Tại sao không nên uống nước sau khi ăn?
Nhiều người thường uống nước ngay sau khi ăn, nhưng lại không biết rằng thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe…
Uống nước ngay sau bữa ăn được cho là gây rối loạn tiêu hóa , do làm loãng dịch vị dạ dày và enzyme tiêu hóa, khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn một cách tốt nhất.
Điều gì xảy ra khi bạn uống nước ngay sau bữa ăn?
Theo Ayurveda (một hệ thống chăm sóc sức khỏe cổ xưa của Ấn Độ), uống nước ngay sau khi ăn có thể làm suy yếu ngọn lửa tiêu hóa (còn gọi là Agni). Trong Ayurveda, agni (hay lửa tiêu hóa) có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và dinh dưỡng.
Tiêu hóa kém có thể tạo ra độc tố (được gọi là Ama), có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau trong giáo lý Ayurveda. Vì vậy, duy trì ‘lửa tiêu hóa’ mạnh mẽ là rất quan trọng để tiêu hóa tốt và hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách.

Uống nước ngay sau bữa ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Dưới đây là một số tác hại đối với sức khỏe của việc uống nước ngay sau bữa ăn:
- Làm loãng dịch vị: Uống nước ngay sau bữa ăn có thể làm loãng dịch tiêu hóa, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Hấp thụ chất dinh dưỡng kém: Agni (lửa tiêu hóa) rất cần thiết để phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này bị gián đoạn khi bạn uống nước sau khi ăn.
- Gây đầy hơi, khó tiêu: Uống nước ngay sau khi ăn gây rối loạn Vata Dosha (trong Ayurveda, Vata Dosha là yếu tố liên quan đến không khí và không gian). Không khí và không gian này có trách nhiệm vận chuyển chất dinh dưỡng qua cơ thể. Uống nước ngay sau bữa ăn có thể làm gián đoạn quá trình này, gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
- Gậy ợ nóng, trào ngược: Trong y học Ayurveda, Pitta Dosha kiểm soát quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Việc tiêu thụ nước ngay sau bữa ăn có thể làm đảo lộn quá trình này, gây ra chứng ợ nóng, trào ngược axit và các vấn đề tiêu hóa khác.
- Làm chậm tiêu hóa: Kapha Dosha liên quan đến sự ổn định và cấu trúc trong cơ thể. Uống nước ngay sau bữa ăn có thể làm tăng Kapha, dẫn đến tiêu hóa chậm và cảm giác nặng nề.

Trà thảo mộc có gia vị như gừng giúp tiêu hóa tốt hơn.
Thời điểm nào là thích hợp để uống nước?
Như vậy, uống nước ngay sau bữa ăn có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa, khiến chúng ta cảm thấy đầy hơi và khó chịu, vậy thời điểm nào thích hợp để uống nước?
Ayurveda nhấn mạnh nhu cầu cân bằng ‘lửa tiêu hóa’ và giữ đủ nước để có sức khỏe tốt nhất. Mặc dù uống đủ nước là điều quan trọng, đặc biệt là sau bữa ăn, nhưng thời điểm uống nước nên là ít nhất 30 phút trước hoặc sau khi ăn. Điều này giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn mà không làm suy yếu ngọn lửa tiêu hóa.
Ngoài ra, nên uống nước rải ra trong ngày, nhấp từng ngụm nước ấm. Nước ấm có thể tăng cường ‘lửa tiêu hóa’ và hỗ trợ phân hủy thức ăn.
Trà thảo mộc hoặc đồ uống có gia vị như gừng, thìa là… cũng được khuyến khích để tiêu hóa tốt hơn và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 5 phút trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Gìn giữ và phát huy tinh hoa chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp Thập chỉ gia truyền
Sống khỏe - 6 phút trướcSáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng
Sống khỏe - 3 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế thế giới, vào mùa hè nhiệt độ cao, kéo dài gây ra căng thẳng tích tụ trong cơ thể con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết.

Người Nhật không thích tập thể dục nhưng lại có tuổi thọ cao nhất và tỷ lệ ung thư rất thấp, 3 lý do này đáng để học hỏi
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Nước nào trên thế giới có tuổi thọ trung bình cao nhất? Nhật Bản chắc chắn phải có trong danh sách đầu tiên!

Dấu hiệu cảnh báo sớm và các phương pháp giúp hồi phục sau tai biến mạch máu não hiệu quả
Sống khỏe - 4 giờ trướcTai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người trưởng thành. Mỗi phút trôi qua khi não thiếu máu là hàng triệu tế bào thần kinh có thể bị mất đi vĩnh viễn. Hiểu rõ về cơ chế, dấu hiệu cảnh báo và phương pháp điều trị tai biến mạch máu não sẽ giúp nâng cao cơ hội sống, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế tối đa di chứng để lại.

Bài tập 15 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tử vong sớm
Sống khỏe - 6 giờ trướcCó rất nhiều biện pháp nhằm tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và nguy cơ tử vong sớm. Trong đó, việc thực hiện đều đặn bài tập 15 phút dưới đây góp phần giúp bạn đạt được mục tiêu sống lâu và khỏe mạnh hơn.

Người phụ nữ 54 tuổi ở Thanh Hóa suy gan nặng, chỉ số viêm cao gấp 30 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy gan thừa nhận phát hiện viêm gan B từ hơn 30 năm trước nhưng không điều trị gì. 3 năm gần đây, bà có thói quen tự mua thuốc giảm đau sử dụng kéo dài mà không qua thăm khám.

Dịp nghỉ lễ 30/4, một người chết não hiến tạng cứu sống 6 người
Y tế - 23 giờ trướcBệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua đã thực hiện thành công ca ghép tạng từ 1 người chết não hiến tạng giúp cứu sống 6 người.

Mùa hè nắng nóng, khi nào nên thải độc gan, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - 3 nhóm người cần chú trọng làm mát gan, thải độc gan trong ngày hè nắng nóng là những người có lối sống thiếu khoa học, người cao tuổi và người hay uống rượu bia.

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu
Y tế - 1 ngày trướcKhi trẻ đang chơi ở trong thì nhà bất ngờ đàn ong bay vào đốt, sau đó trẻ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.