Tại sao livestream bán hàng phổ biến ở Trung Quốc, nhưng lại không hot ở Mỹ
Tờ South China Morning Post (SCMP) của Hồng Kông (Trung Quốc) đã đăng một bài báo vào ngày 17/2, giải thích lý do tại sao mô hình livestream bán hàng vẫn chưa trở nên phổ biến ở Mỹ.
SCMP dẫn lời các nhà phân tích cho biết, những gã khổng lồ công nghệ từ Meta đến ByteDance đang phải đối mặt với những thách thức trong việc đột phá thị trường livestream bán hàng tại Mỹ, do những lỗ hổng công nghệ và thiếu những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) khiến các công ty khó nhân rộng mô hình livestream bán hàng vốn rất phổ biến ở Trung Quốc.
Công ty Meta đã thông báo vào đầu tuần trước rằng, bắt đầu từ ngày 16/3, người dùng nền tảng mạng xã hội Instagram của họ sẽ không thể gắn thẻ sản phẩm trong khi phát sóng trực tiếp. Nền tảng Facebook cũng của Meta đã ngừng chức năng livestream bán hàng từ tháng 10 năm ngoái.
Với xu hướng livestream bán hàng đang trở nên phổ biến ở Trung Quốc, Instagram đã ra mắt tính năng livestream bán hàng vào tháng 8/2020. Một lý do khác để mở tính năng này là các biện pháp phong tỏa trong đại dịch COVID-19. Với việc các cửa hàng truyền thống buộc phải đóng cửa và người tiêu dùng phải ở nhà, ngày càng có nhiều người bắt đầu mua hàng qua các cửa hàng trực tuyến có hoạt động livestream bán hàng.
Theo SCMP, bất chấp những nỗ lực, phản ứng của người tiêu dùng Mỹ đối với việc mua sắm tại các cửa hàng trực tuyến có hoạt động livestream bán hàng vẫn còn ảm đạm so với người tiêu dùng Trung Quốc. Gần 3/4 số người Trung Quốc được hỏi trong một cuộc khảo sát vào tháng 7/2022 cho biết, họ đã tìm hiểu và mua sản phẩm thông qua hoạt động livestream bán hàng của các cửa hàng trực tuyến, trong khi hơn 2/3 người Mỹ cho biết họ chưa bao giờ xem livestream bán hàng.
Alessandro Bogliari - đồng sáng lập của nền tảng Influencer Marketing Factory có trụ sở tại Miami (Mỹ) - cho biết, sự khác biệt là về kỹ thuật cũng như hành vi.
Ông Bogliari nói: "Có nhiều lý do để người tiêu dùng Trung Quốc tham gia mua sắm trực tiếp, bao gồm giảm giá nhiều hơn trong các hoạt động livestream bán hàng, hoặc sợ bỏ lỡ cơ hội mua sắm. Ngược lại, hầu hết các nền tảng ở Mỹ không thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động livestream bán hàng và người bán hàng không có đủ sức hấp dẫn."
Theo SCMP, tại Trung Quốc, những người livestream bán hàng như Li Jiaqi, người được mệnh danh là "Anh chàng son môi số 1", có thể bán được hàng chục nghìn thỏi son chỉ trong 5 phút. Và các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, bao gồm ByteDance, Alibaba, JD.com và Pinduoduo, đang tích cực thúc đẩy mô hình livestream bán hàng trên nền tảng của họ.
Ông Bogliari cho biết, một thách thức khác đối với các công ty Mỹ là khoảng cách công nghệ trong các ứng dụng.
Ông Bogliari chỉ ra rằng, người tiêu dùng Trung Quốc đã quen với việc sử dụng "siêu ứng dụng" chứa một loạt chức năng, cho phép người dùng chuyển từ phần xem giới thiệu sản phẩm sang giao diện thanh toán một cách nhanh chóng. Nhưng nhiều ứng dụng xã hội ở Mỹ lại "không đủ trơn tru với các quy trình này".

Gần 3/4 số người Trung Quốc được hỏi trong một cuộc khảo sát vào tháng 7/2022 cho biết, họ đã tìm hiểu và mua sản phẩm thông qua hoạt động livestream bán hàng. Ảnh: SCMP
Liệu mô hình livestream bán hàng của Trung Quốc có thể áp dụng tại Mỹ?
Một số người có thể nghĩ rằng, chỉ cần sao chép mô hình livestream bán hàng của Trung Quốc là có thể thành công, nhưng theo trang tin Baijiahao (Trung Quốc), thực tế không đơn giản như vậy. Chúng ta có thể thấy người bán hàng đang "thao thao bất tuyệt" trước màn hình, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ của mô hình livestream bán hàng. Nếu muốn thực sự làm tốt công việc kinh doanh qua phát sóng trực tiếp, còn cần phải giải quyết logic kinh doanh đằng sau nó, đây mới là vấn đề cốt lõi.
Mô hình livestream bán hàng của Trung Quốc chủ yếu được chia thành ba phần: hàng hóa, con người và địa điểm. Trước hết, phần đầu tiên, hàng hóa. Lý do quan trọng nhất khiến hoạt động livestream bán hàng có thể được thực hiện trơn tru là do sản phẩm, nếu không có sản phẩm tốt thì mọi thứ chỉ là lời nói suông.
Hoạt động livestream bán hàng của Trung Quốc có liên quan nhiều đến việc các thương hiệu Trung Quốc có chấp nhận mô hình bán hàng như vậy hay không. Những thương hiệu này sẽ không chỉ tìm những KOL hàng đầu, mà còn có riêng những những KOL độc quyền để thực hiện các hoạt động livestream bán hàng. Các thương hiệu như Proya và Huaxizi ở Trung Quốc đang rất coi trọng việc livestream bán hàng.
Trang tin Baijiahao nhận định, trái ngược với Trung Quốc, hoạt động bán lẻ ngoại tuyến hoặc qua các trang thương mại điện tử ở Mỹ vốn rất mạnh, nên không dễ để hình thành mô hình livestream bán hàng như ở Trung Quốc.
Một lý do rất quan trọng khác khiến các hoạt động livestream bán hàng trở nên phổ biến ở Trung Quốc là do chiết khấu trong các hoạt động này là rất đáng kể, điều này đã tạo ra một số lượng lớn đơn đặt hàng ngay lập tức. Nhưng không có cách nào để các thương nhân ở Mỹ đưa ra các mức giảm giá như vậy, bởi nguồn cung hàng hóa ở Mỹ đơn giản là không đủ.

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ
Xu hướng - 23 giờ trướcĐầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 2 ngày trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 3 ngày trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ
Xu hướng - 5 ngày trướcThuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục
Xu hướng - 1 tuần trướcViệt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi
Xu hướng - 1 tuần trướcHọc xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần
Xu hướng - 1 tuần trướcTrung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm
Xu hướng - 2 tuần trướcĐây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướngGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.