Soi đèn xuyên đêm gom bông điên điển mùa nước nổi
Bông điên điển ngon khi còn là búp, chưa nở rộ. Sau vài giờ hái, người dân kiếm được 250.000 - 300.000 đồng.
Vị hơi ngọt, thơm ngon, bông điên điển là nguyên liệu không thể thiếu trong món lẩu mắm, canh chua cá, bún cá. Giờ đây, bông điên điển còn được kết hợp chế biến thành các món ăn lạ miệng như gỏi, bánh xèo...

Bông điên điển là loại rau đặc trưng của mùa nước nổi ở miền Tây (Ảnh: Bảo Kỳ).
Giữa khuya soi đèn hái bông điên điển đầu mùa nước nổi (Clip: Bảo Kỳ).
Do có giá trị và được ưa chuộng nhiều, người dân trồng thêm bông điên điển Thái, cho thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, cả người trồng bông điên điển và khách ăn lâu năm đều cho rằng bông điên điển trổ vào mùa nước nổi luôn có hương vị thơm ngon hơn.

Để thu hoạch bông điên điển khi còn búp người dân phải thức từ 1h (Ảnh: Bảo Kỳ).

Khi hái bông điên điển cần đeo khẩu trang trùm kín đầu để tránh bồ hóng chui vào lỗ tai (Ảnh: Bảo Kỳ).
Bà Nguyễn Thị Chơn (59 tuổi, ngụ tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang) trồng loại cây này gần 6 năm nay cho biết, sau 3 tháng trồng, điên điển có thể cho thu hoạch. Mùa nước nổi, bông điên điển nở kéo dài khoảng 2-3 tháng. Đây là thời điểm bông trổ rộ và đều nhất trong năm.
Bông điên điển trổ từ khuya đến sáng hôm sau. Để bông ngon và bán có giá, vợ chồng bà phải đi hái lúc nửa đêm, khi búp hoa chưa nở rộ.
"Ngày nào vợ chồng tôi cũng dậy từ 1h để soi đèn hái bông điên điển. Sau 4 - 5 giờ, gia đình thu hoạch được 5 - 6 kg (tùy con nước) để mang ra chợ Nhà Bàng, chợ Châu Đốc giao cho tiểu thương", bà Chơn chia sẻ.

Bà Chơn khoe mẻ bông điên điển tươi ngon sau 4 tiếng thu hoạch (Ảnh: Bảo Kỳ).
Do hái lúc trời khuya rất dễ gặp côn trùng, rắn rết người thu hoạch bông điên điển cần trang bị áo khoác, khẩu trang trùm đầu, ủng cao su. Vật dụng không thể thiếu với người đi thu hoạch là chiếc đèn pin cài trên đầu.

Mùa nước nổi, bông điên điển nở kéo dài 2-3 tháng (Ảnh: Bảo Kỳ).
Ông Nguyễn Văn Sang (chồng bà Chơn) nói thêm, nhờ bông điên điển, thu nhập gia đình được cải thiện đáng kể. Trước đây ông đi làm hồ, công việc cực nhọc cả ngày mà tiền công chỉ khoảng 200.000 đồng. Từ lúc chuyển sang trồng bông điên điển ông không phải làm thuê mướn mà đã tự chủ được kinh tế.
"Bông điên điển đầu mùa có giá 50.000 đồng/kg. Mỗi ngày bình quân tôi kiếm được 250.000 - 300.000 đồng", ông Sang cho hay.

Nhờ bông điên điển, ông Sang không phải lao động nặng nhọc nhưng vẫn có thu nhập khá mỗi ngày (Ảnh: Bảo Kỳ).
Đối với bà con vùng lũ như ông Sang, bà Chơn, bông điên điển là loại cây giúp người dân thoát nghèo. Cây phát triển rất nhanh, không cần chăm sóc mà vẫn cho bông rất sai. Sau mỗi vụ chỉ cần bón ít phân để cây tăng trưởng tươi tốt, mau ra bông vụ tiếp.
Gia đình ông Sang có gần 1.000 m2 đất trồng bông điên điển. Ông nói, nhờ điên điển mà ông bà có thu nhập ổn định ở tuổi xế chiều.

Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu
Xu hướng - 1 ngày trướcLoại cây này chỉ mọc tại số ít quốc gia và phải ít nhất trên 3 năm mới có thể thu hoạch.

Cậu bé 12 tuổi điều hành một doanh nghiệp trị giá 150.000 USD, giờ ra sao?
Xu hướng - 3 ngày trướcMỸ - Cuộc sống hiện tại của triệu phú Moziah Bridges (23 tuổi) khiến nhiều người mơ ước nhưng ít ai biết rằng Moziah khởi nghiệp từ khi mới 9 tuổi.

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy
Xu hướng - 3 ngày trướcNăm ngoái, nhà ông Giàng Sử Hòa ở Nậm Chảy thu 500 triệu đồng từ chuối, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trừ chi phí lãi khoảng 300 triệu đồng. Trồng chuối nhàn hơn mà thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn.

Phân khúc bất động sản nào tăng giá cao nhất thời gian qua?
Xu hướng - 4 ngày trướcTheo các báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản, trong quý I/2025, mặt bằng giá chung cư có phần chững lại có có mức tăng giá theo quý thấp nhất trong 2 năm qua. Trong khi đó, đất nền tại các tỉnh miền Bắc ghi nhận mức độ tăng trưởng lớn nhất.

Việt Nam sở hữu loại 'kim cương đen' cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
Xu hướng - 6 ngày trướcDù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.

Hội chị em rủ nhau ‘xách tay’ bánh mì đắt nhất TP.HCM
Xu hướng - 1 tuần trướcGiá ổ bánh mì đến tay thực khách là cả trăm nghìn đồng, thậm chí lên đến 500.000 đồng vẫn không làm nhiều người e dè mà tìm cách đặt mua.

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD
Xu hướng - 1 tuần trướcKim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
Xu hướng - 1 tuần trướcTại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.

Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối
Xu hướng - 1 tuần trướcSầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu

Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
Xu hướng - 1 tuần trướcLoại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.

Vì sao người Lào thích mê món hàng này từ Việt Nam - 2 tháng nhập hơn 100 tấn, trị giá chục tỷ đồng?
Xu hướngMột nửa lô hàng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đang được chuyển đến Lào.