Sỏi amidan có tự khỏi không, gây biến chứng gì?
Sỏi amidan là tình trạng xuất hiện khối vôi hóa màu trắng bên trong hốc amidan. Khối vôi này thường thấy nhất ở những người bị viêm amidan, nhưng ở người bình thường cũng có thể xuất hiện tình trạng này.
Nguyên nhân sỏi amidan
Amidan có nhiệm vụ sản sinh ra tế bào tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp. Dù vậy, nếu số lượng vi khuẩn, virus xâm nhập ồ ạt sẽ khiến các tế bào không đủ sức chống chọi. Xác của các tế bào thoái hóa theo thời gian tích tụ lại. Thức ăn bị vướng lại kẽ hở của amidan kết hợp với muối vô cơ sẽ dẫn đến tình trạng vôi hóa. Do kết cấu bề mặt amidan có nhiều chỗ lồi lõm, dễ dung nạp những chất lắng cặn, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển bởi vậy sỏi amidan cũng dễ hình thành.
Thường thì các cục sỏi amidan này chỉ nhỏ như cỡ hạt gạo nên hay gọi là hạt bã đậu. Ở bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính dễ gặp sỏi amidan.

Sỏi amidan là nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu. Nếu sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh sẽ không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào.
Sỏi amidan là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng
Sỏi amidan là nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu. Nếu sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh sẽ không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào. Theo thời gian, sỏi sẽ được tích tụ và kích thước ngày càng lớn.
Người bệnh bắt đầu cảm thấy vướng họng khi nhai nuốt thức ăn, đau rát dữ dội kèm theo sưng tấy amidan. Thỉnh thoảng, người bệnh có thể thấy những mảnh vụn màu trắng vàng cứng như đá rơi ra khỏi miệng khi đang nhai nuốt.
Khi nội soi sẽ thấy rõ đá trắng vàng ở trong hốc amidan. Ngoài ra, sỏi amidan có thể gây đau tai, ù tai bởi do có dây thần kinh liên kết amdian với tai nên khi amidan bị viêm, tai cũng có thể bị ảnh hưởng.
Sỏi amidan có tự khỏi không?
Câu hỏi đặt ra ở nhiều người bệnh là sỏi amidan chữa thế nào, có tự khỏi không? Trên thực tế sỏi amidan không tự khỏi nhưng nếu như sỏi amindan nhỏ thì người bệnh chỉ cần súc miệng thường xuyên. Nếu sỏi amidan nằm sâu ở bên trong nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào thì không cần phải cố gắng loại bỏ chúng.
Ngoài ra, có thể dùng tăm bông di chuyển và ấn nhẹ vào vùng amidan có sỏi và đẩy về phía trước để sỏi thoát ra ngoài. Cần lưu ý cẩn thận không nên dùng lực hoặc khạc quá mạnh để tránh nguy cơ bị tổn thương ở bên trong khoang miệng. Không dùng ngón tay hoặc bất cứ vật gì nhọn hoặc sắc để loại bỏ sỏi amidan. Để an toàn và yên tâm tốt nhất hãy đến bác sĩ tai mũi họng để giải quyết được vấn đề này.

Người bệnh cần gặp bác sĩ nếu amidan đỏ, sưng hoặc đau.
Nếu sỏi amidan làm đau hoặc khó nuốt có thể súc miệng bằng nước muối ấm. Người bệnh cần gặp bác sĩ nếu có các vấn đề như:
- Không thể lấy được sỏi amidan tại nhà hoặc chỉ lấy được một phần của sỏi;
- Amidan đỏ, sưng hoặc đau;
- Cảm thấy đau sau khi lấy sỏi amidan tại nhà;
- Có triệu chứng của sỏi amidan nhưng không thấy sỏi… hoặc thấy lo lắng có những biểu hiện bất thường khác.
Trường hợp sỏi amidan to gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh không thể giải quyết được các bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật cắt amidan. Phẫu thuật amidan có thể gây đau cổ họng trong vài ngày sau khi phẫu thuật. Và điều cần ghi nhớ rằng, nếu sỏi amidan không quá ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, có thể không cần phải thực hiện phẫu thuật.
Tóm lại: Nguyên nhân chính gây nên sỏi amidan là do vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và mắc ở các hốc, thường hay gặp nhất là những người bị viêm amidan mạn tính.
Vì vậy, để phòng và loại trừ sỏi amidan cần uống nhiều nước sẽ có tác dụng giúp sỏi amidan bị tan nhỏ ra, tránh sự tích tụ hình thành sỏi trong amidan.
Hàng ngày cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thay bàn chải định kỳ. Một ngày nên đánh răng 3 lần: buổi sáng khi thức dậy, sau khi ăn trưa và trước khi đi ngủ tối để phòng tránh bị kết sỏi amidan và giữ sạch răng miệng.

Người đàn ông 63 tuổi ở Phú Thọ phát hiện sớm nguy cơ ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 63 tuổi đi khám và phát hiện polyp đại tràng, tổn thương tiền ung thư nếu để kéo dài từ dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng lâm râm, ăn uống kém...

Người đàn ông liệt nửa người trái sau khi bị chấn thương sọ não
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nói khó, liệt nửa người trái. Qua thăm khám và chụp cắt lớp vi tính sọ não, các bác sĩ phát hiện khối tụ máu dưới màng cứng bán cầu phải số lượng lớn do chấn thương sọ não.

Bé 13 tuổi men gan tăng gấp 100 lần do mắc sai lầm này khi bị sốt xuất huyết
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Trẻ có dấu hiệu mệt nhiều, đau bụng, ói liên tục do sốt xuất huyết, gia đình không cho trẻ nhập viện mà bắt xe khách đi hết 2 tiếng rưỡi để đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. Khi đến nơi thì bé đã rơi vào tình trạng sốc, tổn thương gan nặng, men gan tăng gấp 100 lần bình thường.

Bác sĩ lý giải nguyên nhân đàn ông dễ đột quỵ ở tuổi 49-53
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcỞ độ tuổi 49-53, mọi người dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, nhất là nam giới. Nếu chủ quan, họ có thể gặp các biến cố sức khỏe không báo trước như đột quỵ.

5 cặp thực phẩm bổ sung không nên dùng cùng nhau
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcKhi dùng cùng lúc nhiều loại thực phẩm bổ sung hoặc với thuốc không có nghĩa là sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Trên thực tế, một số loại kết hợp có thể gây hại cho cơ thể.

Người đàn ông 29 tuổi nhập viện sau khi tiếp xúc với hóa chất làm tóc, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tiếp xúc với hóa chất làm tóc có mùi lạ, anh T, xuất hiện đau nhức nhiều vùng mặt trái, kèm ngửi thấy mùi hôi tại mũi nên tự mua thuống uống. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng nặng lên, nên quyết định đi khám.

Cô gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, phải ghép thận vì 3 thói quen sai lầm mà nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cô gái 27 tuổi ở Củ Chi bị suy thận giai đoạn cuối, phải ghép thận do thói quen thức khuya triền miên, uống nước ngọt và ăn uống không lành mạnh trong nhiều năm.

Bé 13 tuổi bị viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa do nhiễm khuẩn HP từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP có dấu hiệu đau bụng âm ỉ kéo dài hơn 1 năm, tưởng do "ruột yếu" nên chỉ cho uống men tiêu hóa...

Không đi khám định kỳ, bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng hôn mê
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcCác bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp... cần phải dùng thuốc suốt đời. Ngoài ra bệnh nhân cần tái khám để bác sĩ kiểm tra tiến triển bệnh cũng như đáp ứng điều trị.

6 cách ngăn ngừa và kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ, trong đó phải kể đến nguyên nhân do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh hoặc do bệnh lý nền gây nên.

Người phụ nữ tổn thương gan nghiêm trọng do hằng ngày uống loại nước thịnh hành
Bệnh thường gặpGĐXH - Một số loại đồ uống dù được ưa thích nhưng có thể gây tổn thương gan, đẩy nhanh quá trình tiến triển của gan nhiễm mỡ và xơ gan.