Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sưng và đau vú tiền kinh nguyệt có nguy hiểm?

Thứ ba, 08:28 26/07/2022 | Dân số và phát triển

Đau vú tiền kinh nguyệt có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen natri. Những loại thuốc này cũng có thể làm giảm chuột rút liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt.

Sưng và đau vú trước kỳ kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xơ nang vú. Bệnh xơ nang vú là tình trạng vú bị đau, nổi cục trước kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ bị tình trạng này thường thấy các cục u lớn, lành tính (không phải ung thư) ở vú trước kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Những cục u này có thể di chuyển khi được đẩy vào và thường thu nhỏ lại sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc.

Đau vú liên quan đến tiền kinh nguyệt có thể ở mức độ nghiêm trọng. Các triệu chứng thường xảy ra ngay trước khi bắt đầu kinh nguyệt, sau đó mất dần trong hoặc ngay sau kỳ kinh nguyệt. Hầu hết, các triệu chứng gây khó chịu, nếu lo lắng về những thay đổi ở ngực, hãy đi khám để hỏi ý kiến bác sĩ. Ngực đau có thể là một triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và một loạt các tình trạng sức khỏe.

1. Nguyên nhân gây sưng và đau vú trước kỳ kinh nguyệt

 - Ảnh 2.

Sưng và đau vú trước kỳ kinh nguyệt có thể do nồng độ hormone dao động.

Nồng độ hormone dao động là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các giai đoạn sưng và đau vú trước kỳ kinh nguyệt. Nội tiết tố tăng và giảm trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Thời điểm chính xác của sự thay đổi nội tiết tố khác nhau ở mỗi phụ nữ. Estrogen làm cho các ống dẫn sữa to ra. Sản xuất progesterone làm cho các tuyến sữa sưng lên. Cả hai hiện tượng này đều có thể khiến ngực bị đau.

Estrogen và progesterone đều tăng trong nửa sau của chu kỳ từ ngày 14 đến ngày 28 trong một chu kỳ 28 ngày điển hình. Estrogen đạt đỉnh vào giữa chu kỳ, trong khi mức progesterone tăng trong tuần trước kỳ kinh nguyệt.

Thuốc có chứa estrogen cũng có thể gây ra những thay đổi ở vú như đau và sưng.

Nên thảo luận với bác sĩ về những thay đổi đột ngột hoặc đáng lo ngại ở vú. Mặc dù hầu hết các cơn đau và sưng vú trước kỳ kinh nguyệt là vô hại, nhưng những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác. Cần đi khám để hỏi bác sĩ nếu thấy dấu hiệu mới hoặc thay đổi cục u ở vú, tiết dịch từ núm vú, đặc biệt nếu tiết dịch có màu nâu hoặc máu, đau vú cản trở khả năng ngủ hoặc thực hiện các công việc hằng ngày, u cục chỉ xuất hiện ở một bên vú.

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe, bao gồm khám vú và sẽ hỏi thêm thông tin về các triệu chứng. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ cảm nhận bất kỳ khối u nào và sẽ ghi chú về các chất lượng thể chất của các khối u, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách tự khám vú đúng cách.

Nếu bác sĩ phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào, có thể tiến hành chụp quang tuyến vú (hoặc siêu âm nếu dưới 35 tuổi). Chụp quang tuyến vú sử dụng hình ảnh tia X để xem bên trong vú. Trong quá trình kiểm tra này, vú được đặt giữa một tấm X-quang và một tấm nhựa và được nén, hoặc làm phẳng, để tạo ra hình ảnh rõ ràng. Thử nghiệm này có thể gây khó chịu tạm thời hoặc cảm giác kim châm. Trong một số trường hợp, sinh thiết (mẫu mô từ khối u vú) có thể cần thiết nếu khối u có vẻ ác tính (ung thư).

2. Điều trị sưng và đau vú

Đau vú tiền kinh nguyệt có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen natri. Những loại thuốc này cũng có thể làm giảm chuột rút liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt.

Phụ nữ bị sưng và khó chịu ở vú vừa đến nặng nên hỏi ý kiến bác sĩ về liệu trình điều trị tốt nhất. Thuốc lợi tiểu có thể làm giảm sưng, đau và giữ nước. Tuy nhiên, thuốc lợi tiểu làm tăng lượng nước tiểu và cũng có thể làm tăng nguy cơ mất nước. Sử dụng các đơn thuốc một cách cẩn thận dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố, bao gồm cả thuốc uống tránh thai, cũng có thể làm dịu các triệu chứng vú tiền kinh nguyệt. Hãy hỏi bác sĩ thật kỹ về những lựa chọn này nếu bị đau vú dữ dội và không có dự định mang thai trong tương lai gần.

3. Các biện pháp về lối sống

 - Ảnh 4.

Chế độ ăn uống giúp kiểm soát tình trạng sưng và đau vú trước kỳ kinh nguyệt.

Thay đổi lối sống cũng có thể giúp kiểm soát tình trạng sưng và đau vú trước kỳ kinh nguyệt. Mặc áo ngực thể thao hỗ trợ khi các triệu chứng ở giai đoạn nặng nhất, cũng có thể chọn mặc áo ngực vào ban đêm để hỗ trợ thêm trong khi ngủ.

Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò trong việc đau vú. Caffeine, rượu và thức ăn có nhiều chất béo và muối có thể làm tăng cảm giác khó chịu. Giảm hoặc loại bỏ những chất này khỏi chế độ ăn uống trong một hoặc hai tuần trước kỳ kinh nguyệt có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa các triệu chứng.

Một số vitamin và khoáng chất cũng có thể giúp giảm đau vú và các triệu chứng tiền kinh nguyệt liên quan nhưng cũng phải được hướng dẫn của bác sĩ.

Nên chọn nhiều loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như đậu phộng, rau chân vịt, dầu ngô, ô liu, dầu hạt cải, cà rốt, chuối, cám yến mạch, bơ, gạo lứt.

Tự kiểm tra cũng có thể giúp theo dõi bất kỳ thay đổi nào trong mô vú. Phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30 nên tự khám vú mỗi tháng một lần, thường là sau kỳ kinh hàng tháng, khi tình trạng sưng và đau chỉ ở mức tối thiểu.

Tập thể dục cũng có thể cải thiện tình trạng đau nhức vú, chuột rút và mệt mỏi liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt.

Bác sĩ Thanh Hoài
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Top