Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tâm thần phân liệt - bệnh thường gặp ở người trẻ

Thứ năm, 10:00 11/10/2018 | Y tế

GiadinhNet - Theo các nhà khoa học, bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ khoảng 0,3-1% dân số ở các quốc gia và thường xảy ra ở những người trẻ từ 18-40 tuổi.

Khi nói đến bệnh tâm thần mọi người thường hình dung đến hình ảnh những người xấu xấu bẩn bẩn, quái dị, hành động kỳ quặc, kêu la, cởi bỏ quần áo, tính khí bất thường, hành vi không giống ai... Điều này làm nhiều người hiểu sai về bệnh tâm thần và mất đi cơ hội được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Tỷ lệ người Việt Nam có khả năng bị bệnh tâm thần một lần trong đời là 15 - 20% dân số dựa theo thống kê gần đây của Viện sức khoẻ tâm thần trung ương. Bệnh tâm thần rất phổ biến trong cộng đồng. Như trầm cảm chiếm tới 6% dân số, các rối loạn lo âu hơn 10%, tâm thần phân liệt 1%, rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm 1%, nghiện rượu, ma túy, game online đang gia tăng mạnh mẽ về số lượng.

Điều này có nghĩa là bệnh tâm thần là bệnh thường gặp trong cộng đồng, thậm chí trong trong mỗi giai đoạn cuộc đời mỗi chúng ta. Bệnh tâm thần không chỉ là biểu hiện bất thường mà xã hội lâu nay định kiến, hình dung. Mà nó là những biểu hiện, triệu chứng xuất hiện đâu đó trong cuộc sống của mỗi người.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người bị tâm thần phân liệt có thể bị các triệu chứng điển hình nghiêm trọng như:

Hoang tưởng: Là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân lại cho là đúng, không thể giải thích hay phê phán được. Nội dung hoang tưởng rất đa dạng, thường gặp nhất là:

- Hoang tưởng tự cao: Ví dụ tưởng mình là tướng chỉ huy quân đội mặc dù chưa từng đi bộ đội. Bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể chữa được các loại bệnh khó như ung thư dù họ chưa từng học ngành y.

- Hoang tưởng bị hại: Ví dụ bệnh nhân nghĩ rằng hàng xóm hay người trong gia đình đang tìm cách đầu độc mình.

- Hoang tưởng bị chi phối: Người bệnh nghĩ rằng có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình.

Tùy theo từng thể hoang tưởng, bệnh nhân sẽ có một số phản ứng tương ứng. Chẳng hạn như từ chối ăn cơm chung với gia đình và tự nấu ăn riêng vì nghi ngờ có người đang tìm cách đầu độc mình.

Ảo thanh: Bệnh nhân nghe một hay nhiều giọng nói tưởng tượng vang lên trong đầu hay bên tai. Nội dung của ảo thanh thường là đe doạ, buộc tội, chửi bới hay nhạo báng. Họ sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung của ảo thanh. Chẳng hạn, họ sẽ bịt tai khi nghe thấy ảo thanh là chửi bới. Bệnh nhân sẽ có hành vi tự vệ nếu nội dung của ảo thanh là đe doạ, thậm chí có thể giết người mà nghĩ là đang tự vệ.

Rối loạn khả năng suy nghĩ: Lời nói của bệnh nhân trở nên khó hiểu. Đang nói họ chuyển sang chuyện khác hoặc đột ngột ngưng lại rồi một lúc sau mới nói tiếp chủ đề cũ. Đôi khi bệnh nhân nói lung tung đến nỗi người nghe không hiểu họ nói gì.

Bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể kèm theo số triệu chứng ít nghiêm trọng hơn như:

Mất ý muốn làm việc: Bệnh nhân không thể tiếp tục làm việc tốt tại cơ quan hay học tập tốt trong trường học. Trường hợp nặng hơn có thể không còn làm tốt được các công việc đơn giản hằng ngày như quét nhà, giặt giũ, nấu ăn. Nặng nhất là bệnh nhân không còn chú ý đến vệ sinh cá nhân, không tắm rửa, ăn uống kém. Lưu ý: Tình trạng này do bệnh gây ra chứ không phải bệnh nhân lười biếng.

Giảm sự biểu lộ tình cảm: Sự biểu lộ tình cảm của bệnh nhân bị giảm sút nhiều. Họ không phản ứng trước các sự kiện vui buồn hoặc ngược lại tỏ ra buồn bã khi có sự kiện vui và vui cười khi có chuyện buồn.

Cách ly xã hội: Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với người khác, không nói chuyện với cả những người thân trong gia đình. Điều này có thể do bệnh làm cho khả năng nói chuyện bị giảm sút hoặc bệnh nhân không muốn tiếp xúc với người khác vì hoang tưởng sợ ai đó hại mình.

Không nhận thức được bản thân bị bệnh: Thông thường nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt không nghĩ mình bị bệnh nên từ chối đến gặp bác sĩ để chữa trị.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt cho đến nay vẫn chưa được biết rõ nên việc chữa trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Do trong thực tế có sự kết hợp giữa những yếu tố về sinh học và môi trường đối với cơ chế sinh bệnh nên việc điều trị phải phối hợp nhiều liệu pháp khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh. Có thể sử dụng liệu pháp tâm lý và dùng các thuốc chống loạn thần.

Về liệu pháp tâm lý: cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa thực hiện việc truyền thông giáo dục sức khỏe để làm cho gia đình người bệnh có được sự hiểu biết cần thiết, nhận thức được bệnh lý tâm thần phân liệt; cần cảm thông, chấp nhận, quan tâm trong việc đối xử và chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt là người thân của mình...

Dùng thuốc chống loạn thần: trong trường hợp người bệnh lên cơn tâm thần phân liệt cấp tính, phải cho bệnh nhân uống thuốc chống loạn thần và cố gắng nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi tình trạng loạn thần nặng như kích động, hoang tưởng, ảo giác... Các thuốc chống loạn thần đối với bệnh nhân là rất cần thiết, có tác dụng hiệu quả và thường được dùng để xử trí những trạng thái loạn thần cấp tính, chống tái phát, chống mạn tính hóa. Các loại thuốc được sử dụng đều là thuốc có tác dụng mạnh, phải được chỉ định dùng một cách hết sức thận trọng, cần theo dõi chặt chẽ việc cho uống thuốc; đồng thời vấn đề chọn thuốc, quy định liều lượng dùng phải chính xác, phù hợp với loại bệnh, thể bệnh và từng trường hợp bệnh nhân. Thuốc khởi đầu phải dùng liều thấp để thăm dò khả năng dung nạp của người bệnh, rồi sau đó tăng dần liều lượng cho đến mức có tác dụng điều trị hiệu quả; duy trì liều ổn định và giảm dần trước khi ngừng sử dụng thuốc theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 7 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 8 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top