Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tác giả cuốn sách "Để yên cho bác sĩ hiền": Hết mình để lan truyền sự tử tế

Thứ sáu, 14:24 01/03/2019 | Y tế

GiadinhNet - Tác giả cuốn sách "Để yên cho bác sĩ hiền" không chỉ là một bác sĩ trẻ nổi tiếng, gần đây, anh còn tiên phong trong việc sử dụng MXH để “chiến đấu” với những hội nhóm dùng kiến thức y học thiếu chính xác khiến người dân có những hiểu biết sai lệch.

Cộng đồng Facebook nhiều người không lạ gì với bác sĩ Hùng Ngô, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, đồng thời là giảng viên của Trường Đại học Y Hà Nội, tác giả cuốn sách Để yên cho bác sĩ hiền.

Với lối viết hóm hỉnh, kiến thức chuyên sâu đa chiều trong lĩnh vực y học, Facebook của bác sĩ Hùng thu hút gần 112.000 người theo dõi.

Đặc biệt gần đây BS Hùng nổi lên như một người tiên phong trong việc sử dụng mạng xã hội (MXH) để “chiến đấu” với những hội nhóm đang sử dụng kiến thức y học thiếu chính xác khiến người dân có những hiểu biết sai lệch. BS Hùng đã có cuộc trò chuyện với phóng viên về tâm huyết của mình.


BS Hùng Ngô - khoa Cấp cứu (A9) Bệnh viện Bạch Mai - tác giả cuốn Để yên cho bác sĩ hiền

BS Hùng Ngô - khoa Cấp cứu (A9) Bệnh viện Bạch Mai - tác giả cuốn "Để yên cho bác sĩ hiền"

Trào lưu không tốt, ngành Y phải gánh hậu hoạ

Anh bắt đầu dùng MXH để chia sẻ thông tin đến bệnh nhân từ khi nào?

Trước đây mình không dùng MXH vì mình không có thói quen và không có thời gian. Nhưng sau này, khi bắt đầu thử dùng Facebook thì mình thấy rằng mọi người lên đó chia sẻ các vấn đề xã hội, bản thân, gia đình… khá thú vị.

Tuy nhiên mình thấy nhiều kiến thức về y tế, kiến thức chuyên khoa bị sai lệch khá nhiều. Đặc biệt, trong thời gian từ năm 2011 - 2015 thì truyền thông có cái nhìn rất lệch lạc về ngành y.

Mọi người nhắc nhiều đến các scandal, các “phốt” của ngành y, toàn những điều xấu mà hoàn toàn không hiểu được công việc của các bác sĩ, nhân viên y tế. Ngoài ra, những thông tin không chính xác, các trào lưu sức khoẻ không tốt cũng bùng nổ, và rõ ràng hậu quả của nó là ngành y phải gánh chịu.

Tự nhiên mình cảm thấy rất bức xúc và có nhu cầu được chia sẻ để mọi người hiểu về công việc của người nhân viên y tế bình thường sẽ như thế nào, suy nghĩ của họ ra sao. Mình lập Facebook 'Hung Ngo' vào năm 2014 và mình xây dựng nó theo phong cách “ghê gớm, chua ngoa, đanh đá” để chiến đấu với các thông tin sai lệch.

Thực ra việc chia sẻ về cuộc sống, về chuyên môn trên Facebook cũng giúp mình giải tỏa áp lực. Trước đây mình cũng có viết blog từ hồi còn Yahoo, nhưng từ khi xuất hiện MXH Facebook thì mình thấy nó giúp mọi người trao đổi với nhau và trình bày quan điểm dễ dàng hơn nên nhu cầu chia sẻ cũng nhiều hơn.

Thực ra mỗi người có cách chia sẻ thông tin khác nhau nhưng quan trọng là điều đó phải xuất phát từ cái tâm của mình và hơn hết đấy là sự tử tế. Đó cũng là quan điểm của mình từ trước cho đến nay. Mình cố gắng lan truyền sự tử tế càng nhiều càng tốt, càng rộng càng tốt. Có thể các cách tiếp cận của mỗi người một khác nhưng mà cái tầm nhìn xuyên suốt trong tất cả là sự tử tế.

Khi chia sẻ trên Facebook, có những khi anh sẽ gặp phải những quan điểm trái chiều, thậm chí có người ném đá, nói xấu anh trên mạng. Cảm xúc của anh khi nhận những ý kiến trái chiều như thế nào?

Thực ra MXH cũng giống như một xã hội bình thường ngoài đời thực. Chỉ có điều người ta có thể che giấu được danh tính của mình, vì vậy mà phản ứng trên MXH thường sẽ mạnh mẽ hơn ngoài đời thực, đôi khi hơi thái quá. Mình thì coi như chuyện đó hết sức bình thường.

Đôi khi mình vẫn hay đùa là cần phải “thả tim” cho những ý kiến trái chiều bởi vì họ dám nói lên các quan điểm của mình. Đó cũng là điều tốt để cho mình hiểu được là những người đang tranh luận với mình họ muốn gì, họ nghĩ gì. Nó cũng giúp cho mình hiểu được các vấn đề của xã hội hiện tại.


Bác sĩ Hùng Ngô là người tiên phong quyết chiến với những thông tin sai lệch về kiến thức sức khoẻ trên mạng xã hội. Ảnh: TL

Bác sĩ Hùng Ngô là người tiên phong "quyết chiến" với những thông tin sai lệch về kiến thức sức khoẻ trên mạng xã hội. Ảnh: TL

Có lúc không hiểu sao cứ bị "ném đá" liên tục, kể cả những người tốt

Gần đây, trên Facebook của mình anh có một thái độ rất quyết liệt khi “chiến đấu” với các hội như anti vaccine, thuận tự nhiên… Có khi nào anh cảm thấy mình chiến đấu đơn độc và mệt mỏi, muốn dừng lại không?

Mình nhớ năm 2013, có 1 cô bé đã nhịn ăn, uống nước detox trong vòng 10 ngày để làm đẹp, cuối cùng cô bé bị ngừng tim, sau khi cấp cứu tim đập lại được thì đã bị chết não. Rồi những bệnh nhân bị ung thư bỏ phác đồ điều trị, theo trào lưu ăn kiêng, thuận tự nhiên, khi quay trở lại viện thì khối u đã tiến triển đến giai đoạn muộn và không còn khả năng điều trị nữa.

Rõ ràng là hệ quả từ mạng ảo đến đời thực là hoàn toàn có thể.

Chính vì vậy mình thấy không thể nào yên lặng, và quyết tâm phải chiến đấu với các tin giả như vậy để mọi người có cái nhìn đúng đắn về các vấn đề sức khỏe. Đó cũng là lý do mình lập ra trang Facebook Đốc tờ Húng Ngò để cố gắng cung cấp cho mọi người những thông tin sức khỏe khoa học và đúng đắn nhất trong khả năng của mình. Và hơn nữa là để lan tỏa sự tử tế.

Trước đây mình đã có thời gian cảm thấy đơn độc và chán nản, vì không hiểu tại sao mình cứ bị ném đá liên tục, kể cả những người tốt. Họ cứ nghĩ là mình đưa ra những vấn đề đó với mục đích đánh bóng tên tuổi, tạo scandal để nổi tiếng – kể cả những người ở bên cạnh mình cũng nghĩ như vậy.

Khoảng thời gian đó mình từng muốn từ bỏ, nhưng mình cũng nghĩ là rõ ràng mình đang làm 1 điều tốt, vậy có lý do gì để dừng bước? Và thời gian gần đây, rất may mắn là có nhiều người hưởng ứng và sau đó các bạn cũng đã bắt đầu đứng lên để cùng sát cánh với mình chống lại các tin giả liên quan đến vấn đề y tế. Cũng có nhiều trang khác cùng đứng lên đấu tranh lại với những tin giả đó. Đó là 1 dấu hiệu tích cực.

Trong quá trình sử dụng Facebook để truyền tải thông tin, anh có kỉ niệm nào đáng nhớ về việc chia sẻ thông tin được người đọc đón nhận, hay một câu chuyện nào khiến anh có thêm động lực để chia sẻ thông tin hay không?

Kỉ niệm đáng nhớ nhất của mình là năm 2014, cũng là động lực giúp cho mình đưa thông tin về sức khỏe đến tất cả mọi người. Một bác trai lớn tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có một khoảng thời gian bác bỏ điều trị tại bệnh viện mà đi theo thực dưỡng, các phương pháp trên mạng nhưng bệnh tình không thuyên giảm.

Sau khi đọc bài chia sẻ trên Facebook của mình liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bác đã đến gặp mình để tư vấn.

Sau buổi gặp gỡ, bác ấy đã quyết định quay trở lại điều trị theo phác đồ thông thường. Lúc đó thì bệnh lý của bệnh nhân cũng đã ở giai đoạn 4, tình trạng khá nặng, phổi đã xơ hóa gần hết. Hai năm sau, bác mất.

Cho đến một ngày, vợ bác ấy mang chiếc máy khí dung đến khoa gặp mình. Bác ấy nói nhờ nghe lời bác sĩ mà chồng bác ấy đã cố gắng điều trị theo phác đồ và ông đã sống rất thoải mái trong hai năm vừa qua. Trước lúc ông mất, ông có mong muốn gửi tặng phác đồ, máy móc điều trị đã dùng để bác sĩ tiếp tục sử dụng cho những bệnh nhân khác.

Tuy không giúp được gì nhiều cho bác nhưng bệnh nhân đã có một tư tưởng thoải mái, không còn lo ngại gì nữa, đó là một điều rất tốt đối với bệnh nhân bệnh lý giai đoạn cuối. Mình rất xúc động vì sau 2 năm, người nhà bệnh nhân đã quay trở lại tặng máy móc để mình sử dụng cho bệnh nhân khác, đây cũng là động lực cho mình, khiến mình muốn lan tỏa sự tử tế cho tất cả mọi người.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện ý nghĩa này!

Hải Bùi (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 15 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top