Tâm nguyện cuối đời của cụ ông gần trăm tuổi hiến giác mạc
GiadinhNet - Trước khi mất 2 năm, cụ Quang đã viết di chúc và có tâm nguyện được hiến giác mạc cho y học. Cả gia đình đều xúc động và tự hào trước những lời căn dặn của cụ trong những dòng ước nguyện cuối đời.

Ông Bàn luôn tự hào về việc làm hiếu nghĩa của cụ Quang khi qua đời. Ảnh: Đ.Tùy
Đọc báo, nghe đài để... hiến giác mạc
Khi PV Báo GĐ&XH tìm về gia đình cụ Vũ Huy Quang (96 tuổi, ở thôn Quàn, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) cũng là lúc cụ mất được hơn một tuần. Trong niềm xúc động, người thân kể về ước nguyện của cụ Quang được hiến giác mạc cho y học, giúp những người mù lòa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng. Ông Vũ Bàn (73 tuổi, con trai cả của cụ Quang) cho biết: “Cách đây hơn hai năm, bố tôi đã có tâm nguyện được hiến giác mạc cho y học sau khi qua đời. Cho nên trong bản di chúc để lại cho con cháu viết năm 2010 có một dòng cuối được bố tôi bổ sung vào năm 2014 nói về việc này”.
Ông Bàn cho hay, ngày trước, cụ Quang không biết gì đến việc hiến giác mạc hay bộ phận trên cơ thể cho y học. Nhưng từ khi cụ được chứng kiến câu chuyện về chị Nguyễn Thị Nga (ở xóm 1, thôn An Nhân Tây, thị trấn Tứ Kỳ) đã hiến giác mạc khi qua đời thì cụ hiểu ý nghĩa nhân văn của hành động này và nhiệt tình ủng hộ. Từ đó, cụ thường xuyên nghe đài, xem tivi, tìm đọc sách báo liên quan để tìm hiểu. Cụ xin số điện thoại của Hội Chữ thập đỏ huyện hỏi thủ tục và xin tư vấn, đồng thời tham vấn ý kiến con cháu trong gia đình, dòng tộc. Ông Bàn tâm sự: “Lúc đầu, gia đình cứ nghĩ bố tôi nói cho vui để động viên con cháu noi gương chị Nga. Ai ngờ, bố tôi thực hiện thật. Nhưng gia đình tôi, ai cũng ủng hộ tâm nguyện đó”.
Năm 2014, khi cụ Quang đăng ký thủ tục hiến giác mạc cho y học, các cán bộ Ngân hàng Mắt Trung ương đã về nhà hỏi thăm và hướng dẫn cụ cùng gia đình hoàn thiện thủ tục. Sau khi nghe các cán bộ giải thích ngọn ngành, cụ rất vui vẻ và dặn dò con cháu tỷ mỉ để "không làm lỡ việc" với Ngân hàng.
Kể về giây phút cụ Quang mất, ông Bàn chia sẻ, trong làng hiếm có ai sống khỏe và tỉnh táo đến lúc mất như cụ. Trước khi mất khoảng 30 phút, cụ vẫn gọi điện thoại cho cháu rể hỏi han. Trước đó một tuần, cụ vẫn đi tập thể dục bình thường, không có biểu hiện gì ốm đau bệnh tật. “Khi bố tôi mất, thực hiện di nguyện của cụ, chúng tôi đã liên hệ với Hội Chữ thập đỏ huyện. Hai giờ sau, cán bộ của Ngân hàng Mắt Trung ương cùng các cơ quan chức năng về nhà và tiến hành công việc lấy giác mạc trong khoảng 10 phút”.
Ông Trần Ngọc Tuấn, Trưởng thôn Quàn (xã Minh Đức) chia sẻ: Khi biết được tâm nguyện của cụ Quang, lãnh đạo địa phương rất xúc động. Đồng thời các đoàn thể đã biểu dương hành động của cụ, tuyên truyền trong quần chúng nhân dân hiểu đúng về việc hiến giác mạc. Trước nay, gia đình cụ Quang luôn gương mẫu đi đầu thực hiện mọi chủ trương, đường lối của nhà nước...
Dặn con cháu tiết kiệm
Thắp nén hương lên bàn thờ bố, ông Bàn rơm rớm nước mắt. Có lẽ, sau việc làm đầy nghĩa cử cao đẹp của người bố đáng kính, ông còn thương nhớ đến hai người em liệt sĩ của mình. Ông Bàn kể, khi chị cả của ông được 2 tuổi, bố ông tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với những thành tích đạt được, cụ Quang vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, theo sự phân công của tổ chức, cụ tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đến năm 1968, cụ được cử sang làm việc tại Đức. Sau 4 năm phục vụ ở nước bạn, năm 1971 cụ về nước, chuyển ngành sang công tác tại Bộ LĐTB&XH. Đến năm 1973, cụ về quê nghỉ chế độ tại quê hương.
Cụ Quang có 4 người con, ngoài người con gái cả thì 3 con trai đều tham gia kháng chiến chống Mỹ và 2 người đã anh dũng hy sinh. Nói về hai người em, ông Bàn ngậm ngùi: “Hai chú em tôi lúc hy sinh vẫn chưa có gia đình. Khi đó, tôi và bố vẫn trong chiến trường nên không biết. Năm 1970 - 1971, chú Vũ Thành Quảng (SN 1950) và chú Vũ Xuân Bình (SN 1954) hăng hái lên đường tham gia chống Mỹ. Đến năm 1972, chú Quảng hy sinh tại Thành cổ Quảng Trị, còn chú Bình hy sinh ở tỉnh Bình Dương vào năm 1974. Tháng 12/2014, mẹ tôi đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Nói về di chúc của ông nội, anh Vũ Tuấn Anh tâm sự: “Trong di chúc của ông tôi, ngoài mong muốn được hiến giác mạc cho y học, ông còn dặn con cháu phải bình tĩnh khi lo hậu sự, không được làm cỗ bàn linh đình, phải làm đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm. Đặc biệt, cụ yêu cầu di hài mình được hỏa táng để sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường. Gia đình đã thực hiện theo tâm nguyện của người đã khuất...”.
Ông Phạm Quang Dũng, nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Tứ Kỳ cho biết: Ở xã Minh Đức, cụ Quang là trường hợp thứ hai của huyện tham gia hiến giác mạc. Đến nay, tại huyện Tứ Kỳ đã có 2 trường hợp hiến giác mạc và có 24 người đăng ký hiến giác mạc và các bộ phận cơ thể người cho y học khi mất. Đây cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Hải Dương có người tham gia việc làm cao đẹp này.
Thị lực kém, mắc bệnh nan y vẫn có thể hiến tặng giác mạc
Theo ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt Trung ương, theo quy định hiện nay, công dân từ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký hiến giác mạc khi qua đời. Những người cao tuổi, người kém thị lực và ngay cả những người mắc bệnh nan y vẫn có thể hiến tặng giác mạc. Chỉ trừ người nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C thì không được lấy giác mạc.
Giác mạc phải được lấy trong vòng 6-8 tiếng sau khi người hiến qua đời. Sau khi lấy, giác mạc được lưu giữ trong dung dịch bảo quản như Optisol. Với điều kiện chuẩn, giác mạc có thể lưu giữ trong 14 ngày. Tuy nhiên, giác mạc không nên để quá lâu, ghép càng sớm càng tốt.
Theo số liệu mới nhất, cả nước hiện có khoảng 40.000 người viết đơn xin hiến giác mạc, đa số trong số này là người trẻ tuổi. "Đăng ký là như vậy nhưng việc thực hiện lấy giác mạc để hiến được hay không còn phụ thuộc vào sự đồng ý của gia đình, người thân họ nữa", ông Hoàng nói. Việc những người cao tuổi tự nguyện hiến giác mạc sau khi qua đời, theo ông Hoàng, là nghĩa cử rất cao đẹp và cần nhân rộng.
Võ Thu (ghi)
Đức Tùy

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 3 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 18 giờ trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 1 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 1 ngày trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tếBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.