Tại sao bệnh viện hết tiền trả lương nhân viên?
GiadinhNet - Trong thời buổi kinh tế thị trường, khi Nhà nước không thể đầu tư nguồn ngân sách khổng lồ cho y tế thì một loạt bệnh viện ở địa phương đã phải đối mặt với việc thiếu hụt tài chính. Câu chuyện 14 bệnh viện ở Đắk Lắk hết tiền trả lương cho nhân viên chỉ là ví dụ mở đầu cho sự khó khăn của nhiều bệnh viện đang phải đối mặt. Vì sao để các bệnh viện tuyến dưới không còn lâm vào cảnh khó khăn? Làm sao để người bệnh không "đổ dồn lên" tuyến trên? BS Trần Văn Phúc (Bệnh viện Xanh Pôn) đã có bài viết chia sẻ về vấn đề này. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!
Thiếu tiền có phải là khó khăn lớn nhất của các bệnh viện?
So với các nước trong khu vực, nền y học hiện đại của Việt Nam có truyền thống lịch sử và tầm vóc đáng kể. Trong những năm tháng chiến tranh, y tế Việt Nam mặc dù rất khó khăn về kinh phí, nhưng đã sản sinh ra không chỉ những cá nhân kiệt xuất, mà còn có cả một đội ngũ đông đảo y bác sĩ với tay nghề rất vững vàng, rải đều ở mọi tuyến. Đến thời kì bao cấp, dù kinh tế lao đao, nhưng y tế vẫn phục vụ người bệnh vô điều kiện, sự chênh lệch chuyên môn giữa các tuyến không quá xa nhau, trình độ tay nghề giữa các bác sĩ không tồn tại khoảng cách quá lớn.
Ở thời kì này, sự tương tác giữa bác sĩ và người bệnh dựa trên nền tảng tình cảm, thay vì tiền bạc như thời buổi kinh tế thị trường. Hãy hình dung trong các làng quê nghèo khắp đất nước, bệnh viện là nơi thiêng liêng xếp vào bậc nhất trong tâm trí mỗi con người. Hầu hết người dân được sinh ra nhờ bàn tay của nhân viên y tế, khi ốm đau hay tai nạn thì bệnh viện sẽ là nơi để họ tìm đến, có người chọn bệnh viện để chết khi về già. Trong các giao điểm cuộc sống, với người bệnh là sự thân mật, còn với bệnh viện là những đức tính phi thường của người thầy thuốc, tiền bạc chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Bước sang kinh tế thị trường, không thể phủ nhận nhiều bệnh viện đã tạo dấu ấn đáng kể với nền kinh tế quốc dân. Khi lợi nhuận bệnh viện tăng lên rất nhiều thì cũng bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh. Trong thời gian tới, không phải bệnh viện nào cũng tồn tại, mà sẽ có kẻ thắng, người thua. Nếu để cho các đơn vị tự chủ, xóa bỏ việc phân tuyến hay thông tuyến điều trị ngay từ bây giờ thì bệnh viện nào tồn tại được qua năm 2020 sẽ là người chiến thắng.
Ý thức được sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt, nhiều bệnh viện nghèo tuyến dưới đã quyết tâm đầu tư hạ tầng và thiết bị máy móc, nhưng vẫn không thu hút bệnh nhân đến điều trị. Lí do "người dân ít ốm" nên bệnh viện vắng là chưa thuyết phục. Nhiều căn bệnh bị bỏ qua do nghèo đói, nên khi kinh tế phát triển thì mặt bệnh cũng vì thế mà gia tăng, thay vì chỉ là phát hiện ra những căn bệnh nghiêm trọng. Vẫn cùng dòng máy siêu âm ấy với chất lượng tương đương, nhưng một bộ phận bệnh nhân vẫn "chạy" lên tuyến trên để khám chứ không tin tuyến cơ sở. Vậy sự đầu tư tiền bạc chưa phải là nguyên do chính gây thất bại bệnh viện.
Để người bệnh không vượt tuyến
Bệnh viện được điều khiển bởi ba yếu tố theo đúng tuần tự, đó là chất lượng - dịch vụ - chi phí. Đây cũng là ba yếu tố cần thiết để cạnh tranh. Nhưng thực tế một số nhà quản lí bệnh viện họ lại tập trung nhiều sự chú ý đến vấn đề chi phí, đưa yếu tố này lên hàng đầu, còn yếu tố chất lượng lại xếp sau! Viện phí chỉ được tăng cầm chừng, thậm chí người ta còn tìm cách hạ chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để "an lòng" người dân.
Ví dụ một ca siêu âm, theo khung viện phí quy định 28.000 đồng thì chưa đủ chi trả tối thiểu cho tiền điện nước và hao hỏng máy, nói gì đến tiền lương cho người làm việc. Đó chính là nguyên nhân làm cho các bệnh viện không đủ sức cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh toàn cầu ở mức độ chi tiêu. Viện phí không tăng đúng theo giá trị thực cùng với việc giảm ngân sách đang gây khó khăn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công, làm tổn thương không chỉ với y tế, mà còn với cả chính người bệnh.
Khi chi phí đi ngược hướng với chất lượng thì đương nhiên tai biến y khoa sẽ có cơ hội gia tăng. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 100.000 ca tử vong do tai biến y khoa, tương đương với 200 chiếc Boing 747 bị tai nạn. Nếu có 200 chiếc Boing bị tai nạn, đó là nỗi ô nhục với cả ngành hàng không thế giới. Câu hỏi đặt ra là, với sự bất cập về chi phí như y tế của ta hiện nay, thì đang có bao nhiêu bệnh viện nguy hiểm? Và chưa cần đợi câu trả lời thì người bệnh đã tự động bỏ lên tuyến trên cho an toàn. Vì với họ, sức khỏe là quý giá nhất và quan trọng nhất.
Thấy người bệnh bỏ đi, các nhà lãnh đạo bệnh viện lại loay hoay tìm cách giữ chân bệnh nhân, chấp nhận cung cấp những gói dịch vụ khám chữa bệnh giá rẻ, chấp nhận lỗ. Đó chính là cái vòng luẩn quẩn kéo chất lượng xuống, làm xói mòn niềm tin ở người bệnh.
Sự cạnh tranh giữa các bệnh viện, thực chất là xoay quanh vấn đề chất lượng đội ngũ nhân viên y tế. Nó không phải là tòa nhà đẹp hay các thiết bị y tế hiện đại. Nhiều bệnh viện tuyến dưới không thiếu tiền, mà họ thiếu một đội ngũ ổn định các bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm. Việc tuyển dụng được các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm luôn là trở ngại đối với các bệnh viện tuyến dưới, bất chấp những nỗ lực của Bộ Y tế vừa khuyến khích, vừa tìm mọi cách để đưa bằng được bác sĩ giỏi đến vùng sâu, vùng xa. Bác sĩ giỏi sẽ không rời bỏ bệnh viện lớn vì họ biết rằng, về tuyến cơ sở sẽ không có bệnh nhân để làm việc.
Vậy tại sao bệnh viện tuyến cơ sở không tự tìm cách đào tạo nhân lực cho riêng mình? Lúc này, lúc khác bệnh viện cơ sở đã làm, nhưng lại không đủ kiên nhẫn để theo đuổi thời gian đào tạo lâu dài, bởi đào tạo lâu dài thì mới có thể thu hoạch được những thành quả.
Một câu chuyện về các bệnh viện tuyến dưới đang "nóng" thời gian qua. Đó là chuyện về 14 bệnh viện ở Đắk Lắk hết tiền trả lương nhân viên. Theo đại diện Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, dự toán năm 2015 mà UBND tỉnh giao cho 14 bệnh viện trên phải thu là gần 311,6 tỉ đồng, trong đó 35% dành cho quỹ cải cách tiền lương sẽ khoảng 35 tỉ đồng. Thế nhưng, đến hết tháng 12/2015, 14 bệnh viện chỉ thu gần 282 tỉ đồng. Như vậy, quỹ chi tiền lương chỉ còn gần 20 tỉ đồng, tức là thiếu hơn 15 tỉ đồng tiền lương so với dự toán.
BS Trần Văn Phúc/Báo Gia đình & Xã hội
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 20 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.