Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tại sao người Việt thấp còi?

Thứ sáu, 12:38 12/07/2013 | Sống khỏe

Ăn quá nhiều đạm, uống thiếu sữa, ăn nhiều chất béo và bột đường nhưng lại không đủ vitamin (A, D, C…) và chất khoáng (canxi, i ốt, kẽm, sắt…) cũng dẫn đến thiếu chiều cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em Việt Nam dưới năm tuổi suy dinh dưỡng thấp còi đang ở mức cao 29%. Việt Nam là một trong 36 nước có tỷ lệ thấp còi nhất thế giới (36 nước này chiếm 90% trẻ thấp còi trên toàn thế giới!). Thấp còi mang đến nhiều hậu quả: nguy cơ cao mắc bệnh mạn tính không lây; năng lực học tập, lao động thấp hơn các bạn cùng trang lứa; khi lớn lên, sức lao động kém, ảnh hưởng năng suất lao động, cản đà phát triển của toàn xã hội; về tâm lý thì thiếu tự tin.

Tại sao người Việt thấp còi? 1 
Ảnh minh họa.
 
BS Đào Thị Yến Phi - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho rằng: “Thấp còi là tình trạng thiếu chiều cao so với tiềm năng di truyền. Các yếu tố có thể dẫn đến thấp còi sớm bao gồm: di truyền thấp, dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối, vận động ít, ngủ muộn, dậy thì sớm, mắc bệnh nhiễm trùng, giữ eo ở tuổi dậy thì…”.

Vận động ít, ngủ muộn…

Với gia đình ít con nên cha mẹ có xu hướng bảo bọc, không cho con chạy chơi, đi đâu cũng đưa rước, ít vận động thể dục thể thao mà phần lớn ngồi xem ti vi suốt ngày... Ngoài ra, trẻ có khuynh hướng ngủ muộn sau 22g làm rút ngắn giấc ngủ sâu. Trong khi đó, các nội tiết tố kích thích tăng trưởng chiều cao thường tiết ra lúc ngủ sâu.

Nhiều sai lầm trong việc nuôi con

Ăn quá nhiều đạm, uống thiếu sữa, ăn nhiều chất béo và bột đường nhưng lại không đủ vitamin (A, D, C…) và chất khoáng (canxi, i ốt, kẽm, sắt…) cũng dẫn đến thiếu chiều cao.

Không phát triển chiều cao vì bệnh

Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng: viêm hô hấp, viêm amiđan, tiêu chảy... đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Bé ăn nhiều nhưng lại nuôi một “tập đoàn” ký sinh trùng trong cơ thể cũng không thể phát triển chiều cao.

Dậy thì sớm, giữ eo…

Chính sự tích tụ mỡ ở cơ thể gây nên sự rối loạn chuyển hóa nội tiết tố dẫn đến dậy thì sớm. Ngược lại các em sợ mập, ăn uống kiêng khem để giữ eo trong độ tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân khiến các em không cao.

Môi trường gây… lùn

Ô nhiễm không khí, tiếng ồn khiến cho giấc ngủ của trẻ không tốt. Môi trường nhiều dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng đến trẻ em, nhất là các em bị béo phì, suy dinh dưỡng sẽ dễ nhiễm bệnh làm chậm tăng trưởng.

Thời gian mang bầu cũng ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ.

Theo TS Trần Thị Minh Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, sự thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn tăng trưởng trong bụng mẹ sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài thai nhi.

Di truyền… thấp

Chiều cao do di truyền, vì vậy cha mẹ lùn không thể sinh con cao. Tuy nhiên, theo BS Đào Thị Yến Phi - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM: “Điều này chưa được xác định, tức là chưa ai biết khả năng di truyền về chiều cao của người Việt Nam là bao nhiêu. Nhưng, dựa trên thực tế những thế hệ được nuôi dưỡng tốt sau này, có thể dự trù tiềm năng chiều cao của dân ta không đến nỗi tệ”.

Chiều cao chỉ phát triển trong một giai đoạn nhất định. BS Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết: “Khi qua tuổi dậy thì không thể khắc phục những trẻ đã thiếu chiều cao”. Để không hối tiếc, bác sĩ khuyên: “Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt để sinh con không thiếu cân sẽ thiếu chiều cao sau này (chiều dài bé sau khi sinh 50cm là đạt chuẩn). Cho bé bú sữa mẹ, chích ngừa phòng các bệnh nhiễm trùng, giữ môi trường lành mạnh, không hút thuốc… Khi bé lớn cần cho ăn đa dạng để không thiếu các vi chất ảnh hưởng đến tăng trưởng, bổ sung sinh tố liên quan đến chiều cao, tăng trưởng. Song song là tập thói quen tốt: đi ngủ sớm, dậy sớm vận động thể dục thể thao…”.

Theo PNO

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 8 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 11 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 12 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 13 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 13 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 15 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Sống khỏe - 17 giờ trước

Người bệnh tiểu đường nếu không biết cách kiểm soát tốt đường huyết sẽ dẫn đến các biến chứng trên tim mạch, thần kinh,... Vậy làm cách nào giúp người tiểu đường có thể phòng ngừa được các biến chứng này?

Top