
Chị Nguyễn Thanh T (31 tuổi, ở Hà Nội) là một trong 2 bệnh nhân bị chấn thương khớp khối sau sự cố thang máy tại toà nhà B10A Nam Trung Yên.
Khi cabin chuyển động ở trạng thái mất kiểm soát thì người ở trong thang sẽ có cảm giác thang rơi (hoặc nâng) nhanh dần và thường dẫn đến hoảng loạn. Tuy nhiên do cấu tạo của thang máy nên thang sẽ không "rơi" quá nhanh như hiện tượng thả hòn gạch rơi tự do xuống đất.
Ngoài ra, mỗi thang máy đều được trang bị cơ cấu chống rơi. Khi vận tốc cabin thang máy đạt đến 1 giá trị nào đó thì có một cơ cấu chống rơi, tức là thệ thống hãm tự động (cơ cấu chống vượt tốc) được kích hoạt cơ cấu phanh cơ bám chặt vào ray, không cho phép cabin di chuyển thêm. Do đó, có thể ngăn ngừa được rủi ro.
Giả sử, vận tốc di chuyển bình thường của thang máy là 01 mét/giây và cơ cấu chống rơi được nhà sản xuất cài đặt ở vận tốc 1,5 mét/giây thì khi có sự cố, thang di chuyển với vận tốc nhanh dần và khi đạt tới vận tốc 1,5 mét/giây thì bộ chống rơi sẽ kích hoạt và cabin thang sẽ bám chặt vào ray.
Phim chụp chấn thương ở vùng chân của bệnh nhân Nguyễn Thanh T (31 tuổi) - một trong 2 nạn nhân bị thương nặng nhất sau vụ thang máy toà nhà B10A Nam Trung Yên gặp sự cố.
Trong thời qua, có không ít vụ thang máy rơi từ tầng cao xuống đến lưng chừng toà nhà thì thang máy đột ngột dừng lại. Đó chính là thời điểm cơ cấu chống rơi của thang được kích hoạt.
Hơn nữa, dưới đáy hố thang cũng được trang bị một cơ cấu giảm chấn. Tức là thang không phải rơi bịch xuống dưới nền bê tông, mà chạm vào bộ giảm chấn thuỷ lực đủ lớn để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bất trắc.
Ông Đào nhấn mạnh, có một số nguyên nhân chủ yếu khiến thang xảy ra mất an toàn như: hỏng rơ-le, phanh mòn...
Phần kỹ thuật của thang máy toà nhà B10A Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) sau sự cố rơi từ tầng 5 xuống mặt đất.
"Chúng ta chỉ có giảm thiểu được rủi ro bằng cách nâng cao chất lượng công tác bảo dưỡng kỹ thuật, thay thế kịp thời các chi tiết đã hết niên hạn sử dụng thì mới đảm bảo an toàn trong sử dụng. Tuy nhiên, dù có sự cố gì đi chăng nữa thì thang máy đều đã có cơ cấu bảo vệ tính mạng con người", ông Đào cho hay.
Nói về vụ thang máy toà nhà B10A Nam Trung Yên (Trung Hoà, Nhân Chính) rơi vừa qua, ông Đào cho rằng: "Trường hợp này có thể khi tiếp đất, thang chưa đạt được vận tốc để tự động kích hoạt cơ cấu chống rơi. Tuy vậy, vận tốc di chuyển cũng nhanh hơn bình thường dẫn đến hoảng loạn và khi chạm giảm chấn dừng đột ngột thì mọi người bị mất cân bằng dẫn đến tai nạn đáng tiếc xảy ra".
Về vấn đề kiểm định, ông Đào cho biết, theo tiêu chuẩn kiểm định thang máy điện thì đối với thang mới, sau kiểm định lần đầu 3 năm sau mới phải kiểm định lại. Đối với thang cũ thì có thể sau 2 năm sau mới phải kiểm định lại.
Không có chuyện thang bị rơi do quá tải
Về sự cố quá tải, ông T (một chủ doanh nghiệp kinh doanh thang máy khác tại Hà Nội) cho rằng, bất cứ ai đi vào cầu thang máy cũng đều gặp tình huống phổ thông nhất là "quá tải".
Theo ông T, nguyên tắc của thang hoạt động bao giờ cũng có giới hạn trọng tải cho phép, nếu quá số lượng thì chức năng báo quá tải tự động thông báo bằng còi và dòng chữ "over load". Đương nhiên, lúc này cửa không thể đóng thì thang máy không hoạt động.
Đó là nguyên lý của thang máy, nhưng sư cố vẫn có thể xảy ra nếu con người không vận hành đúng quy trình, không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn.
Thang máy phải được kiểm định chặt chẽ
PGS.TS Trần Chủng – nguyên Cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: "Thang máy trong các nhà cao tầng là một hạng mục công trình đòi hỏi rất cao về công trình, cho nên quy định về thang máy rất chặt chẽ ở các trình tự thủ tục, lắp đặt cũng như kiểm định chất lượng.
Đối với thang máy trong chung cư thì chủ đầu tư hoặc chủ nhà phải ký kết với công ty kiểm định độc lập có tư cách pháp nhân để đơn vị đó kiểm định lại, đánh giá lại thang, cũng như định kỳ chăm sóc. Tuỳ theo tuổi thọ của thang mà đơn vị đó phải kiểm định, đánh giá xem mức độ an toàn của các thiết bị cấu thành thang, của thang, cáp, tời, phanh…
Trong trường hợp thang có sự cố bất thường thì đơn vị kiểm định độc lập đó phải kiểm tra đột xuất".
Bảo Loan
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 36 phút trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 37 phút trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 39 phút trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 3 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 14 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.