Sử dụng đồ nhựa đựng thực phẩm có thể gây sinh non
GiadinhNet – Mới đây, một nghiên cứu mới từ Đại học Y tế công cộng Michigan (Mỹ) kết luận, tiếp xúc nhiều với chất phthalates (chất có nhiều trong đồ nhựa) sẽ tăng nguy cơ sinh non 2-4 lần.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các mẫu nước tiểu của 482 phụ nữ trong khu vực Boston (Mỹ) tại bốn thời điểm khác nhau trong quá trình mang thai của họ. Họ tiến hành xác định mức độ của mỗi người phụ nữ tiếp xúc với các hóa chất.
Kết quả cho thấy dấu hiệu của lipid oxy hóa và tổn thương DNA được gọi là 8-isoprostane và 8 hydroxydeoxyguanosine. Điều này cho thấy cơ thể phụ nữ mang thai đang trải qua stress oxy hóa nhiều hơn khi tiếp xúc với phthalates. Nguy cơ sinh non và các căn bệnh do stress oxy hóa ở phụ nữ mang thai cũng tăng cao hơn.
Phụ nữ thường xuyên phải tiếp xúc với bếp núc, thực tế phthalates được sử dụng rộng rãi và hầu như tất cả các bà nội trợ đều tiếp xúc ở một mức độ nhất định.

Phtahalate có nhiều trong khay nhựa. Ảnh: TL
Trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội, bà Thúy Mai, bác sỹ phụ sản tại bệnh viện Hùng Vương, TP. HCM cho biết: “Sinh non là hiện tượng thai nhi chào đời sớm, trước 37 tuần. Sinh non còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, mang đa thai, ít nước ối, mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai quá nhiều lần …
Ngoài ra, thời gian làm việc của người mẹ quá sức, công việc phải đứng nhiều trên 6 giờ/ ngày, quan hệ tình dục quá đà, do biến đổi khí hậu, dùng thuốc an thai bừa bãi… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm.”
Các nguyên nhân gây sinh non khác như thai dị dạng, nhiễm trùng màng ối, vỡ ối, tử cung của mẹ dị dạng hoặc mẹ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Đương nhiên, cũng có khả năng sinh non khi ăn thực phẩm đựng trong khay nhựa không an toàn.
Anh Nguyễn Minh Hải, giáo viên dạy hóa ở Hà Nội cho biết: “Phthalate là một nhóm chất hóa học rất thông dụng. Các chất phthalate được sử dụng để thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa, sơn nhằm làm thay đổi tính chất cơ bản của vật liệu. Nó có thể làm cho nhựa cứng, dẻo, trong suốt hơn”.
Nhờ tính chất này, phthalate xuất hiện một cách phổ biến trong các đồ dùng hàng ngày của con người như áo mưa, đồ chơi trẻ em, sản phẩm đóng gói thực phẩm.
Mặc dù được trộn vào nhựa tuy nhiên, phthalate lại không tạo ra các liên kết hóa trị với phân tử nhựa. Vì thế, phthalate rất dễ bị giải phóng ra ngoài môi trường. Tốc độ giải phóng của phthalate ra môi trường càng nhanh hơn khi các sản phẩm nhựa bị phân giải hoặc dùng lâu theo thời gian.
Bên cạnh đó, phthalate dễ dàng xâm nhập thực phẩm của con người khi chế biến, nấu ăn, đóng gói thực phẩm bằng các sản phẩm từ nhựa. Vì vậy, phthalate cũng là một chất rất nguy hiểm với sức khỏe của con người.
Ngọc Thi/Báo Gia đình & Xã hội

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 2 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 7 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Sống khỏe - 8 giờ trướcLá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.