Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tận dụng nguồn lực để làm giàu từ biển

Thứ hai, 08:24 07/12/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sau hơn 5 năm thực hiện, Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020 ( gọi tắt là Đề án 52) đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định mức sống và nâng cao chất lượng dân số vùng biển đảo, tạo nên những tiền đề để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

 

Một tiết mục văn nghệ truyền thông về KHHGĐ trong Chương trình giao lưu nghệ thuật “Đồng hành cùng dân số biển đảo 2015. Ảnh: P.V
Một tiết mục văn nghệ truyền thông về KHHGĐ trong Chương trình giao lưu nghệ thuật “Đồng hành cùng dân số biển đảo 2015". Ảnh: P.V

 

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực biển

Từ năm 2009, Tổng cục DS - KHHGĐ đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện đồng bộ 6 nhiệm vụ và các hoạt động chủ yếu của Đề án 52, Triển khai các điều tra, khảo sát về thông tin số liệu đầu vào của địa bàn vùng biển, đảo và ven biển. Thiết kế các mô hình can thiệp cung cấp dịch vụ và tư vấn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, SKSS/KHHGĐ cho người dân vùng biển, đảo và ven biển.

Từ năm 2012 đến nay, Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Quân khu 7, Quân khu 3 triển khai hoạt động thí điểm tư vấn và khám sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, các bà mẹ mang thai, trẻ em... tại 3 xã đảo của huyện đảo Cô Tô và 6 xã khó khăn của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Trong các năm 2013 và 2014, Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) triển khai các hoạt động truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho bộ đội, nhân dân sống và làm việc tại địa bàn các huyện đảo Trường Sa, Cam Ranh (Khánh Hòa), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Phú Quý (Bình Thuận), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quốc và Thổ Chu (Kiên Giang).

Từ năm 2014 – 2015, Tổng cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam  tổ chức các lớp tập huấn, các diễn đàn, các buổi nói chuyện chuyên đề… tuyên truyền về việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh; mất cân bằng giới tính khi sinh; phòng tránh phá thai và phá thai an toàn; phát hiện và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản; tư vấn tiền hôn nhân cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, người lao động trong các nghiệp đoàn nghề cá tại 11 tỉnh: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Kiên Giang, Bình Thuận, Quảng Trị, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Tiền Giang, Cà Mau.

Để hưởng ứng Festival Biển đảo, Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức sự kiện truyền thông về dân số biển đảo định kỳ 2 năm/lần: Năm 2009 tổ chức tại Quảng Ninh; năm 2011 tổ chức tại Nghệ An; năm 2013 tổ chức tại Kiên Giang. Đặc biệt, có hoạt động tổ chức sự kiện truyền thông về dân số vùng biển, đảo với chủ đề "Nhìn lại chặng đường 5 năm thực hiện Đề án 52” theo hình thức giao lưu nghệ thuật và phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam. Hàng nghìn tin bài, sản phẩm truyền thông được phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và trên các trang báo điện tử, báo giấy…

Trở thành quốc gia mạnh, giàu từ biển

 

Cộng tác viên dân số huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn cho ngư dân vùng biển. Ảnh: Dương Ngọc
Cộng tác viên dân số huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn cho ngư dân vùng biển. Ảnh: Dương Ngọc

 

Dù đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, công tác DS-KHHGĐ tại khu vực biển, đảo và ven biển vẫn còn nhiều thách thức. Tỷ lệ gia tăng dân số vẫn còn cao do nhu cầu sinh con trai của các cặp vợ chồng vùng biển. Vì vậy, thực hiện mục tiêu giảm sinh ở các xã ven biển vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 52 trong nhiều năm tới.

Do lao động đặc thù nghề biển, người dân thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại nên ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và SKSS của phụ nữ; cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở cấp xã còn yếu và thiếu, chưa phù hợp với đặc điểm môi trường và khí hậu biển. Theo số liệu điều tra về cơ cấu bệnh tật vùng biển đảo của Đề án 52 (năm 2010) thì tỉ lệ các thành viên trong một gia đình sống trên huyện đảo có ít nhất một bệnh là hơn 70%. Trong khi đó, dịch vụ y tế ở các huyện đảo vẫn còn thiếu thốn.

Số liệu điều tra năm 2012 của Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) chỉ ra, chỉ có 46,7% số trạm y tế xã đảo có bác sĩ. Mặt khác, về nhu cầu khám chữa bệnh có hơn 80% tổng số gia đình ở khu vực biển, đảo cần được tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh, trong đó có cả dịch vụ y tế chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vẫn còn 31% người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận cơ sở y tế, cơ sở y tế không có đủ trang thiết bị y tế là 18%…

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện Đề án Kiểm soát quy mô, chất lượng dân số các vùng biển, đảo và ven biển” (vừa tổ chức ngày 2/12 tại Thái Bình)  nhân Lễ Phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số, đại diện Chi cục DS-KHHGĐ Hải Phòng, Nam Định, Bến Tre, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai Đề án phù hợp với đặc thù vùng biển, đảo từng địa phương, cách khắc phục những khó khăn, vướng mắc, những giải pháp thực hiện hiệu quả Đề án trong giai đoạn 1. Các đại biểu cũng thảo luận về phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của Đề án trong giai đoạn 2 từ năm 2016 – 2020; thống nhất những đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ, ngành, sở y tế và chi cục DS - KHHGĐ các tỉnh, thành phố. Lãnh đạo Tổng cục DS - KHHGĐ, lãnh đạo các Sở Y tế đã giải đáp ý kiến của các địa phương nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Đề án trong giai đoạn tới. Đặc biệt, 14 tỉnh thực hiện Đề án hiệu quả chưa cao, chưa đạt mức sinh thay thế cần lưu ý, có phương án, giải pháp triển khai đề án ở các vùng biển đảo, đặc thù. Cần chủ động tham mưu với lãnh đạo địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có cơ chế hỗ trợ nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 52 trong giai đoạn tiếp theo.

Tại Hội thảo và chương trình giao lưu nghệ thuật “Đồng hành cùng dân số biển đảo” tổ chức tối cùng ngày, ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ đều nhấn mạnh: Đây là dịp để những người làm công tác dân số nhìn lại thành tựu đã đạt được trong những năm qua, rút ra bài học cho chặng đường sắp tới, thực hiện thành công Đề án 52 giai đoạn 2 và Chiến lược dân số vùng biển đến năm 2020.

Việt Nam với 3.260km bờ biển, 1 triệu km2 thềm lục địa và hơn 4.000 hòn đảo lớn, nhỏ với những thế mạnh và tiềm năng lớn từ biển. Có thể nói, thực hiện thành công Đề án 52 sẽ góp phần thực hiện được “2 trong 1” của mục tiêu Chiến lược Biển Việt Nam đến 2020. “Hai” ở đây là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo của Tổ quốc. “Một” ở đây là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.

 

Nguồn dân số chất lượng cao ở các vùng biển, đảo và ven biển là một trong những nhân tố quan trọng để Việt Nam trở thành “Quốc gia mạnh, giàu từ biển”. Vì vậy, công tác dân số vùng biển, đảo và ven biển được Nhà nước ta xem là nhiệm vụ mang tính chiến lược. Dân số vừa là nguồn nhân lực, vừa là lực lượng triển khai, vừa là đối tượng thụ hưởng sự phát triển đó.

 

Đề án được triển khai tại 28 tỉnh, thành phố ven biển đã thành lập 162 đội lưu động Y tế - KHHGĐ tuyến huyện, thực hiện tuyên truyền, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Có hơn 2,7 triệu lượt người được tư vấn về các nội dung chăm sóc SKSS/KHHGĐ; gần 721.000 bà mẹ mang thai đã được khám thai; hơn 2,1 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khám phụ khoa, trong đó hơn 1,1 triệu trường hợp phụ nữ được phát hiện bị mắc các bệnh phụ khoa, được cấp thuốc điều trị và tư vấn (chiếm tỉ lệ khoảng 52%).

Sau 5 năm thực hiện, có 16/28 tỉnh đã tổ chức phối hợp với Bộ đội Biên phòng thực hiện truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ 2.175 lần. Năm 2014-2015, thêm hai tỉnh Quảng Ninh và Quảng Trị cũng đã bắt đầu triển khai mô hình lồng ghép này.

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top