Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tẩm màn phòng, chống sốt rét cho 3.300 người dân

Thứ bảy, 13:00 22/12/2018 | Y tế

GiadinhNet - Những năm trước đây, bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được khống chế. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh ghi nhận 158 trường hợp mắc sốt rét, tăng 79 trường hợp so với cùng kỳ 2017. Sự phối hợp liên ngành đang sớm đẩy lùi căn bệnh này trong cộng đồng dân cư, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Cán bộ y tế tỉnh Đắk Lắk kiểm tra mẫu test chẩn đoán nhanh bệnh sốt rét ở buôn Đrăng Phốc, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.

Cán bộ y tế tỉnh Đắk Lắk kiểm tra mẫu test chẩn đoán nhanh bệnh sốt rét ở buôn Đrăng Phốc, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.

Bệnh sốt rét theo chu kỳ xuất hiện trở lại

Theo số liệu thống kê của Trung tâm phòng, chống sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng (PCSRKSTCT) thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho thấy, năm 2016, trên địa bàn tỉnh chỉ có 270 trường hợp mắc bệnh sốt rét. Thế nhưng, trong năm 2017, số người bệnh mắc sốt rét tăng lên 566 trường hợp, trong đó có một người bị chết. Trong những tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh ghi nhận 158 trường hợp mắc sốt rét, tăng 79 trường hợp so với cùng kỳ năm 2017 (bệnh sốt rét chủ yếu bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm). Số người bệnh sốt rét được ghi nhận tại 13 trong số 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Theo ThS.BS Hoàng Hải Phúc Giám đốc Trung tâm PCSRKSTCT tỉnh Đắk Lắk: Nguyên nhân số người bệnh sốt rét tăng đột biến là do sau nhiều năm được khống chế, kiểm soát, hai năm nay, chu kỳ bệnh sốt rét xuất hiện trở lại, trong khi đó, công tác phòng, chống gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, một năm có hai đợt để phòng, chống bệnh sốt rét.

Đợt một vào tháng 4 và 5 tiến hành tẩm màn cho người dân, đây là thời điểm chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, cho nên muỗi sinh sôi nảy nở mạnh. Đợt hai vào tháng 9 và 10 tiến hành phun hóa chất để phòng, chống véc-tơ truyền bệnh. Đây là thời điểm chuyển mùa từ mùa mưa sang mùa khô và cũng là thời điểm người dân trong tỉnh bước vào vụ thu hoạch cà-phê, nông sản cuối năm, số lượng người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đổ về Đắk Lắk làm thuê tăng mạnh.

Nhiều lao động ăn, ở, sinh hoạt ngay tại rẫy, ngành y tế không kiểm soát hết được. Bên cạnh đó, do tỉnh Đăk Lắk có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, đồng bào DTTS sinh sống và nhiều người vẫn còn thói quen ngủ tại nương, rẫy trong suốt thời gian mùa vụ, một số ít vào rừng khai thác lâm sản và săn bắn dẫn đến khả năng mắc bệnh sốt rét rất cao. Ngoài ra, các đối tượng này là người lành mang mầm bệnh, có ký sinh trùng sốt rét nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Đây là mối nguy cơ tiềm tàng và khả năng cao làm lây lan ra cộng đồng.

Thực tế đó gây rất nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh hiện nay. Đặc biệt là khi ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi sốt rét kháng hóa chất, người dân giao lưu biên giới, dân di cư biến động gia tăng và thiếu kinh phí để mua hóa chất... Công tác phòng, chống bệnh sốt rét trên địa bàn vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.

Phối hợp liên ngành kiểm soát dịch bệnh

Ông Hoàng Hải Phúc nhận định: Trước tình hình số người bệnh sốt rét tăng mạnh, thời tiết diễn biến bất thường, mùa mưa vẫn còn kéo dài, trong thời gian tới khả năng véc-tơ truyền bệnh sẽ phát triển mạnh, cho nên nhiều nguy cơ bùng phát dịch sốt rét trên địa bàn tỉnh. Nhất là tháng 9, 10 là đợt cao điểm mắc bệnh sốt rét thứ hai trong năm. Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt rét, các cấp, các ngành cần sớm giải quyết những khó khăn cho ngành y tế của tỉnh, nhất là khó khăn về kinh phí. Bởi theo thông báo, đến nay vẫn chưa có nguồn kinh phí năm 2018 từ Trung ương để cung cấp hóa chất tẩm màn và phun diệt véc-tơ truyền bệnh. Tỉnh cũng chỉ mới cấp 143 triệu đồng phục vụ cho hoạt động tập huấn, giám sát.

Công tác tẩm màn cho người dân, phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống sốt rét định kỳ hằng năm theo kế hoạch đến nay vẫn chưa thực hiện được. Trong khi đó, đợt phòng, chống sốt rét bằng tẩm màn vào tháng 4, tháng 5 đã qua và hiện đang là đợt phun hóa chất vào tháng 9, tháng 10, nhưng không có hóa chất để phun.

Để kiểm soát tình hình bệnh sốt rét trong điều kiện hạn chế về nguồn hóa chất phun tẩm, trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm PCSRKSTCT tỉnh đã sử dụng kinh phí của địa phương để cấp 20 lít hóa chất Fendona 10sc cho Trung tâm Y tế huyện Ea Kar phun hóa chất, tẩm màn phòng, chống sốt rét cho khoảng 3.300 người dân tại các thôn, buôn của hai xã Ea Sô và Ea Sar, huyện Ea Kar, vùng trọng điểm sốt rét ở Đắk Lắk hiện nay.

Không chỉ riêng hai huyện Ea Kar và Buôn Đôn là địa phương có nhiều rừng núi, có đông đồng bào DTTS, nhiều buôn làng nằm gần rừng, trong đó một bộ phận người dân thường đi rừng, ngủ rẫy cũng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao. Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn Nguyễn Văn Lý cho biết: Ngay từ đầu mùa mưa, UBND huyện đã yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh lây nhiễm, nhất là bệnh sốt rét. Huyện đã thành lập hai tổ cơ động phòng, chống dịch; tại tuyến cơ sở, mỗi thôn, buôn thành lập một tổ xung kích tiêu diệt bọ gậy để hỗ trợ cho các trạm y tế xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nắm bắt tình hình, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Việc tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, tờ rơi, họp thôn, buôn, nhất là tổ chức các đoàn trực tiếp xuống tận các thôn, buôn để gặp gỡ, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng phòng, chống bệnh sốt rét cho người dân. Nhờ triển khai đồng bộ nhiều biện pháp cho nên từ đầu năm đến nay, huyện Buôn Đôn chỉ xảy ra 17 trường hợp mắc bệnh sốt rét, giảm ba trường hợp so với cùng kỳ năm 2017. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sốt rét đều được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh phí còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì ngành y tế Đắk Lắk cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp chuyên ngành và phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân. Đáng chú ý là tập trung vào những người dân sinh sống ở vùng có nguy cơ mắc sốt rét cao, các đối tượng đi rừng, ngủ rẫy, xa cơ sở y tế để kịp thời có biện pháp phòng, chống bệnh sốt rét hiệu quả.

Nguyễn Công Lý

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 27 phút trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 8 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 1 tuần trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 1 tuần trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Top