Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm sự của thầy thuốc ở Khu hồi sức tích cực COVID-19 BVĐK Bình Dương

Thứ bảy, 07:00 14/08/2021 | Y tế

GiadinhNet - 19 thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Huế thuộc các chuyên ngành như gây mê hồi sức, hồi sức tích cực, nội, kiểm soát nhiễm khuẩn đã có mặt tại Khu điều trị bệnh nhân COVID-19, BVĐK tỉnh Bình Dương đặt tại phường Phú Chánh, TX Tân Uyên từ ngày 26/7. Họ đang nỗ lực hết sức để cứu các bệnh nhân nặng tại đây.

Tâm sự của thầy thuốc ở Khu hồi sức tích cực COVID-19 BVĐK Bình Dương - Ảnh 1.

Khởi đầu từ số 0

BSCKII Phạm Như Vĩnh Tuyên, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Trung ương Huế, Trưởng đoàn công tác của bệnh viện ở Bình Dương cho biết, khu điều trị bệnh nhân nặng COVID-19 của BVĐK tỉnh Bình Dương được cải tạo lại từ BV Tâm thần của địa phương. Bệnh viện này mới được xây xong, chưa đưa vào sử dụng đã được "trưng dụng" là nơi điều trị bệnh nhân COVID-19 ngay khi Bình Dương có dịch.

Vì là nơi điều trị bệnh nhân tâm thần, nên các thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Huế, BV Đại học Y Hà Nội cùng nhiều đồng nghiệp được tăng cường đã ngồi lại với nhau bàn phương án cải tạo thành khu hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng.

Họ phải bắt đầu lại từ con số 0, thiết lập mới hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ, không để lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang thầy thuốc và giữa các nhân viên y tế, cải tạo lại hệ thống oxy y tế phù hợp với các máy thở HFNC liều cao…

Tâm sự của thầy thuốc ở Khu hồi sức tích cực COVID-19 BVĐK Bình Dương - Ảnh 2.

Khu điều trị bệnh nhân ICU nặng thuộc BVĐK Bình Dương.

Bệnh nhân được chuyển đến Khu Hồi sức tích cực (ICU) đều có tình trạng bệnh đã rất nặng, biểu hiện suy hô hấp kèm theo suy chức năng các cơ quan hoặc hôn mê cần thở máy. Nơi đây dường như là ngưỡng cuối cùng để cứu sống một bệnh nhân.

Các bác sĩ ở đây phải "chiến đấu" để giành sự sống cho những bệnh nhân với máy móc, dây dợ gắn đầy người đang cố duy trì từng hơi thở. Công việc Khu Hồi sức tích cực đều được chuẩn bị kỹ lưỡng và nghiêm ngặt, vì nơi này có khả năng lây nhiễm chéo rất cao.

Khi tôi đến Khu điều trị bệnh nhân nặng thì được tận mắt chứng kiến BS Thanh của BVĐK tỉnh Bình Dương và điều dưỡng Duy BV Trung ương Huế thay phiên nhau ép tim ngoài lồng ngực cho một bệnh nhân. Bệnh nhân này mới được chuyển đến ngày hôm trước, nhưng chuyển nặng rất nhanh.

Trong bộ đồ bảo hộ cấp 4 kín mít, 2 thầy thuốc thay nhau ép tim cho bệnh nhân. Mồ hôi rịn nhòe sau lớp kính bảo hộ. Đầu giường chiếc máy thở đèn đỏ nháy liên tục, tiếng bíp, bíp kêu dồn dập. Sự căng thẳng trong khu điều trị lên đến nghẹt thở.

Tâm sự của thầy thuốc ở Khu hồi sức tích cực COVID-19 BVĐK Bình Dương - Ảnh 3.

Điều dưỡng BV Trung ương Huế khởi động máy lọc máu.

Mong ước người thầy thuốc

Những ngày tham gia điều trị cho người bệnh COVID-19, cùng cách ly với người bệnh cũng là khoảng thời gian đầy cảm xúc của các thầy thuốc. Nơi đây chỉ có bác sĩ, điều dưỡng và người bệnh; mọi sinh hoạt, hỗ trợ người bệnh đều do nhân viên y tế lo, họ đã trở thành người thân của nhau.

Đối với BSCKII Phạm Như Vĩnh Tuyên và thầy thuốc ở đây, những ngày "chiến đấu" này thật là đáng nhớ. Bởi ca trực nào họ cũng phải đối diện với "tử thần", nỗ lực đến giây phút cuối cùng với hy vọng níu kéo bệnh nhân ở lại.

Mỗi ca bệnh nặng lại có những ấn tượng riêng trong những ngày nằm điều trị. Trường hợp bệnh nhân N.T.L (57 tuổi), viêm phổi ARDS rất nặng, bệnh nhân chuyển nặng rất nhanh và được các thầy thuốc BV Trung ương Huế và BVĐK tỉnh Bình Dương theo dõi điều trị. Bệnh nhân phải thở máy, sau thời gian điều trị tích cực đã hồi phục và được "hạ tầng" xuống tầng 2.

"Ngày nào chuyển được từ 2 đến 3 bệnh nhân xuống tầng dưới là những ngày đó niềm vui ngập tràn" – BS Tuyên nói và cho biết thêm: "Chia tay bệnh nhân nặng, nhận lời cảm ơn từ người bệnh, chúng tôi vô cùng xúc động. Đó là những thứ quý giá nhất mà người làm nghề y như chúng tôi luôn mong có được".

Tâm sự của thầy thuốc ở Khu hồi sức tích cực COVID-19 BVĐK Bình Dương - Ảnh 4.

Các bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân.

Nhận nhiệm vụ chống dịch tại Bình Dương phải xa gia đình, đằng sau mỗi ca trực, đâu đó, những chiến binh áo trắng lại thầm lau nước mắt, bởi phải chia ly với những bệnh nhân quá nặng. Nhưng nhiệm vụ đã nhận, họ luôn cố gắng vững vàng để vượt qua, làm chỗ dựa tin cậy cho người bệnh. Trong khu điều trị cách ly, có bệnh nhân chia sẻ, đồng nghiệp cùng nhau động viên an ủi lẫn nhau, đó là cũng động lực giúp các y, bác sĩ làm việc, nỗ lực hết mình.

"Chúng tôi nhận nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 với tinh thần cao nhất, mong muốn tất cả bệnh nhân đều sẽ được khỏi bệnh. Cũng như nhiều thầy thuốc của cả nước tình nguyện vào tâm dịch, chúng tôi nỗ lực làm hết sức mình với mong muốn cứu chữa người bệnh tốt nhất, cuộc sống sớm trở lại bình thường", BS. Tuyên nói.

Anh Văn - Diễm Hằng

Anh Văn - Diễm Hằng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 18 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top