Sở GD-ĐT TP.HCM lên tiếng về việc 'năm nào cũng thu tiền điều hòa'
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, đã lý giải về các khoản vận động thu đầu năm học mới, trong đó có việc tại sao năm nào cũng phải... đóng tiền điều hòa.
Nghiêm túc chấn chỉnh lạm thu
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay Sở đã phối hợp với các ngành, quận, huyện dự thảo công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 04/2023 của HĐND TP.HCM.
Dự thảo công văn yêu cầu đảm bảo về nội dung thu (định danh), tên các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục (không bao gồm học phí) phải đảm bảo đúng tên của 26 nội dung khoản thu, thuộc 4 nhóm theo phân loại.
Tất các mức thu của khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục (không bao gồm học phí) phải đảm bảo không vượt mức thu tối đa theo quy định cùng từng nhóm theo phân loại địa bàn.

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM.
Dự thảo công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 04/2023 cũng nêu tất cả các khoản thu phải được các đơn vị thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến phụ huynh, học sinh, sinh viên. Bộ phận tài vụ của nhà trường thực hiện thu tiền, phát hành biên lai, hóa đơn thu tiền cho từng học sinh, sinh viên, không giao cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền. Tất cả khoản thu phải đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thu chi đầu năm học, kịp thời chấn chỉnh tình trạng thu các khoản thu không đúng quy định.
Tại sao năm nào cũng vận động thu điều hòa?
Đối với tiền điều hòa, sửa chữa cơ sở vật chất trong phòng học năm học nào cũng triển khai thu, ông Hồ Tấn Minh cho hay việc này chiếu theo quy định tại Thông tư số 16/2018 của Bộ GD-ĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục.
Theo đó, cơ sở giáo dục vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung: Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; Cải tạo sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; Hỗ trợ các hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Đồng thời Thông tư này khuyến khích các nhà tài trợ tổ chức thực hiện việc đầu tư, xây dựng theo hình thức “chìa khóa trao tay” mua sắm trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh để bàn giao cho cơ sở giáo dục.
Thông tư cũng quy định các văn bản hướng dẫn của Sở phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không xem huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo.
Trên thực tế, các trường có nhu cầu vận động tài trợ đã lập kế hoạch vận động tài trợ theo quy định, trình cơ quan chủ quản phê duyệt. Phần lớn các trường vận động được nguồn kinh phí đáng kể để hỗ trợ về cơ sở vật chất và các hoạt động giáo dục cho các trường; hàng năm thực hiện các thủ tục quyết toán theo quy định.
Nhiều trường vận động tiền mua, sửa chữa điều hòa, sửa chữa cơ sở vật chất hàng năm vì nhiều lý do. Về điều hòa, mỗi năm các trường có nhu cầu trang bị điều hòa (có thỏa thuận với phụ huynh) chỉ mua hoặc sửa chữa điều hòa theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm chỉ trang bị cho một số phòng học nhất định.
Các năm học sau có thể tiếp tục mua thêm để trang bị cho các phòng học khác nên tiếp tục vận động. Trong quá trình máy hoạt động có thể bị hư hỏng nên cần kinh phí vận động để bảo trì, sửa chữa. Việc trả tiền điện riêng cho sử dụng điều hòa cũng phải vận động tài trợ, đi đôi với việc mua và sử dụng vì điều hòa là loại thiết bị tiêu hao điện năng nhiều.
Trong khi việc sử dụng điện luôn có hạn mức, sử dụng điện quá định mức sẽ áp dụng đơn giá điện cao hơn giá trong định mức. Một số điều hòa dùng lâu năm hết hạn thời gian sử dụng cũng cần phải thay thế.
Về cơ sở vật chất, nhiều trường xây dựng trong thời gian gần đây hoặc đã xây dựng lâu năm có sự xuống cấp, hư hỏng, cần có nguồn kinh phí để cải tạo, sửa chữa trong khi nguồn kinh phí nhà nước cấp còn hạn hẹp. Vì vậy, hàng năm các trường có nhu cầu cải tạo sửa chữa trường lớp, nhà vệ sinh, sân thể thao, nhà thi đấu... ngoài nguồn kinh phí nhà nước cấp, cần thêm nguồn vận động tài trợ từ xã hội hóa.
Mỗi năm, các trường chỉ làm một vài hạng mục, vận động tài trợ theo nhu cầu, có sự thỏa thuận với phụ huynh.
Về các thiết bị hỗ trợ dạy học như hệ thống âm thanh, máy chiếu, màn hình nhằm nâng cao chất lượng dạy học, các trường cũng có kế hoạch vận động tài trợ trên cơ sở đã thống nhất với phụ huynh trong buổi họp đầu năm.
Theo ông Minh, hạn chế hiện nay là phần lớn các đơn vị vẫn tập trung vận động từ phụ huynh học sinh thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh; chưa mở rộng đến các đối tượng vận động tài trợ khác như các công ty, doanh nghiệp, mạnh thường quân... Đầu năm học, bên cạnh nhiều khoản phải chi như sách vở, dụng cụ học tập, đồng phục... nếu thêm các khoản vận động tài trợ sẽ là gánh nặng cho phụ huynh.
Do đó, Sở đưa ra hướng khắc phục là các đơn vị trường học cần tiếp tục thực hiện mở rộng các đối tượng vận động tài trợ, không chỉ tập trung vào một đối tượng là phụ huynh học sinh, không tập trung vận động tài trợ vào đầu năm học.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an đạt mức kỷ lục
Giáo dục - 1 giờ trướcNgày 6/7, gần 23.000 thí sinh cả nước đã tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an với tổng số hơn 1.000 phòng thi, tăng hơn 5.000 thí sinh so với năm 2024.

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an
Giáo dục - 1 ngày trướcNăm nay, Học viện Chính trị Công an Nhân dân tuyển 100 chỉ tiêu nhưng có tới 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào Học viện.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 1 ngày trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 1 ngày trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, MC nhí Đỗ Quyên đã vinh dự giành được thành tích ấn tượng tại giải tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025. Đây là một trong những giải đấu uy tín hàng đầu dành cho học sinh yêu thích tranh biện học thuật bằng tiếng Anh trên cả nước.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 2 ngày trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.

Danh sách 34 Giám đốc Sở GD&ĐT sau hợp nhất
Giáo dục - 3 ngày trướcTrong số 34 Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT các địa phương trên cả nước tỷ lệ có 9 nữ và 25 nam.

Thi 3 môn được 2,5 điểm vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập ở Nghệ An
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Thông báo tuyển sinh lớp 10 đợt 2 của Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) với mức điểm chuẩn chỉ 2,5 điểm đang gây xôn xao mạng xã hội và khiến nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng về chất lượng đầu vào.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dụcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.