Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tấm lòng người cha... "sợ" con đỗ đại học

Thứ sáu, 11:00 05/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Khi hàng triệu thí sinh đang căng thẳng trong phòng thi thì ở bên ngoài, rất nhiều phụ huynh đang ngồi vạ vật dưới cái nắng như thiêu đốt để dõi mắt về phía trường thi. Ai cũng khát khao con sẽ đỗ đạt nhưng nhiều người không giấu nổi vẻ băn khoăn: Nhỡ may đỗ thì lấy tiền đâu cho con học?

Tấm lòng người cha... "sợ" con đỗ đại học 1

Ông Nguyên chở theo cả đồ đạc trên xe máy trong những ngày con đi thi để đỡ phiền người quen. Ảnh: H.Nguyên.

Chết cũng không cho con về quê làm ruộng

Sáng 4/7, trước cổng Học viện Hành chính Quốc gia có một người cha dáng khắc khổ, khoác chiếc áo bộ đội đã cũ, bó gối nhìn vào trường thi. Thi thoảng, ông quay sang hỏi người bên cạnh xem đã sắp hết giờ làm bài chưa. Hỏi tên, ông không nói nhưng cho biết, mang tiếng là “Hà Nội 2” nhưng nhà ông ở miền núi, giáp tỉnh Thái Nguyên, chỉ cần một trận mưa to, đường vào xã đã bị nước ngập lưng bánh xe. Vợ chồng ông đều là bộ đội phục viên, giờ về làm nghề nông. Những trận sốt rét rừng khi đóng quân ở Phong Thổ, Lai Châu đã khiến vợ chồng ông sức khỏe ngày càng yếu kém. Cả năm cày bừa 7 sào lúa đến đầu tắt mặt tối, thu nhập của vợ chồng chỉ khoảng 7 tạ /mùa. Trung bình, mỗi tháng vợ chồng ông cũng chỉ có khoảng 300.000 đồng. Vì gia đình không có tiền nên đứa con đầu chưa học hết cấp 2 đã phải đi làm thợ xây, công nhân, cửu vạn…

Ông cho biết, cô con gái út này, cả 12 năm đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Nhà cách trường 12km, hàng ngày con gái phải đạp xe đi học từ 5h sáng. “Trưa về ăn vội bát cơm, 1h kém cháu nó lại lóc cóc đạp xe đi học. Nói thật, tôi làm nông nhưng chưa khổ bằng con. Trưa nắng chang chang hoặc rét buốt, tôi đều được ngả lưng trong nhà, còn cháu nó phải đạp xe đi học xa nhưng nó không bỏ buổi nào và cố gắng học giỏi. Trong khi cả xã, các cháu chỉ dám thi vào trường nông lâm nghiệp hoặc CĐ Sư phạm thì con gái quyết định thi vào Học viện Hành chính Quốc gia làm tôi lo tái cả mặt. Thôi thì tôi “đánh bạc” để con đỡ tủi thân, vừa gọi là mở mặt với bà con lối xóm. Vì thế, tôi quyết định “bài binh bố trận”. Phương án 1, tôi cho con gái thi nguyện vọng 1 ở Hà Nội. Phương án 2, con tôi sẽ chọn trường thấp điểm hơn một chút là ĐH Sư phạm Thái Nguyên để vào nguyện vọng 2. Và đợt thi thứ 3, tôi cho cháu thi tiếp CĐ Sư phạm. Kiểu gì cũng phải cho con thi. Dù chết, tôi cũng không cho con về quê làm ruộng”, ông tâm sự.

Trước ngày đưa con đi thi, ông phải bán con lợn duy nhất trong chuồng được khoảng 2 triệu đồng. Ông bảo, mặc dù chưa trả tiền cám cho đại lý nhưng ông cũng phải ôm hết tiền cho con đi thi cái đã, sau đó về tính. Hai cha con ông đi xe buýt từ quê ra và thuê trọ ở gần trường thi. Buổi sáng, cha con lót dạ một chiếc bánh mì, không dám bước vào quán phở vì sợ bị “chặt chém”. Ngồi ngoài trường thi, ông nhẩm tính, nếu “nhỡ may” con gái út đỗ đại học, một là ông sẽ xin thêm tiền các con; hai là sẽ nuôi thêm con lợn con gà; ba là nhờ Hội Cựu chiến binh xã hoặc vay vốn ưu đãi cho con đi học.

Đi thi với 3 tạ lúa

Trên chiếc xe máy cà tàng, lủng lẳng nào túi xách, áo mưa, bi đông nước… ông Đỗ Sỹ Nguyên (quê Phú Thọ) cũng đang quần xắn móng lợn, đội nắng chờ con trước điểm thi. Dưới chân ông, đôi dép tổ ong vá chằng vá đụp. Con gái út của ông năm nay thi vào ĐH Thương mại. Ông Nguyên cho biết, gia đình mình làm nghề nông. Bản thân ông là bộ đội phục viên, sức khỏe yếu. Vợ ông vừa mổ bướu cổ, hết 15 triệu đồng. Nhà có đồng nào, vợ chồng ông phải vét sạch, ngoài ra còn vay thêm tiền để trả nợ phẫu thuật cho ca mổ. Gia đình ông có 3 sào ruộng, số thóc làm ra, cộng với chi phí phân bón, cày bừa… bây giờ coi như lỗ. Hàng ngày, vợ chồng ông làm mấy mẹt rau dưa ở chợ kiếm thêm. Vợ lại đang ốm đau nên lúc đầu, ông tính không cho con đi thi vì nhỡ sau này cháu đỗ rồi lại không lo đủ tiền học. Thế nhưng con gái cứ khóc xin được đi thi. Thương con, thế là ông tặc lưỡi bán 3 tạ lúa, được gần 2 triệu đồng đưa con về Hà Nội dự thi.

Tại Thủ đô, bố con ông Nguyên ở nhờ nhà người quen đang thuê trọ để chạy thận ở Bệnh viện E. Mỗi bữa, bố con ông làm 2 suất cơm bụi, tổng cộng khoảng 40.000 đồng. Vì người quen cũng đang bệnh tật nên để đỡ phiền hà, lúc đưa con đến trường thi, ông chở theo cả đồ đạc lỉnh kỉnh trên xe máy. Ông Nguyên tâm sự: “Cháu nó 12 năm đều đạt học sinh tiên tiến, nhưng nếu thi không đỗ đành phải cho con ở nhà làm công nhân chứ chẳng còn tiền ôn thi tiếp. Nếu may mắn cháu đỗ vào trường nào đó, quả thật là vui nhưng rồi lại lo ngay ngáy đến cả 5 năm sau. Dù vậy, có phải làm thuê làm mướn thêm, chúng tôi vẫn cầu mong con đỗ đạt”. 
 
Thí sinh bại liệt trở thành tân sinh viên ĐH Vinh
 
Sau khi Báo GĐ&XH đưa tin và tổ chức trao quà từ Quỹ Vòng tay nhân ái cho thí sinh Nguyễn Văn Vọng (trú tại khối 3, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) bị bại liệt nhưng vẫn quyết tâm thi ĐH, PGS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng ĐH Vinh đã quyết định chính thức nhận Vọng vào học ngành Công nghệ thông tin tại ĐH Vinh. PGS.TS Đinh Xuân Khoa cho biết, Trường ĐH Vinh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em Nguyễn Văn Vọng trong quá trình theo học.
 
Cũng trong dịp này, các thầy cô giáo tại điểm thi của em Nguyễn Văn Vọng đã có món quà nhỏ 500.000 đồng hỗ trợ ban đầu cho em. Xúc động trước tình cảm mà các thầy, cô giáo và các nhà hảo tâm dành cho câu con trai tội nghiệp, bà Nguyễn Thị Soa (mẹ của Vọng) nói: “Mẹ con tôi cám ơn tấm lòng của các thầy, cô giáo Trường ĐH Vinh và các nhà hảo tâm nhiều lắm. Hai mẹ con sẽ cố gắng dù biết chặng đường đi tiếp còn dài và khó khăn vẫn còn nhiều lắm”.         
 
Hồ Hà
DANH SÁCH BẠN ĐỌC ỦNG HỘ
QUỸ VÒNG TAY NHÂN ÁI TIẾP SỨC MÙA THI 2013
1. 3/7: Đào Thị Bích Thủy: 5.000.000
2. 5/7: Phạm Thị Kim Oanh: 1.000.000
3. 9/7: Bà Nguyễn Thanh Hồng, GĐ Cty Cổ phần Y dược Quốc tế Mỹ Đức: 6.000.000
4. 9/7: Nhóm từ thiện Minh Tuệ (Hà Nội): 4.000.000
5. 9/7: Nguyễn Mai Phương: 500.000
6. 9/7: Mai Việt Tiến, GĐ Cty Máy tính Dell, 138 Giảng Võ: 2.000.000
7. 9/7: Trần Anh Thi, KĐT Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội: 500.000
8. 10/7:Một số bạn đọc ủng hộ 1.500.000đ.
 

Trong chương trình tiếp sức mùa thi đại học năm 2013 cho những thí sinh có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn nhưng luôn khát khao học tập bằng những khoản trợ giúp được trích ra từ Quỹ Vòng tay nhân ái của Báo Gia đình và Xã hội, chúng tôi đã trao tặng:

-5 triệu đồng cho 2 thí sinh Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Anh Quyết

-2 triệu đồng chothí sinh Võ Văn Nhật

- 2 triệu đồng cho thí sinh Nguyễn Văn Vọng

- 2 triệu đồng cho em Trần Thị Mỹ ở Chi Lăng, Lạng Sơn

- 2 triệu đồng cho em Ngô Huyền Linh ở Bạch Thông, Bắc Kạn

- 2 triệu đồng cho thí sinh Võ Thị Thanh Thảo ở Kon Tum
 
- 3 triệu đồng cho thí sinh Lưu Huệ Thương
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh Danh Thị Ly Sa
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh Nguyễn Hữu Toàn ở TPHCM
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh Phan Thị Kim Vân ở Đà Nẵng
 
- 2 triệu đồng cho thí sinh nghèo Lê Tuấn Anh ở Hải Dương
 
Báo Gia đình và Xã hội kêu gọi các tấm lòng hảo tâm, các mạnh thường quân chia sẻ cả vật chất và tinh thần, chung tay cùng báo Gia đình và Xã hội hỗtrợ những thí sinh đặc biệt trong mùa thi năm nay.
 
Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:
 
1. Báo Gia đình và Xã hội, 138 A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Tên tài khoản: Báo Gia đình & Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871, Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội. Số điện thoại 04.22120681
 
2. Ủng hộ trực tuyến trên Giadinh.net.vn TẠI ĐÂY. Đề gửi Tiếp sức mùa thi.

Hạnh Nguyên

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top