Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Siêu đô thị" Hà Nội và chuyện “mỗi năm thêm một huyện người”

Thứ sáu, 12:00 11/11/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Quy mô dân số Hà Nội sẽ tiếp tục tăng. Trung bình mỗi năm Thủ đô tăng thêm tương đương “một huyện người”. Cùng với các vấn đề về di cư, tỷ số giới tính khi sinh diễn biến phức tạp, già hóa dân số… đang là những áp lực lên hạ tầng cơ sở và sự phát triển chung của Thủ đô. Theo dự báo của Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến năm 2020, dân số Hà Nội có thể tăng lên gấp đôi.


Theo dự báo của Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến năm 2020, dân số Hà Nội có thể tăng lên gấp đôi. Ảnh: Chí Cường

Theo dự báo của Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến năm 2020, dân số Hà Nội có thể tăng lên gấp đôi. Ảnh: Chí Cường

Dân số tăng gấp đôi vào năm 2020

Đại diện Chi cục DS-KHHGĐ TP Hà Nội cho biết, mỗi năm quy mô dân số Hà Nội tăng thêm khoảng 200.000 người, tương đương dân số một huyện lớn. Theo Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến năm 2020, dân số Hà Nội có thể tăng gấp đôi, lên 14 triệu người. Điều này đang gây sức ép về cả giao thông và cả quy hoạch đô thị cho Hà Nội.

Số liệu thống kê cho thấy, sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân số Thủ đô đạt trên 7,1 triệu người. Đặc biệt trong vòng 4 năm (2008-2011), dân số Hà Nội đã tăng khoảng 43 vạn người, trong đó tăng dân số cơ học lên tới 5 vạn người/năm, chủ yếu thuộc các đối tượng trong độ tuổi lao động.

Ông Đinh Văn Định (ở khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông) cho biết, ông là một trong những hộ đầu tiên đến sinh sống tại khu đô thị Xa La, lại đảm nhiệm vai trò tổ trưởng tổ dân phố nên ông nhận thấy sự gia tăng rõ rệt mức tăng dân số ở đây. Phần lớn, những người về đây sống là các bạn trẻ ở ngoại tỉnh về học hành, lập nghiệp và xây dựng gia đình. Nếu năm 2011, phường Phúc La có 17.000 người thì năm nay, con số này đã lên tới 30.000 người (gần gấp đôi). Với tỉ lệ như vậy, hiện nay phương Phúc La đang dẫn đầu về tỉ lệ tăng dân số ở quận Hà Đông.

Chia sẻ về vấn đề này, Trung úy Bạch Ngọc Toàn, Công an phường Phúc La cho hay, các hộ dân diện KT3, KT4 rất lớn, chiếm khoảng 1/3 số dân ở đây. Nhiều người thuê nhà, mua nhà ở đây nhưng chưa nhập khẩu được theo điều kiện của Thủ đô. Tại khu đô thị Xa La có 3 tòa nhà, mỗi tòa là 400 hộ, tổng 3 tòa đã là 1.200 hộ. Tỉ lệ người nhập cư về mua nhà ở đây rất cao, do đó theo ông Nguyễn Đức Tiến, Chủ tịch UBND phường Phúc La, công tác quản lý hành chính cũng gặp nhiều khó khăn.

Phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm) cũng là một trong những địa phương đang đau đầu trước bài toán tăng dân di cư trong những năm gần đây. Đây là một địa phương có tốc độ đô thị hóa chóng mặt khi từ xã lên phường, đồng thời có nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn nên nhiều dự án nhà ở mọc lên nhiều. Ông Hồ Trọng Thắng, Chủ tịch UBND phường Cầu Diễn cho hay, người dân ở các tỉnh khác đến địa bàn nhiều, ảnh hưởng đến việc quản lý hộ khẩu và hạ tầng cơ sở.

Cùng chịu những sức ép lớn từ số dân nhập cư là phường Vĩnh Tuy, hiện là phường có diện tích rộng nhất trong số 20 phường thuộc quận Hai Bà Trưng (với diện tích 1,63 km2). Tuy nhiên, trong mấy năm qua, dân số của phường Vĩnh Tuy tăng lên đột biến khiến hạ tầng quá tải. Theo ông Nguyễn Anh Hào, Phó Chủ tịch MTTQ, Trưởng ban Thanh tra Nhân dân phường thì Vĩnh Tuy có trên 4 vạn dân chưa kể dân cư của các khu đô thị lớn và hàng loạt dự án nhà ở, khu chung cư khác trên địa bàn đang đưa vào sử dụng. Vì thế trong thời gian sắp tới, dân số phường Vĩnh Tuy có thể tăng trên 8 vạn dân.

Giải pháp nào cho “siêu đô thị”

Đề cập đến vấn đề “nóng” của Thủ đô, GS.TS Đỗ Thị Minh Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) tại Hội thảo khoa học “Thủ đô Hà Nội: Truyền thống, nguồn lực và định hướng phát triển” cuối năm 2015 cho rằng: Hà Nội đã thực sự trở thành một “siêu đô thị” với trên 7 triệu dân.

Với dự báo của Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến năm 2020, dân số Hà Nội có thể tăng lên gấp đôi (khoảng 14 triệu dân) và chủ yếu do gia tăng cơ học thì có thể hình dung sức ép lên hạ tầng cơ sở sẽ lớn như thế nào. Bên cạnh mặt tích cực là đã làm “trẻ hóa” thành phần dân số với lượng người nhập cư chủ yếu trong độ tuổi lao động thì việc không kiểm soát dân số cũng đang gây ra những áp lực lên giao thông cùng nhiều vấn đề về môi trường, chất lượng cuộc sống cũng như quản lý đô thị.

Trung bình mỗi năm có khoảng 120.000 trẻ ra đời, cộng với tỷ lệ nhập cư về Hà Nội liên tục tăng khoảng 80.000 người/năm, Hà Nội đang phải đối mặt với bài toán đảm bảo quy mô dân số hợp lý. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, có đến 32 phường, xã Hà Nội có tỉ lệ người nhập cư trong 5 năm (2004 - 2009) chiếm trên 30% dân số của phường, xã đó. Các phường, xã này nằm chủ yếu tại các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, những khu vực đang đô thị hóa rất mạnh và biến động cơ học bất thường. "Các khu đô thị mới là nơi giải quyết chỗ ở cho các luồng dân di cư, nhưng đây cũng là một nhân tố làm cho giao thông thường xuyên bị quá tải, các trục đường huyết mạch bị tắc vào giờ đi làm và đi làm về, cùng các vấn đề về môi trường và quản lí đô thị khác", GS.TS Đỗ Thị Minh Đức chỉ rõ.

Cùng với tăng dân số tự nhiên, tăng dân số cơ học gây áp lực lớn cho công tác khám, chữa bệnh và công tác giáo dục đào tạo, gây ra tình trạng quá tải tại các bệnh viện, trường học. Việc kiểm soát quy mô, cơ cấu dân số gặp khó khăn. Các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ không bảo đảm. Việc bố trí nguồn nhân lực để chủ động triển khai thực hiện công tác dân số cũng sẽ khó đạt kết quả… Công tác điều tra dân số, quản lý dân cư gặp nhiều trở ngại khi số người không đăng ký hộ khẩu thường trú khá lớn. Theo ước tính, mật độ dân số trung bình của Hà Nội gấp 8 lần mật độ chung của cả nước và có sự phân bố không đồng đều, chênh lệch lớn giữa khu vực ngoại thành và nội thành.

Nghiên cứu về sự phát triển dân số Hà Nội, các chuyên gia về lĩnh vực này cho rằng, trước sự gia tăng dân số Thủ đô như trên, Hà Nội cần có các bộ lọc hữu hiệu đối với người nhập cư để có thể “định hướng quy hoạch” được quy mô, cơ cấu thành phần dân cư về lâu dài. Cùng với việc phát triển các đô thị vệ tinh, Hà Nội có thể sẽ giúp giảm sức ép nhập cư lên các quận thuộc đô thị trung tâm. Đồng thời, khuyến nghị các chính sách để người nhập cư hội nhập tốt hơn vào cuộc sống đô thị như đào tạo nghề, việc làm cho người nhập cư, việc đảm bảo dịch vụ giáo dục, y tế.

Dân số đổ về Hà Nội sinh sống ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2015, Hà Nội có khoảng hơn 7 triệu nhân khẩu, trong đó, toàn thành phố có gần 1,5 triệu người tạm trú. Mỗi năm, dân số Hà Nội tăng thêm khoảng 200.000 người, tương đương với dân số một huyện lớn. Với tốc độ tăng trưởng dân số như vậy, Thủ đô đang phải chịu áp lực rất lớn trên mọi lĩnh vực.

Nhiều địa phương đang phải đau đầu khi giải quyết bài toán tăng dân di cư trong những năm gần đây. Công tác quản lý nhân khẩu và hạ tầng cơ sở tại địa phương gặp rắc rối khi có quá nhiều người từ các tỉnh khác đến cư trú.

Nỗ lực giảm tỷ số giới tính khi sinh

Bên cạnh vấn đề quy mô dân số tiếp tục tăng, Hà Nội cũng đang đối mặt với diễn biến phức tạp của công tác DS-KHHGĐ, trong đó đặc biệt là tỷ số giới tính khi sinh. Mức chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội những năm trước rất cao, 116 bé trai/100 bé gái, cao hơn nhiều so với mức chung cả nước. Với những nỗ lực của ngành DS-KHHGĐ Hà Nội, từ năm 2014 – 2015, tỷ số này đã giảm xuống đến tháng 10/2016, ước tính là 113,6 trẻ trai/100 trẻ gái. Tuy nhiên, vẫn còn các quận, huyện có tỷ số giới tính cao trên 120/100 như: Sơn Tây (131,9/100); Ứng Hòa (130,1/100); Mê Linh (123,6/100); Ba Vì (121,9/100); Phú Xuyên (121,3/100); Thạch Thất (120,9/100); Sóc Sơn (120,3/100).

Ông Tạ Quang Huy, Chi Cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ TP Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo công tác dân số cấp quận, huyện, thị xã tại các xã, phường, thị trấn yếu kém. Đặc biệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế công lập và tư nhân trên địa bàn trong việc thực hiện quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.

M.Việt

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Top