Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sở GD&ĐT Hà Nội lý giải quyết định liên quan tới hàng triệu gia đình trong những ngày rét buốt

Thứ tư, 17:02 24/01/2024 | Giáo dục

GĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá bản tin dự báo thời tiết từ cơ quan chuyên môn có tính chính thống, là căn cứ xác đáng để quyết định cho học sinh nghỉ học tránh rét.

Liên quan đến vấn đề nhiều phụ huynh cho rằng việc phải chờ bản tin dự báo thời tiết vào 6h mới biết con đi học hay nghỉ khiến họ không chủ động. Sở GD&ĐT Hà Nội đã có lý giải xung quanh vấn đề này.

Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, việc cho học sinh nghỉ học căn cứ vào dự báo thời tiết lúc 6h sáng. Sở đánh giá bản tin dự báo thời tiết lúc 6h từ cơ quan chuyên môn có tính chính thống, là căn cứ xác đáng để quyết định.

Mặt khác, công tác phòng, chống rét đã được thực hiện từ đầu mùa Đông. Trước mỗi đợt lạnh sâu, các trường được yêu cầu lên kế hoạch ứng phó, như cho học sinh nghỉ học, học trực tuyến hoặc trang bị thêm cơ sở vật chất để đón học sinh trong những ngày này.

Phụ huynh cũng thường xuyên được nhắc nhở, khuyến cáo theo dõi tình hình thời tiết để giữ ấm cho trẻ.

Nhiệt độ ở Hà Nội còn giảm sâu, học sinh có tiếp tục phải nghỉ học tránh rét?Nhiệt độ ở Hà Nội còn giảm sâu, học sinh có tiếp tục phải nghỉ học tránh rét?

GĐXH - Theo dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh, ở khu vực Bắc Bộ trong đó có Hà Nội trời tiếp tục rét hại. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 8-10 độ, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ.

Sở GD&ĐT Hà Nội lý giải vì sao cho học sinh nghỉ học căn cứ vào dự báo thời tiết lúc 6h sáng - Ảnh 2.

Sở GD&ĐT Hà Nội lý giải vì sao cho học sinh nghỉ học căn cứ vào dự báo thời tiết lúc 6h sáng. Ảnh minh họa: TTXVN

Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng đây là phương án linh hoạt, trao quyền chủ động cho các trường dựa trên điều kiện thực tế.

"Với những trường cho học sinh nghỉ vẫn mở cửa đón học sinh nếu gia đình không có người trông. Do đó, bản chất của quy định này không phải cứ 6 giờ sáng mới rối lên tìm cách làm mà đã có sự chuẩn bị rồi", đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay.

Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội phát thông báo, trẻ mầm non và học sinh tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C; học sinh THCS nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7 độ C.

Các nhà trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm trong những ngày rét đậm. Trường hợp học sinh đến muộn vì thời tiết, nhà trường cần linh hoạt giải quyết để học sinh được vào học.

Căn cứ để nhà trường đưa ra quyết định cho học sinh nghỉ học là bản tin dự báo thời tiết trong chương trình "Chào buổi sáng" trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình "Hà Nội buổi sáng" trên kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vào 6h hàng ngày.

Theo dự báo thời tiết trong những ngày tới của cơ quan khí tượng, đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể kéo dài đến khoảng ngày 28/1; vùng núi cao vẫn có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá.

Từ nay đến ngày 28/1, nền nhiệt độ cả ban ngày và đêm đều ở mức thấp, rất ít thời điểm có nắng. Riêng khoảng từ 26/1, khi thời tiết từ rét hại chuyển rét đậm, rét hại, nhiệt độ ban đêm và sáng sớm mới có khả năng trên 10 độ; từ 28/1 có thể lên trên 13 độ và từ 30-31/1 trên 15 độ.

Dự báo sau ngày 30/1, nhiệt độ ban ngày mới tăng lên trên 20 độ.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 2 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 12 giờ trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 2 ngày trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 3 ngày trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 3 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 3 ngày trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Top