Suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở dân tộc thiểu số rất ít người và giải pháp từ Quyết định 499
GiadinhNet - Một trong những mục tiêu quan trọng của Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 10/4/2020 của Chính phủ phê duyệt chương trình "Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 - 2030" là giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi.
Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người
Căn cứ theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011, dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN) là dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Hiện nay tại Việt Nam, có 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu.
Trong đó, có 4 dân tộc dưới 8.000 người là La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt; 6 dân tộc dưới 5.000 người là Cống, Bố Y, Mảng, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái; 5 dân tộc dưới 1.000 người là Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâu và một số dân tộc ít người có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như Phù Lá, La Hủ.
Nhóm dân tộc này cư trú chủ yếu tại những địa bàn khó khăn, thuộc lõi nghèo của cả nước, luôn bị tụt hậu trong việc tiếp cận các nguồn lực về dịch vụ công và cơ hội phát triển con người. Với những điều kiện về kinh tế - xã hội hết sức khó khăn đó, những DTTSRIN này có nguy cơ tụt hậu trong quá trình phát triển chung của đất nước. Đặc biệt là vấn đề chất lượng cuộc sống, trong đó có điểm đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển trẻ em dưới 5 tuổi.

Trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng (thấp còi và nhẹ cân) cao. Ảnh: Lan Ngọc
Trong thời gian qua, thông qua các chương trình, dự án nhiều chính sách về y tế, dân số, giáo dục… cho đồng bào DTTSRIN đều được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ. Suy dinh dưỡng ở trẻ em thể nhẹ cân dưới 5 tuổi giảm đều từ gần 50% năm 1990 xuống còn 33,8% năm 2000 và tiếp tục giảm còn 17,5% năm 2010.
Tuy nhiên, số liệu trong Đề án: "Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người theo hướng bình đẳng, đồng đều giữa các dân tộc" của Ủy ban Dân tộc cho thấy, tỷ lệ trẻ em DTTSRIN dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao so với phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới và có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng miền.
Đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của người DTTSRIN, trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi có tỷ lệ SDD (thấp còi và nhẹ cân) cao gần gấp đôi so với trẻ em người Kinh (thấp còi ở dân tộc thiểu số là 32% so với người Kinh là 17,7%, nhẹ cân ở dân tộc thiểu số là 21,9% so với người Kinh là 9,7% năm 2015).
Theo Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới, hiện nay Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng trẻ em. Trong số 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng có khoảng 1/3 trẻ em dân tộc thiểu số thiếu dinh dưỡng thể thấp còi, tỷ lệ này cao gấp 2 lần so với trẻ em người Kinh. Đáng chú ý, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở nhóm DTTSRIN còn ở mức cao như dân tộc Chứt là 40%, Si La: 21,7%; Bố Y: 35%; La Ha: 20%, Brâu, Rơ Măm: 29,87%; Ơ-đu: 12%; Lô Lô: 16,91%.
Theo nhóm tác giả Mbuya, Nkosinathi V. N., Stephen J. Atwood và Huỳnh Nam Phương trong "Suy dinh dưỡng dai dẳng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam - Vấn đề & các giải pháp can thiệp", suy dinh dưỡng là một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Việt Nam.
"Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở mức cao và diễn ra dai dẳng, đặc biệt với các dân tộc thiểu số, vốn chiếm 14% trong hơn 96 triệu người tại Việt Nam, ảnh hưởng đáng kể đến tiềm năng tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực", tài liệu của nhóm tác giả nghiên cứu cho biết.
Giải pháp và chính sách nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ em
Trong những năm qua, ở Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, trẻ em dưới 5 tuổi của DTTS nói chung và DTTSRIN nói riêng luôn được chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế do kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng miền dẫn tới gia tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội.
Cô giáo Lê Hồng Quang, Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An cho biết: Hiện nay, dân tộc Ơ Đu là một trong những dân tộc ít người nhất của tỉnh Nghệ An. Dân tộc này hiện cư trú tập trung tại địa bàn vùng núi cao của huyện Tương Dương với khoảng 180 hộ, gần 900 nhân khẩu. Trong đó, có hơn 400 nhân khẩu sinh sống tại bản Văng Môn (xã Nga My), số còn lại sống xen kẽ với các dân tộc Thái, Khơ Mú tại 4 xã Tam Đình, Thạch Giám, Xá Lượng và Lượng Minh. Trước đây, bà con sống chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy hoặc du canh nhưng hiện tại diện tích sản xuất lâm nghiệp đã bị khai thác cạn kiệt nên hầu như rất khó để tạo kế sinh nhai. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người của người dân Ơ Đu rất thấp và tỷ lệ hộ nghèo lên tới trên 57%.

Cần nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ đồng bào và dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc Ơ Đu. Ảnh: Xuân Thống
Trong Báo cáo tham luận của cô giáo Lương Hồng Quang về Kinh nghiệm chỉ đạo phối hợp các lực lượng xã hội nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại vùng cao huyện Tương Dương, Nghệ An cho thấy: Nguyên nhân suy dinh dưỡng của trẻ em ở vùng cao huyện Tương Dương nói chung và của dân tộc Ơ Đu nói riêng, phần lớn là do đời sống của người dân còn thấp. Còn lại là do công tác chăm sóc sức khoẻ cho các trẻ mầm non ở một số điểm trường chưa được chú trọng và thực hiện không đúng quy định. Các phong tục tập quán của người dân ít nhiều còn lạc hậu (người ốm mời thầy Cúng, thầy Lang, không có nhà vệ sinh, sử dụng nước khe suối chưa qua xử lý, nuôi trâu bò thả rông,...) nên thường xảy ra các dịch bệnh dẫn tới việc không đảm bảo sức khỏe cho ba mẹ mang thai và trẻ em sau sinh.
Nhằm hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng đối với bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi ở các DTTSRIN, ngày 10/4/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 499/QĐ-TTG về việc phê duyệt chương trình "Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 - 2030". Một trong những mục tiêu được đề ra là giảm được tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân của trẻ em DTTSRIN dưới 5 tuổi đến năm 2025 xuống còn dưới 20% và đến năm 2030 xuống còn dưới 15%.
Trong đề án đã đưa ra những giải pháp cụ thể để hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng đối với trẻ em dưới 5 tuổi là: Cung cấp bổ sung sắt/folic/đa vi chất dinh dưỡng tại hộ gia đình cho bà mẹ trước, trong và sau sinh nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển của tốt hơn của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ, nâng cao chất lượng duy trì giống nòi; Điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng; Cung cấp bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao thiếu vitamin A, vitamin D và khoáng chất, góp phần phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, nâng cao tầm vóc thể lực trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người; Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ dưới 5 tuổi, duy trì việc cân đo đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, tư vấn chế độ dinh dưỡng, chăm sóc giúp trẻ tăng trưởng bình thường; Hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cân đối hợp lý và sữa học đường nhằm nâng cao tầm vóc thể lực cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Với việc Chính phủ phê duyệt chương trình "Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 - 2030", trong đó đề ra giải pháp về hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng đối với bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, chắc chắn chúng ta sẽ sớm đạt được các mục tiêu nâng cao chất lượng dân số của các DTTSRIN trong thời gian tới.
Vân Vũ

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 2 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.