Sốc vì con học mẫu giáo đã nhiễm virus có thể gây ung thư và thường lây qua đường tình dục
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM virus HPV chính là thủ phạm gây ra ung thư cổ tử cung và thường lây qua đường tình dục là chính.
Hoảng hốt con 6 tuổi đã mắc HPV
Mới đây, bác sĩ Tiến đã nhận được chia sẻ xin tư vấn của một trường hợp mắc virus HPV khi đang còn học mẫu giáo.
Cháu bé năm nay được 6 tuổi đang học mẫu giáo, do cháu khó chịu ở bộ phận dưới nên được gia đình đưa đi khám và kết quả là cháu bị HPV tuýp 16. Ở nhà cháu không ai bị nhiễm bệnh này và cháu cũng không bị xâm hại.
Bác sĩ Tiến cho biết, virus HPV (human papillomavirus) là một loại virus gây u nhú ở người. Virus này lây lan theo đường tiếp xúc da với da và chúng phát triển trên bề mặt của da hay niêm mạc để gây bệnh. HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Virus HPV có trên 120 loại, trong đó các type nguy cơ thấp (6,11) gây ra mụn cóc sinh dục còn các type nguy cơ cao (16,18…) có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, dương vật, hậu môn..
Hầu hết người bị nhiễm HPV thường không có triệu chứng gì và họ cũng không biết là mình đã nhiễm bệnh.
Vì sao trẻ em lại nhiễm HPV
Virus HPV chủ yếu lây qua đường tình dục nhưng theo bác sĩ Tiến khi người mẹ mang thai nhiễm HPV có thể lây cho con trong thai kỳ hoặc khi sinh, khiến trẻ mắc bệnh ngay sau khi ra đời. Khi người mẹ, hoặc người chăm sóc trẻ nhiễm HPV, trong quá trình tiếp xúc như tắm giặt, vệ sinh cho trẻ thì vô tình cũng sẽ lây bệnh sang cho trẻ.
Ngoài ra, nguyên nhân nữa đó là do trẻ nhỏ rất hiếu động nên thường có những vết thương hở ngoài da, sức đề kháng của trẻ còn yếu kém, nên khi trẻ sử dụng các vật dụng như: quần áo, bồn tắm, bồn vệ sinh... chung với người có chứa mầm bệnh thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.
Trường hợp này hay gặp khi trẻ đi nhà trẻ và trong lớp có trẻ bị nhiễm HPV. Hay khi trẻ có mang HPV ở tay và trẻ hay sờ chạm vào cơ quan sinh dục của mình cũng có thể gây ra mụn cóc sinh dục.

Đường lây của HPV là gì?
Một nguyên nhân nữa tuy ít gặp nhưng vẫn có thể lây nhiễm bệnh, đó là tình trạng nếu trẻ bị người nhiễm bệnh sùi mào gà lạm dụng tình dục, bộ phận sinh dục của người bệnh qua tiếp xúc trực tiếp sẽ khiến trẻ bị lây nhiễm.
Mụn cóc sinh dục do HPV bắt đầu bởi biểu hiện tổn thương sẩn mềm màu da, hồng hoặc màu nâu, đường kính khoảng một vài mm. Sau vài tuần đến vài tháng, các tổn thương có thể hợp lại thành mảng lớn hơn hay còn được gọi "tổn thương dạng súp lơ".
Ở trẻ nam, sùi mào gà thường gặp ở vị trí quanh hậu môn và ít thấy ở thân dương vật. Ở trẻ nữ có thể gặp ở quanh hậu môn, âm hộ, màng trinh, phía ngoài âm đạo và khu vực quanh lỗ niệu đạo. Một vài trường hợp có thể gặp ở bên trong niêm mạc âm đạo và trực tràng. Bệnh thường ít có triệu chứng cơ năng, có thể gây ngứa, đau hoặc chảy máu.
Khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng như trên, các bậc làm cha, làm mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời, phù hợp nhất. Tuyệt đối không được chủ quan khi có những biểu hiện bất thường trên cơ thể của trẻ.
Trường hợp của cháu bé trên, bác sĩ Tiến nghi ngờ rằng có thể bé nhiễm HPV khi đi mẫu giáo do dùng chung đồ dùng với người nhiễm hoặc do bé tự sờ nắn bộ phận sinh dục khi tay bị nhiễm HPV.
Việc phòng ngừa tái nhiễm cho trẻ đó là giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ khi chăm sóc, tắm rửa cho trẻ, tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, tránh nguồn bệnh (người nhiễm bệnh hay vật dụng có chứa HPV).
Bảo vệ trẻ trước kẻ xấu như cần quan tâm, đưa đón trẻ đi học, giáo dục trẻ những kỹ năng cần thiết để đối phó với kẻ xấu khi không có bố mẹ, người thân bên cạnh, dẫn trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
Đặc biệt, bác sĩ Tiến khuyến cáo đối với trẻ nữ từ 9 – 26 tuổi và chưa bị nhiễm bệnh cũng như chưa quan hệ tình dục, nên đưa trẻ đi chích ngừa HPV tại các trung tâm y tế.
Theo Trí thức trẻ

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 6 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 15 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.