Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng, chống bệnh tật

Thứ tư, 15:00 23/11/2016 | Y tế

GiadinhNet - Đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò của nhà vệ sinh; vận động người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng, chống bệnh tật là những nội dung chính trong buổi mít tinh hưởng ứng ngày Nhà vệ sinh thế giới do Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 19/11 vừa qua.

Nhiều thông điệp ý nghĩa được đưa ra tại Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Nhà vệ sinh thế giới. Ảnh: N.Mai
Nhiều thông điệp ý nghĩa được đưa ra tại Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Nhà vệ sinh thế giới. Ảnh: N.Mai

Tăng tỉ lệ mắc bệnh nếu không có nhà vệ sinh

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết: Từ năm 2001, Tổ chức Nhà vệ sinh thế giới (World Toilet Organization) đã lấy ngày 19/11 hàng năm làm “Ngày Nhà vệ sinh thế giới” với mục đích đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội cũng như của mỗi người dân về tầm quan trọng của nhà vệ sinh.

Theo đó, nhà vệ sinh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như góp phần vào phát triển kinh tế. Thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đảm bảo tại các hộ gia đình, nơi làm việc, bệnh viện, trường học có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự tập trung, năng suất lao động, học tập của người lao động và các em học sinh.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, đã có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng, việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần ngăn chặn các dịch, bệnh như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, tay chân miệng, góp phần phòng, chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em. Một nghiên cứu năm 2014 của Ngân hàng Thế giới đã chứng minh, trẻ em sống trong cộng đồng mà tất cả mọi người đều sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có chiều cao trung bình cao hơn 3,7cm so với trẻ em sống ở cộng đồng có nhiều người còn phóng uế bừa bãi và sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh. Vệ sinh môi trường yếu kém không những làm tăng chi phí khám, chữa bệnh mà còn ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam mất đi khoảng 780 triệu USD mỗi năm do vệ sinh môi trường kém.

Đồng quan điểm trên, TS Friday Nwaigwe, Trưởng chương trình Vì sự sống còn và phát triển trẻ em của UNICEF, điều kiện vệ sinh kém đã dẫn đến tỉ lệ cao người mắc bệnh tiêu chảy, viêm phổi và các bệnh giun sán. Tiêu chảy và viêm phổi gây tử vong cho 10 - 12% trẻ dưới 5 tuổi. Trên thế giới, mỗi ngày có hơn 800 trẻ em tử vong do tiêu chảy, nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước không an toàn, điều kiện vệ sinh kém. Do đó, ông Friday Nwaigwe nhấn mạnh, việc sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ là rất cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiêu chảy.

Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh giúp ngăn dịch bệnh

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, trong ba thập niên qua, Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng về phát triển kinh tế, điều kiện sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Nhiều hộ gia đình, kể cả vùng sâu, vùng xa đã được tiếp cận với các phương tiện của cuộc sống văn minh như: điện thoại di động, ti vi, xe máy… Tuy nhiên, việc tiếp cận với một tiện nghi vô cùng cơ bản như nhà vệ sinh vẫn còn rất khiêm tốn, nhất là ở khu vực nông thôn.

Đến hết năm 2015, trên cả nước mới chỉ có 65% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, vẫn còn hơn 5 triệu người phóng uế bừa bãi ra môi trường. Tại đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng cầu tiêu ao cá mất vệ sinh vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trường học, bệnh viện, cơ quan, điểm tham quan du lịch, nhà ga, bến tàu, bến xe, nơi công cộng còn thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn, ảnh hưởng lớn đến điều kiện học tập, làm việc, chất lượng dịch vụ và sự phát triển kinh tế.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nhà vệ sinh hiện nay là không phải do điều kiện kinh tế mà là do nhận thức của người dân về sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp. Tập quán, thói quen không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn phổ biến, nhất là ở đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, nhiều người lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và bảo quản nhà vệ sinh tại các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, nơi công cộng, khiến cho các công trình vệ sinh bị xuống cấp, hư hỏng, trở thành mất vệ sinh”.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Chương trình Nghị sự về các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đã xác định vệ sinh và nước sạch là mục tiêu quan trọng số 6 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết với cộng đồng quốc tế đến năm 2025 sẽ chấm dứt việc phóng uế bừa bãi và năm 2030 sẽ có 100% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Tại Lễ mít tinh, nhiều hoạt động thiết thực đã được diễn ra như: Triển lãm mô hình Nhà vệ sinh hợp chuẩn, trưng bày các thông tin “Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn”; hoạt động “Cùng chạy để giúp trẻ em có nhà vệ sinh sạch và an toàn” với sự tham gia của hơn 3.000 học sinh, sinh viên cùng đại diện các Bộ, ban, ngành; tổ chức hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về nhà tiêu hợp vệ sinh và rửa tay với xà phòng” quy tụ các đội thi đến từ 5 tỉnh, thành trên cả nước.

Giữ đôi tay sạch vì thế hệ tương lai

Việc rửa tay thường xuyên với xà phòng là một biện pháp vệ sinh phòng bệnh hiệu quả, đơn giản và rẻ tiền. Rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp phòng, chống bệnh tay chân miệng, cúm, viêm đường hô hấp, đau mắt đỏ, tiêu chảy… Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, tỷ lệ người rửa tay thường xuyên với xà phòng còn thấp, kể cả trong cơ sở y tế. Điều tra mới nhất của Bộ Y tế, tỷ lệ người dân rửa tay với xà phòng trước khi ăn chỉ là 23% và sau khi đi vệ sinh là 36%. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại buổi lễ phát động Chiến dịch truyền thông “Hành trình 10 triệu bàn tay sạch” và “Phòng, chống dịch bệnh theo mùa” đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của gần 2.500 học sinh và thầy, cô giáo trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội). Chiến dịch do Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD&ĐT, nhãn hàng Lifebuoy, Quỹ Unilever Việt Nam cùng tổ chức.

P. Vĩnh

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 17 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 22 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 2 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 3 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Top