Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tác hại ra sao khi ăn mắm tôm có dòi?

Thứ bảy, 13:47 11/10/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, ăn phải mắm tôm có dòi sẽ rất nguy hại sức khỏe. Đó có thể là nguồn gây bệnh tả, thương hàn, ecoli…

 

Ăn mắm tôm có dòi sẽ là nguồn gây các bệnh đường ruột

Ăn mắm tôm có dòi sẽ là nguồn gây các bệnh đường ruột

Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế và nhân viên Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra một cơ sở chuyên sang triết, chế biến mắm tôm bắc, mắm nêm nguyên chất, tương bần, mắm tép chua ở đường Vĩnh Phú 38A, TX Thuận An (Bình Dương) do ông Dương Văn Hiếu, 32 tuổi, quê Thanh Hóa làm chủ.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng nghìn chai mắm tôm chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ bốc mùi nồng nặc. Khi mở nắp một chiếc thùng nhựa màu xanh, mọi người rùng mình khi thấy cảnh dòi lúc nhúc ngoi lên từ lớp mắm tôm.

Trước thông tin này, một số người cho rằng đó chỉ là cảm giác ghê sợ chứ thực ra ăn mắm tôm có dòi mới là ngon. Bên cạnh đó nhiều người tỏ ra lo sợ khi ăn phải mắm tôm có dòi. Thực sự việc ăn mắm tôm có dòi độc hại hay chỉ là cảm giác ghê sợ?.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, BS Nguyễn Xuân Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện vệ sinh y tế công cộng TP HCM cho biết, ăn phải mắm tôm có dòi sẽ rất nguy hại đến sức khỏe. Dòi là do con ruồi bậu ở phân, đống rác tanh hôi và ở khắp mọi nơi rồi mang vi trùng bậu vào đẻ ra.

Trong khi đó, mỗi một gam phân sẽ chứa hàng trăm vi khuẩn, trứng ký sinh trùng, vi trùng gây bệnh. Đó có thể là nguồn gây bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ, giun sán... Những người có thói quen ăn sống mắm tôm, khi mua về không đun lên sẽ càng nguy hiểm hơn.

“Mắm tôm khi đã xuất hiện dòi trong đó cần phải đổ bỏ. Nó trở thành phế phẩm. Thực phẩm có dòi sinh sống thì nó đã ăn hết chất bổ, khi con người ăn sẽ chẳng còn giá trị dinh dưỡng gì. Các nhà chức trách cần thanh kiểm tra xử lý nghiêm đối với cơ sở làm ăn mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân khi thấy mắm tôm có dòi cũng cần bỏ đi không nên tiếc” – BS Nguyễn Xuân Mai khuyến cáo.

Cùng quan điểm, một chuyên gia của Viện Sinh học và Công Nghệ Thực phẩm – ĐHBK Hà Nội) cho rằng, sẽ là đảm bảo chất lượng nếu mắm tôm sản xuất trong nước có nhãn mác, cơ sở sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng… Với những sản phẩm trôi nổi không có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng sẽ tiềm ẩn sự mất an toàn thực phẩm. Công nghệ sản xuất mắm tôm là lên men các thành phần protein trong tôm dài ngày.

Nếu quá trình sản xuất không đảm bảo chất lượng, sản phẩm không có nguồn gốc dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột, ecoli, vi khuẩn salmonella gây thương hàn hoặc các vi khuẩn có bào tử sống yếm khí nếu quá trình vệ sinh không sạch sẽ.

Các chuyên gia cho rằng, nhiều người vẫn còn quan điểm sai lầm cho rằng mắm tôm càng nặng mùi càng ngon. Không phải người sành sỏi rất khó có thể phân biệt được đâu là mắm tôm còn tốt hay là đã hỏng vì mắm tôm có mùi vị khá mạnh. Hơn nữa, nếu không biết bảo quản mắm tôm cũng khiến mắm tôm rất dễ bị hỏng. Để đảm bảo an toàn không nên ăn mắm tôm, mắm tép sống mà cần chưng chín trước khi dùng. Khi pha chế mắm tôm thì phải dùng luôn, không được pha chế rồi để dành lại cho lần sau. Ăn vào dễ dẫn tới các bệnh đường ruột.

 

P.Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 26 tuổi cột sống cổ 'thẳng tưng' vì thói quen hàng triệu người Việt mắc phải

Nam thanh niên 26 tuổi cột sống cổ 'thẳng tưng' vì thói quen hàng triệu người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 5 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 17 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 21 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Top