Tâm nguyện của đôi vợ chồng 20 năm cõng nhau đi chữa bệnh
GiadinhNet - Không có nỗi đau nào lớn hơn khi phải chứng kiến bản thân phải bỏ đi từng bộ phận trên cơ thể do căn bệnh lạ hành hạ suốt 20 năm. Nhưng nỗi đau ấy vẫn không thể làm đôi vợ chồng khổ hạnh từ bỏ việc làm thiện khi về già. Đó là tâm nguyện mong muốn được hiến giác mạc cho những số phận không may mắn như mình. "Tôi dẫu có què cụt nhưng vẫn còn... may mắn hơn khối người khi họ không nhìn thấy ánh mặt trời. Giúp được họ chút nào cũng là tích công đức cho con, cho cháu mình", người chồng chia sẻ.
20 năm, 12 lần đau đớn
Câu chuyện về bà Trần Thị Mến (SN 1965, ở xóm Giữa, thôn Cầu Quan, xã Tân Dân, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) 20 năm nay cõng chồng là ông Ngô Văn Phúc (SN 1965) đi chữa bệnh khắp nơi khiến người dân ở đây cảm phục rơi nước mắt. Câu chuyện đặc biệt này thể hiện tình yêu thương của hai số phận không may mắn dành cho nhau và nó còn đẹp hơn khi họ quyết định hiến giác mạc cho y học để giúp người kém may mắn có cơ hội nhìn thấy ánh sáng.
Nói về việc chồng bị bệnh, bà Mến cho biết: “Bây giờ nghĩ lại những ngày tháng đưa chồng đi chữa bệnh, tôi vẫn không khỏi ám ảnh. Nhiều lúc muốn buông xuôi tất cả mặc cho số phận định đoạt, nhưng mỗi khi nhìn thấy chồng đau đớn bị bệnh tật hành hạ, tôi lại không cầm được nước mắt và càng thương ông ấy hơn. Đây có lẽ là duyên trời định khi cho ông ấy gặp tôi”.
Năm 1993, trong những lần đi làm thợ xây, thấy các đầu ngón chân tê, đau nhức, ông Phúc chủ quan chỉ lấy dầu gió bôi và xoa bóp. Lâu dần những chỗ xoa bóp đó sưng tấy, tụ máu và xuất hiện hoại tử. Năm 1996, ông được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương xác định bị bệnh viêm tắc động mạch các đầu chi. Bắt đầu từ đây cuộc đời ông gắn liền với bệnh viện, phải đớn đau khi tận mắt chứng kiến những lần phải bỏ đi một phần trên cơ thể của mình! Và cũng từ đây, người vợ hiền tần tảo luôn bên ông, cõng ông trên đôi vai gầy trên con đường dằng dặc chống chọi với bệnh tật.
Ông Phúc bùi ngùi kể: "Trong làng, xã này chưa có ai đi nhiều bệnh viện như tôi. 20 năm qua, tôi phải chữa bệnh ở 10 bệnh viện khác nhau. Cả Đông y, Tây y mà bệnh vẫn không khỏi. Cứ mỗi lần đi bệnh viện, tôi phải bỏ một phần cơ thể của mình. Gần 20 năm với 12 lần đi "cắt thịt" khiến cho đôi chân và tay trái của tôi chỉ còn chưa đầy 10cm, riêng tay phải chỉ còn ngón cái và ngón trỏ. Nhiều lúc tôi chỉ muốn mình chết đi cho vợ con đỡ khổ”.
Tiếp lời chồng, bà Mến kể, khi được các bác sĩ thông báo ông Phúc phải cưa chân, bà đã hoảng loạn rồi lại chết lặng đi. Bác sĩ cũng đã giải thích cho bà biết bệnh tình của chồng, nếu không cắt bỏ thì những phần cơ thể đó sẽ bị hoại tử và đe doạ đến tính mạng. Đau đớn rồi cũng... thành quen khi nó thường xuyên xảy ra. Bà phải nuốt nỗi đau để động viên chồng. Có những đêm đau nhức không chịu được, ông Phúc la hét và lết ra ngôi mộ của bố gần nhà gào khóc. Thấy chồng như vậy, bà Mến lại động viên, an ủi rồi cõng ông về nhà. Bình thường còn đỡ, đằng này cứ vào mùa đông thì bệnh lại tái phát. Có thời gian 3 tháng, ông Phúc không ngủ được vì những cơn đau buốt hành hạ. Những khi đó, chỉ có bà Mến là người ở bên ông.
Muốn san sẻ với số phận không may
Từ ngày chồng đổ bệnh, kinh tế gia đình càng khánh kiệt vì tất cả đều phải bán đi để lo tiền chữa bệnh, trong khi bệnh tình của ông không có dấu hiệu khá hơn. Con cái cũng không được học hành đến nơi đến chốn. “Đứa con thứ hai của tôi khi học THPT thì gia đình đã kiệt quệ nên không có tiền học. Lúc đó, cháu muốn bỏ học nhưng may sao có gia đình bạn học cùng lớp đỡ đầu cháu suốt ba năm. Nếu không có gia đình người bạn đó giúp, không biết con tôi sẽ thế nào nữa...”, bà Mến nghẹn ngào.
Hướng ánh mắt về phía đứa cháu nội ngồi cạnh đang nô đùa, bà Mến hồi tưởng về quãng thời gian khốn khó của gia đình, lúc bà cõng chồng đi chữa bệnh. Nhưng điều khiến bà khổ tâm nhất chính là một số người đã không hiểu về căn bệnh này, họ xì xào to nhỏ, xa lánh cho rằng, chồng bà bị bệnh hủi, “bệnh giời đày”. Tuy nhiên, mọi lời đàm tiếu đó không khiến cho bà chán nản, gục ngã mà càng làm bà yêu thương chồng hơn.
Nói về việc đăng ký hiến giác mạc cho y học, ông Phúc cười và cho biết: Trước khi đi đến quyết định, vợ chồng ông đã hỏi ý kiến hai con, người thân trong gia đình và được mọi người đồng tình. Theo lời kể của ông, trước đây ông bà cũng không biết gì về việc này và vẫn hiểu nhầm việc hiến giác mạc. Nhưng từ ngày đi bệnh viện chữa bệnh thì ông mới hiểu nỗi khổ của người cùng cảnh, trong đó có nhiều trường hợp bị bệnh về mắt mà có tiền cũng không điều trị được khi không tìm được giác mạc để thay.
"Cách đây khoảng gần 4 năm, tôi có nghe về trường hợp chị Nguyễn Thị Nga (SN 1987, ở xóm 1, thôn An Nhân Tây, thị trấn Tứ Kỳ, Hải Dương) hiến mắt cho y học. Từ đó vợ chồng có tìm hiểu và đi đến quyết định này. Đây cũng là cách vợ chồng tôi giúp những người cùng hoàn cảnh và trả ơn những ân nhân đã giúp đỡ tôi trong lúc đi chữa bệnh”, ông Phúc cho biết.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Trần Trường, Chủ tịch UBND xã Tân Dân cho biết: “Vợ chồng ông Phúc là trường hợp đặc biệt của địa phương, chỉ vì căn bệnh hiếm gặp đã khiến cho gia đình khốn khó. Việc vợ chồng ông Phúc có ước nguyện hiến giác mạc về cuối đời là hành động đẹp, ý nghĩa và cần được tuyên dương. Đây cũng là trường hợp hiến giác mạc đầu tiên của xã Tân Dân và thị xã Chí Linh”.
Ông Phúc nghẹn ngào: “Nếu như bà ấy có bỏ tôi, tôi cũng không hề trách móc, vì bản thân tôi không muốn vợ con khổ. Nhưng mỗi khi tôi có suy nghĩ đó, bà ấy lại chia sẻ và cõng tôi đi chữa bệnh. Đó chính là động lực giúp tôi vượt qua mọi sự đớn đau, bệnh tật”.
Đức Tùy
"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn
Chuyện vợ chồng - 26 phút trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa
Nuôi dạy con - 1 giờ trướcGĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!
Chuyện vợ chồng - 13 giờ trướcThông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
Chuyện vợ chồng - 18 giờ trướcNgày thứ 15 về chung nhà, chồng chuộc say vợ để tìm hiểu sự thất.
Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao
Gia đình - 21 giờ trướcGĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ
Gia đình - 1 ngày trướcBắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.
8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối
Gia đình - 1 ngày trướcCâu chuyện con rể có ngoại hình giống bố vợ khiến người trong cuộc vừa vui, vừa có chút bối rối.
4 con giáp yêu là cưới
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Có những con giáp ngay từ đầu đã yêu một cách rất nghiêm túc, yêu là để kết hôn chứ không phải yêu chơi rồi để đấy.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đìnhGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.