Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sử dụng vaccine mới thay thế Quinvaxem: Trẻ đang tiêm vaccine cũ sẽ thế nào?

Thứ bảy, 19:00 21/04/2018 | Y tế

GiadinhNet - Theo Bộ Y tế, từ tháng 6/2018, Việt Nam sẽ sử dụng vaccine ComBe Five của Ấn Độ thay thế vaccine Quinvaxem của Hàn Quốc trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Điều khiến nhiều phụ huynh quan tâm là, những bé đã tiêm vaccine cũ rồi, sẽ được tiêm vaccine mới như thế nào? Chất lượng của vaccine mới có đảm bảo? Vì sao lại có những sự thay đổi này? Liệu việc chuyển đổi vaccine sắp tới có vấn đề gì không? Báo GĐ&XH tìm hiểu và cung cấp thông tin giúp các phụ huynh nắm rõ về những vấn đề này.


Tiêm vaccine cho trẻ nhỏ tại xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, Gia Lai. Ảnh: Võ Thu

Tiêm vaccine cho trẻ nhỏ tại xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, Gia Lai. Ảnh: Võ Thu

Vaccine mới đã được thẩm định tính an toàn

Vaccine Quinvaxem được sử dụng tại Việt Nam từ tháng 6/2010 đến nay với khoảng 41 triệu liều trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi, giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Hiện nay, nhà sản xuất loại vaccine này là Công ty Berna Biotech (Hàn Quốc) đã ngừng sản xuất Quinvaxem nên Bộ Y tế phải có kế hoạch chuyển sang sử dụng vaccine khác. Qua xem xét, trên thế giới hiện có 6 loại vaccine phối hợp “5 trong 1” có thành phần tương tự và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thẩm định về tiêu chuẩn chất lượng.

Tuy nhiên, ngoài Quinvaxem đã ngừng sản xuất, 4 loại vaccine khác là: Eupenta (Hàn Quốc), DPT-HepB-Hib (Ấn Độ), Easy Five-TT (Ấn Độ) và San-5 (Ấn Độ) đều không đăng ký cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Hiện có duy nhất vaccine ComBe Five đã đạt thẩm định của WHO và vừa có trong hệ thống phân phối của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ tháng 5/2017.

Về tính an toàn của vaccine mới này, PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, vaccine ComBe Five có hiệu quả phòng 5 bệnh (gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib), có thành phần và dạng trình bày tương tự như Quinvaxem (đóng gói 1 liều/lọ).

Vaccine ComBe Five đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của WHO và đã được sử dụng hơn 400 triệu liều tại hơn 43 quốc gia. Cụ thể, cung ứng qua UNICEF (giai đoạn 2013-2017) là 337 triệu liều để sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng ở các nước. Riêng tại Ấn Độ (nước sở tại), từ năm 2011 đến nay đã có khoảng 130 triệu liều được sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng và hơn 1 triệu liều cho tiêm chủng dịch vụ.

Tại Việt Nam, trước khi triển khai trên toàn quốc, Dự án Tiêm chủng mở rộng sẽ sử dụng vaccine ComBe Five tại 4 tỉnh, gồm: Hà Nam, Bình Định, Kon Tum, Đồng Tháp. Kết quả sử dụng vaccine ComBe Five thực địa tại 4 huyện của tỉnh Hà Nam năm 2016 đã không ghi nhận bất cứ ca phản ứng nghiêm trọng nào xảy ra sau tiêm, chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày thứ nhất sau tiêm như đau tại chỗ tiêm, quầng đỏ (tỷ lệ từ 5 đến 15%), sốt (chiếm 34-39%).

PGS.TS Trần Như Dương khẳng định, vaccine ComBE Five cũng như các vaccine khác nhập khẩu vào Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Các vaccine này phải được đăng ký lưu hành bao gồm những thử nghiệm cần thiết và đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới.

Từng lô vaccine khi nhập khẩu vào Việt Nam đều được Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và Sinh phẩm y tế kiểm định, đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Trẻ được tiêm như thế nào?

Để bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ, hiện nay, vaccine Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi đến hết tháng 5/2018 trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho tới khi được thay thế bằng vaccine mới.

“Do ComBe Five có thành phần giống với Quinvaxem nên việc chuyển đổi rất dễ dàng, thuận tiện. Trẻ em đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi vaccine Quinvaxem sẽ tiếp tục sử dụng vaccine ComBe Five cho các mũi tiêm tiếp theo mà không bị ảnh hưởng”, PGS.TS Trần Như Dương nói.

Điều lưu ý là, không tiêm vaccine ComBe Five cho trẻ nếu tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vaccine viêm gan B, như: Sốt cao trên 39ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vaccine, sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm, khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm, co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm. Ngoài ra, hoãn tiêm ComBe Five nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.

Lịch tiêm chủng vaccine ComBe Five không thay đổi so với lịch tiêm Quinvaxem. Trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm đủ 3 mũi ComBe Five vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Nếu trẻ bị bỏ lỡ lịch tiêm chủng thì cần được tiêm sớm vào thời gian sau đó mà không cần phải tiêm lại từ đầu. Vaccine ComBe Five được triển khai tiêm miễn phí tại tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên toàn quốc và tại một số điểm tiêm chủng dịch vụ.

PGS.TS Trần Như Dương nói: “Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm”. u

Tháng 4/2018, vaccine Sởi - Rubella do Việt Nam sản xuất sẽ được sử dụng trên quy mô toàn quốc. Vaccine bại liệt tiêm sẽ được triển khai quy mô nhỏ tại 4 tỉnh Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Gia Lai, Vĩnh Long từ tháng 6/2018. Từ tháng 8/2018, trẻ sẽ được tiêm một mũi vaccine IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên.

Theo WHO, những quốc gia đang sử dụng vaccine bại liệt uống bOPV thì cần sử dụng thêm một liều vaccine bại liệt tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi trong lịch tiêm chủng thường xuyên. Vaccine bại liệt tiêm là vaccine bất hoạt, chứa các tuýp virus bại liệt đã chết, được sử dụng dưới dạng vaccine tiêm. Tiêm một mũi vaccine IPV có chứa cả 3 tuýp kháng nguyên bại liệt tuýp 1, 2 và 3 giúp tăng cường miễn dịch đối với tuýp 1 và tuýp 3, đồng thời gây miễn dịch phòng bệnh đối với tuýp 2 cho trẻ sử dụng 3 liều bOPV. Vaccine IPV sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng là vaccine của hãng Sanofik, Pháp sản xuất.

Vaccine này đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Vaccine do Tổ chức Liên minh toàn cầu vaccine và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ và được cung ứng bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 15 giờ trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Chiến lược phòng lây nhiễm chéo sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Chiến lược phòng lây nhiễm chéo sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh viện Nhi Trung ương dành riêng Trung tâm Bệnh Nhiệt đới để làm nơi điều trị, cách ly bệnh nhân sởi. Bệnh viện thực hiện phân luồng từ sớm, khoa học để giảm thấp nhất tình trạng lây chéo. Đây là một trong những biện pháp phòng, chống bệnh sởi được triển khai từ sớm tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Cứu sống bé sơ sinh 2 ngày tuổi mắc teo thực quản bẩm sinh

Cứu sống bé sơ sinh 2 ngày tuổi mắc teo thực quản bẩm sinh

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bé mắc teo thực quản Type C – một dị tật bẩm sinh nguy hiểm, đồng thời bé còn gặp biến chứng viêm phổi nặng và có ống động mạch nhỏ.

Nuốt phải xương gà, nhiều người bị thủng ruột non

Nuốt phải xương gà, nhiều người bị thủng ruột non

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nuốt phải xương gà, xương cá hoặc dị vật sắc nhọn... có thể gây thủng ruột, viêm phúc mạc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Toàn thân biến dạng, vùng kín tổn thương vì đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa

Toàn thân biến dạng, vùng kín tổn thương vì đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 25 tuổi bị ngứa lâu ngày, nghe lời họ hàng mách bảo đã chế dịch kiến ba khoang thành bài thuốc để bôi.

Người phụ nữ nặng hơn 100kg hôn mê sâu sau khi uống rượu

Người phụ nữ nặng hơn 100kg hôn mê sâu sau khi uống rượu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Buổi sáng, bệnh nhân được người nhà phát hiện trong tình trạng không còn phản ứng, trong phòng có nhiều bãi nôn nên đưa đi cấp cứu.

'Xé quy trình', mổ khẩn cấp cứu người phụ nữ bị chấn thương sọ não nguy kịch

'Xé quy trình', mổ khẩn cấp cứu người phụ nữ bị chấn thương sọ não nguy kịch

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Mặc dù chưa xác định được danh tính bệnh nhân nhưng với việc khối máu tụ tăng lên nhiều kèm phù não, các bác sĩ đã quyết định mổ cấp cứu để cứu sống người bệnh.

'Phép màu' với bà mẹ đưa con trai hôn mê vượt 100km đi cấp cứu dù không có tiền

'Phép màu' với bà mẹ đưa con trai hôn mê vượt 100km đi cấp cứu dù không có tiền

Y tế - 6 ngày trước

Bà Thủy đưa con trai bị đột quỵ từ Bạc Liêu lên Cần Thơ cấp cứu với hy vọng duy nhất “con sẽ được cứu” dù trong túi không có tiền.

Top