Tại sao nhân viên bệnh viện phải chịu khó rửa tay?
GiadinhNet – Nhân viên bệnh viện chịu khó rửa tay sẽ giúp nhiều bệnh nhân bảo toàn mạng sống. Vì vậy mà Tổ chức Y tế thế giới sáng kiến cả một chiến dịch toàn cầu "nhắc nhở" nhân viên bệnh viện năng rửa tay.
Rửa tay, một hành vi tưởng bình thường nhưng với nhân viên bệnh viện sao lại quan trọng đến độ Tổ chức Y tế thế giới phải phát động chiến dịch toàn cầu về vấn đề này, còn Bộ Y tế Việt Nam phải cam kết hưởng ứng?
Mọi chuyện bắt đầu từ giữa thế kỷ 19, tại các bệnh viện có khoa sản trên thế giới, tỷ lệ tử vong của sản phụ bởi chứng sốt sản từ 10%-35%, tức ít nhất có 10 sản phụ trong số 100 người đi đẻ tử vong vì bệnh này.
Vào năm 1847, bác sĩ sản Ignaz Philipp Semmelweis (gốc Áo-Hungary) đã phát hiện nguyên nhân của vấn đề trên là tay các bác sĩ đỡ đẻ không sạch, gây nhiễm trùng khiến sản phụ bị sốt sản dẫn đến tử vong.
Vị bác sĩ này đưa ra học thuyết về vệ sinh tay, cho rằng các bác sĩ đỡ đẻ cần rửa tay bằng “thuốc nước chanh được khử trùng bằng Clo” để tỷ lệ tử vong của sản phụ vì chứng sốt sản giảm còn 1%.
Mặc dù học thuyết của Ignaz Philipp Semmelweis được ông viết sách, xuất bản rộng rãi, nhưng chỉ có Hungary là quốc gia chấp nhận và thực hiện.
Mãi đến khi Louis Pasteur xác nhận thuyết vi trùng, lúc này Ignaz Philipp Semmelweis đã qua đời trong nhà thương điên, thì học thuyết của ông mới được thế giới chấp nhận, nhằm bảo vệ tính mạng không chỉ của sản phụ mà toàn thể bệnh nhân nói chung.
Ngày nay, dung dịch dùng vệ sinh tay trong các bệnh viện đã không còn là “thuốc nước chanh được khử trùng bằng Clo”, mà được sản xuất bởi các hãng hóa phẩm hàng đầu thế giới với các thiết bị chứa đựng đầy tiện dụng, dễ dùng, hiệu quả.
Dù vậy, vệ sinh tay đối với nhân viên y tế thường xuyên bị “lãng quên”, nên vào năm 2009 Tổ chức Y tế thế giới quyết định phát động Chiến dịch toàn cầu “Bảo vệ sự sống: Hãy vệ sinh tay”. Ngay lập tức, Bộ Y tế Việt Nam đã cam kết thực hiện.
Trong thông cáo liên quan đến hành động này, Tổ chức Y tế thế giới nói chiến dịch là một phần trong nỗ lực toàn cầu nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay trong y tế, đồng thời góp phần đối phó với “Thách thức Toàn cầu Đầu tiên về An toàn người bệnh: Chăm sóc sạch là Chăm sóc an toàn”.
“Chiến dịch này cũng được tổ chức nhằm thúc đẩy hành động tại cơ sở y tế nhằm chứng minh vệ sinh tay là bước khởi đầu để giảm thiểu nhiễm khuẩn bệnh viện và đảm bảo an toàn người bệnh”-theo Tổ chức Y tế thế giới.
Sau 5 năm phát động, số liệu hồi tháng 5/2014 cho thấy 170 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia chiến dịch, tại Việt Nam có 70 cơ sở y tế tham gia và con số này đang gia tăng nhanh chóng.
Sáng nay (15/10), một bệnh viện tuyến quận tại TPHCM, bệnh viện Q. Thủ Đức, đã tổ chức hoạt động cam kết hưởng ứng chiến dịch toàn cầu“Bảo vệ sự sống: Hãy vệ sinh tay”, giúp danh sách cơ sở y tế tại Việt Nam tham gia chiến dịch gia tăng.
Trong một kế hoạch nhằm giảm nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế, bệnh viện Q. Thủ Đức cam kết tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên đạt trên 60%, cũng như nhanh chóng cải tiến, bổ sung hệ thống vệ sinh tay trên toàn bệnh viện cùng nhiều mục tiêu khác có liên quan.
Bệnh viện Q. Thủ Đức mỗi ngày tiếp nhận trung bình khoảng 4.000 lượt bệnh nhân khám và điều trị cả nội trú lẫn ngoại trú, vì vậy hưởng ứng chiến dịch này là hành động thiết thực nhằm gia tăng sự an toàn cho bệnh nhân.
Ở khu vực phía Nam, bệnh viện Q. Thủ Đức là cơ sở y tế tuyến quận/huyện đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này được công nhận là bệnh viện hạng I.
Đỗ Bá

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 2 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 4 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 4 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 4 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 5 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.