Sức lôi cuốn diệu kỳ của tư tưởng Hồ Chí Minh
GiadinhNet - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta là người có ảnh hưởng sâu đậm nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam kể từ thế kỷ XX cho đến nay.
Tác phong, đạo đức đầy nhân văn của Người đã có sức cảm hóa, lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân ta. Trí tuệ thiên tài, tầm nhìn chiến lược của Người đã trở thành tài sản vô giá, là kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó phải kể đến ngành Y tế - một trong những ngành giữ vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Mỗi cán bộ, nhân viên ngành y tế cần phát huy nhiều hơn nữa về đạo đức, y đức, phẩm chất của người thầy thuốc theo đúng quan điểm mà sinh thời Bác Hồ kính yêu từng nói đó là “Lương y phải như từ mẫu”. - ảnh: Dương Ngọc
Quyết tâm đi theo tiếng gọi của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trái tim nhân hậu, khối óc thiên tài, tác phong giản dị, chân thành, gần gũi đã có sức lôi cuốn và cảm hóa hầu hết những người đã từng sống, tiếp xúc, làm việc với Người. Đối với nền y học nước nhà, Bác đã có những đóng góp rất to lớn khi lôi cuốn, thu hút được rất nhiều trí thức nghề y ở cả trong và ngoài nước phục vụ cách mạng, tham gia kháng chiến cứu quốc một cách tự nguyện, tận tâm, tận lực với niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và thành công của cách mạng nước nhà.
Trong số những trí thức nghề y quyết tâm đi theo tiếng gọi của Đảng, của Bác phải kể đến Giáo sư, Bác sĩ Trần Hữu Tước – người sáng lập và xây dựng ngành Tai - Mũi - Họng Việt Nam, một trong những vị giáo sư đầu ngành của nền y học Việt Nam hiện đại.
Năm 1946, khi Hồ Chủ tịch dẫn đầu Phái đoàn hữu nghị đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đi thăm nước Pháp, Giáo sư Trần Hữu Tước được Hội Việt kiều cử làm bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho Hồ Chủ tịch và đoàn ngoại giao Việt Nam. Ông có cơ hội gần Bác và đồng chí Phạm Văn Đồng nên được học hỏi nhiều điều. Ông hiểu Cách mạng đã thành công nhưng đất nước và đồng bào cũng còn nhiều việc phải làm! Ông nghĩ rằng “Phải về phục vụ trong khi nước nhà còn nhiều khó khăn mới đúng”!
Theo lời kêu gọi của Bác Hồ, cùng với một số trí thức Việt kiều nổi tiếng khác như Phạm Quang Lễ (tức Trần Đại Nghĩa), Võ Quý Huân, v.v. Giáo sư Trần Hữu Tước đã tình nguyện từ bỏ cuộc sống hơn 13 năm đang ổn định và sinh hoạt sung túc ở Pháp, trở về phục vụ Tổ quốc. Từ đó cuộc đời người thầy thuốc nổi tiếng ấy gắn liền với đất nước, quê hương.
Trở về nước sau bao năm xa cách, Giáo sư Trần Hữu Tước đã có điều kiện dốc toàn bộ sức lực góp phần xây dựng một ngành Tai - Mũi - Họng Việt Nam hoàn chỉnh, có nhiều chuyên khoa sâu, có những đóng góp to lớn cho nền y học và y tế nước nhà, có tiếng vang trên trường quốc tế. Với những công trình và cống hiến xuất sắc của ông trong ngành y tế, Giáo sư Trần Hữu Tước được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (1966), Huân chương Độc lập hạng Nhất (1983), truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kĩ thuật đợt I (1996), được tặng Kỷ niệm chương của Trung đoàn Thủ đô.
Một lòng một dạ tin tưởng đi theo Người
Trong những dòng hồi kí của mình, Giáo sư Trần Hữu Tước đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người vĩ đại, có ý nghĩa đặc biệt đối với tình cảm và cuộc đời ông, một con người mà Giáo sư vô cùng yêu quý, khâm phục và một lòng một dạ tin tưởng đi theo Người, cho đến trọn cuộc đời mình, vì nhân cách cao cả cùng sự uyên thâm của Người. Đối với Giáo sư Trần Hữu Tước, Hồ Chủ tịch là hiện thân đầy đủ của sự kiên trì lí tưởng giải phóng và cách mạng cho dân tộc Việt Nam.
Cũng như Giáo sư Trần Hữu Tước, đáp lại tình yêu thương vĩ đại Bác dành cho, Giáo sư Hồ Đắc Di - một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam, Hiệu trưởng đầu tiên Trường Đại học Y khoa của nước Việt Nam độc lập đã cố gắng sống và làm việc, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Giáo sư là người hiểu thấu tư tưởng và thấm nhuần đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện ở chính cuộc đời ông: Giáo sư là một trí thức, có địa vị cao trong xã hội, song cuộc sống hàng ngày rất giản dị, cởi mở, nhân hậu vị tha, trọng đạo lý hơn lợi lộc, hưởng thụ. Giáo sư đã được Nhà nước tặng thưởng 8 huân chương cao quý, năm 1996 được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kỹ thuật. Ông từng nói: “Càng sống lâu, càng suy ngẫm, càng hiểu sâu biết rộng, càng nhìn thấu kim cổ Đông Tây, ta càng thấy rõ Bác Hồ của chúng ta quả là bậc vĩ nhân của các vĩ nhân. Theo tôi, Người là một Einstein về mặt đạo đức. Lời nói nào của chúng ta có sâu xa đẹp đẽ đến đâu chăng nữa, cũng không thể nào nói lên đầy đủ tầm vóc của Người. Có lẽ chính lịch sử mới đủ sức nói lên tầm vóc đó. Điều kỳ diệu của Bác Hồ là Người là bậc thánh nhân xuất chúng nhưng lại không xa rời nhân dân đại chúng, là nhân vật thần thoại truyền kỳ nhưng lại gần gũi biết bao đối với những con người bình thường, nhỏ bé và bất hạnh. Người có ảnh hưởng sâu xa đến tâm tư, tình cảm của mỗi chúng ta, trẻ cũng như già”.
Giáo sư, Bác sĩ Tôn Thất Tùng – vị bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan sau cuộc gặp gỡ đầu tiên với Bác, “dưới ánh sáng của đôi mắt Bác Hồ”, tâm hồn ông đã đi theo cách mạng. Trong suốt cuộc đời mình, Giáo sư đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp dìu dắt, tin cậy với niềm tin yêu đặc biệt và tình cảm gần gũi. Không phụ lòng tin yêu của Bác, Giáo sư đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang với các nước trên thế giới. Giáo sư Tôn Thất Tùng đã để lại cho nền y học nước nhà 123 công trình khoa học, đặc biệt Ông là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông: “Phương pháp Tôn Thất Tùng” (hay “phương pháp mổ gan khô”).
Giáo sư từng viết: “Bác ơi, công ơn Bác với con thật như trời, như bể. Con nhắc lại mấy kỷ niệm đánh dấu từng chặng đời con, để ghi vào lòng, tạc vào dạ rằng, chính Bác là người đã thay đổi đời con, quyết định cả sự nghiệp khoa học của con. Bác là người cha, người thầy đã tái sinh và dạy dỗ con”. Ông nói: "Nếu quả tôi đóng góp chút gì về khoa học, chính là nhờ tôi biết học và hành bài học đoàn kết của Bác Hồ. Tôi hiểu rằng sự nghiệp khoa học bao giờ cũng là sự nghiệp tập thể. Người làm công tác khoa học phải học cách phối hợp, phối hợp rất tài tình các binh chủng khác nhau như Bác Hồ đã tập hợp trí dũng của dân ta, đưa dân ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".
Đây chỉ là ba trong số rất nhiều những trí thức ngành y đã được trí tuệ minh mẫn, trái tim bao la của Bác kính yêu lôi cuốn, cảm hóa và chỉ đường dẫn lối để cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nước nhà. Bác luôn dành một sự trân trọng thật sự dành cho các trí thức. Đã giao việc là giao quyền. Đã giao quyền là hoàn toàn tin tưởng. Trong sử dụng trí thức, Người không bao giờ áp đặt, không bao giờ tỏ ý lên mặt dạy đời. Bác là người uyên bác, có thể còn ở trên tầm tư duy của bản thân trí thức, nhưng có lẽ chính vì vậy nên bao giờ cũng giản dị, khiêm tốn. Đó cũng là một phong cách rất trí thức, được trí thức ghi tạc, truyền tụng. Do đó, Hồ Chí Minh có một sức hút phi thường đối với các tầng lớp nhân dân, kể cả những trí thức kiêu sang nhất, khó tính nhất. Hầu hết các trí thức Việt Nam đều suy nghĩ: Nếu không phải Hồ Chí Minh thì có lẽ khó có ai tập hợp được bấy nhiêu nhân tài của đất nước. Quả đúng như vậy. Bằng tất cả niềm tin yêu tuyệt đối dành cho Đảng, cho Bác Hồ kính yêu, rất nhiều các trí thức Việt Nam trong đó có trí thức ngành y đã bỏ lại vinh hoa phú quý, cuộc sống ổn định, cơ hội công danh xán lạn để theo kháng chiến, theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Năm 2015 đánh dấu kỷ niệm 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2015).
Đây là dịp để một lần nữa chúng ta nhận thức sâu sắc hơn lời dạy thiết thực, những tình cảm quý báu, những đóng góp to lớn của Bác đối với ngành Y tế Việt Nam. Mỗi cán bộ, nhân viên ngành y tế cần phát huy nhiều hơn nữa về đạo đức, y đức, phẩm chất của người thầy thuốc theo đúng quan điểm mà sinh thời Bác Hồ kính yêu từng nói đó là “Lương y phải như từ mẫu”, nghĩa là “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Tất cả cùng đoàn kết, chung tay xây dựng một nền y tế Việt Nam tiên tiến, dân tộc, khoa học, đại chúng gắn với nhu cầu thực tế của nhân dân.
Thu Hiền
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.