Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tai biến do nạo phá thai không an toàn: Ám ảnh vô sinh

Thứ sáu, 14:35 23/11/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh; trong đó nguyên nhân rất quan trọng là do tình trạng nạo phá thai không an toàn.

Tai biến do nạo phá thai không an toàn: Ám ảnh vô sinh 1
Sinh viên trường Đại học Y dược TP HCM với một tiểu phẩm truyền thông về chăm sóc SKSS, phòng chống HIV/AIDS. Ảnh: Võ Thu.
 
“Giải quyết gọn”  là việc của em!

Tại các nhà trường ở nước ta, việc dạy SKSS, giáo dục giới tính cho học sinh, sinh viên vẫn chưa được chú trọng đúng mức, thậm chí chỉ “cưỡi ngựa, xem hoa”. Các chuyên gia cho rằng đã đến lúc cần phải có thái độ dứt khoát, không thể bỏ mặc cho “hươu chạy” để rồi đuổi theo kêu cứu, mà cần phải chỉ cho “hươu” chạy đúng đường, để nâng cao chất lượng dân số và phòng các hậu quả về sau.


Số liệu thống kê từ Phòng Kế hoạch tổng hợp – BV Phụ sản Hà Nội cho thấy, trung bình mỗi ngày BV này thực hiện khoảng 40-60 ca nạo phá thai, phần nhiều là các bạn trẻ mới trên dưới 20 tuổi. Trong đó không ít người từng nạo phá thai đến vài lần chỉ trong một thời gian ngắn.

Ngồi trước cửa phòng KHHGĐ (BV Phụ sản Hà Nội), Trịnh Thị Hoài M., quê ở Tuyên Quang, sinh viên năm 3 một trường ĐH dân lập trên địa bàn Hà Nội cho biết đã đi “giải quyết” lần thứ 3. M. tới đây một mình, cầm cuốn sổ khám bệnh trên tay đợi gọi tên, cô gái trẻ này không hề tỏ vẻ ngại ngùng khi có người bắt chuyện, hỏi han. “Lần đầu em “dính chưởng” là năm thứ hai đại học, khi có chuyến thực địa đầu tiên, “tác giả” là bạn trai cùng lớp. Em hoang mang, mất ngủ mất một tuần rồi quyết định. Hồi đó bạn trai em “thương tình” đưa đi vì em sợ, lúc ký vào giấy cam đoan trước khi “giải quyết”, em còn run bắn người. “Xong” rồi vẫn lo ngay ngáy. Lần đầu “trót lọt”, lần thứ 2, sau đó khoảng 3 tháng, em đã cảm thấy bình thường hơn. Em “tỉnh” lắm, sợ bác sĩ nhớ mặt, em chọn một phòng khám khác, bác sĩ cho ngậm hai viên thuốc rồi “nó” tự ra thôi!”.

Lần này, M. thậm chí giấu luôn bạn trai, vì “đó là nghĩa vụ của mình”. Tôi gạn hỏi: “Em không sợ sau này khó sinh con sao? Một lần sa bằng ba lần chửa?”. Đáp lời bằng thái độ thản nhiên, M. tự tin: “Chúng em trẻ khỏe, “máy móc” lại nhạy, thả lần nào dính lần đó, khó là khó thế nào chị...” (?!)

Bác sĩ Bùi Thị Chút, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - BV Phụ sản Hà Nội chia sẻ, những trường hợp như M. không hiếm. Nhưng điều đặc biệt là nếu như những người đã lập gia đình thấy xót xa trước cảnh nhiều thiếu nữ đi phá thai, có vị phụ huynh còn ngất xỉu khi biết tin con đi “xử lý”, thì chính các bạn trẻ lại không hề “nao núng” khi quyết định chấm dứt sự sống của một sinh linh. “Chúng tôi tư vấn, khuyên nhủ về các biện pháp tránh thai, nguy cơ tai biến sau nạo, hút thai, thậm chí khả năng có thể bị vô sinh sau này, nhưng không ít bạn trẻ vẫn vô tư xem như “chuyện không liên quan tới mình” – bác sĩ Chút chia sẻ.

Các chuyên gia ước tính, tỷ lệ phụ nữ từng nạo phá thai ở Việt Nam vào khoảng 32%, là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Trung bình một phụ nữ phá thai 2,5 lần trong đời. Là chuyên gia từng tham gia nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, TS Khuất Thu Hồng- Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Phát triển xã hội chia sẻ: “Có thiếu nữ bảo mấy hôm nay em ăn không được, tá hỏa vì quick stick hiện 2 vạch hồng hồng vậy mà mấy hôm sau, em đó thản nhiên nói: “Đã xong”.
 
50% trường hợp vô sinh dưới 30 tuổi

TS.Thu Hồng chia sẻ thêm: Có nhiều cô gái vì không thể thuyết phục bạn trai dùng biện pháp phòng tránh thai an toàn, để rồi phải trải qua biết bao đau đớn dằn vặt và cả những hậu quả đi suốt cuộc đời mình. Một trong những hậu quả nghiêm trọng, ghê gớm, ám ảnh nhất của nạo phá thai “vô tội vạ”, chính là mất khả năng sinh đẻ sau này.

Tại lễ công bố kết quả khảo sát nhận thức về vấn đề hiếm muộn với trên 1.000 phụ nữ châu Á, do Hội Sản phụ khoa Việt Nam phối hợp tổ chức vào giữa tháng 11 vừa qua, PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho hay: Với Việt Nam, đây được coi là cuộc khảo sát lớn nhất từ trước đến nay về nhận thức của phụ nữ với vấn đề vô sinh, hiếm muộn. Nghiên cứu cho thấy, nếu trước kia vô sinh chủ yếu xảy ra ở những vợ chồng lớn tuổi thì nay, khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Có 7%-10% các cặp vợ chồng bị hiếm muộn, không sinh được con nếu không có sự can thiệp của y tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra lỗ hổng lớn kiến thức về khả năng sinh sản của phụ nữ nước ta.

Ở các thành thị, tỷ lệ vô sinh có xu hướng tăng cao hơn. Theo một thống kê chưa đầy đủ, tại Hà Nội có 13% số cặp vợ chồng vô sinh. Riêng tại BV Phụ sản Trung ương, mỗi năm điều trị từ 2.500 - 3.000 lượt vô sinh, đứng đầu các trung tâm điều trị hiếm muộn cả nước. Theo PGS.TS Viết Tiến, trong số các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn thì tỉ lệ vô sinh ở nam giới chiếm 40%, nữ giới chiếm 40% và 20% còn lại do cả hai. Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng giống như phụ nữ ở một số nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…, phụ nữ Việt Nam khao khát làm mẹ mạnh mẽ nhưng việc có con lại do người chồng quyết định là chính. Có đến hơn 50% phụ nữ được hỏi cảm nhận rằng việc ông xã sẵn sàng để làm cha có ảnh hưởng lớn đến quyết định của riêng họ.

Lý giải về việc tỷ lệ vô sinh tại các thành phố lớn cao hơn so với mức bình quân của cả nước, các chuyên gia sản khoa, tâm lý học cho rằng rất nhiều học sinh, sinh viên ở ngoại tỉnh đổ về các trung tâm lớn của cả nước để học tập, công tác và chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi lớn về môi trường, lối sống. Nếu như ở các vùng quê quan niệm về tình dục rất khép kín thì ở thành thị, quan niệm này có phần “thoáng” hơn, cách nhìn nhận về chuyện tình dục trước hôn nhân cũng có phần dễ dãi hơn. Vì thế, nhiều bạn trẻ sống khá “mở”, rất nhiều cặp đôi sinh viên “sống thử”, thậm chí có nhiều bạn tình… trong khi phần lớn họ trước đó không được trang bị đúng, đầy đủ các kiến thức về sức khỏe tình dục, SKSS.
 
Thu Nguyên
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Top