Tận dụng thời gian "vàng" giãn cách theo Chỉ thị 16 để giảm số ca mắc
GiadinhNet - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chiều 27/7 đánh giá đây là khoảng thời gian vàng với 4 tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Tiền Giang và Bến Tre, phải thực hiện "chặt ngoài, chặt trong" để giảm số ca mắc trong cộng đồng.
Chiều 27/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp trực tuyến với ban chỉ đạo phòng chống dịch 4 tỉnh: Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng và Tiền Giang. Đây là ngày thứ 9 các tỉnh này thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Số ca nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện các tỉnh cho biết chỉ trong thời gian ngắn, số ca nhiễm ở các tỉnh này tăng nhanh.
Cụ thể, tại Sóc Trăng, từ ca nhiễm đầu tiên hôm 4/7, đến nay sau 3 tuần, số ca nhiễm tăng nhanh, lên 144 ca nhiễm.
Tại An Giang, trong 3 ngày gần đây (25-27/7), số ca mắc tăng mạnh với hơn 110 ca, chủ yếu là đối tượng F1 chuyển thành bệnh nhân. Hiện toàn tỉnh đang có 175 trường hợp. Tới đây, số ca mức tại tỉnh này sẽ tăng do tỉnh đẩy mạnh công suất truy vết, xét nghiệm.

Tại Tiền Giang, từ 5/6 đến nay, tỉnh có hơn 2.052 bệnh nhân, 231 ca khỏi, 32 ca tử vong. 11/11 huyện, thị đã có ca nhiễm. Tỉnh này nhận định thời gian gần đây số ca nhiễm tăng nhanh, nếu thời gian đầu chỉ khoảng 30 ca/ngày thì những ngày gần đây tăng lên 200 ca/ngày. Tỉnh nhận định diễn biến dịch rất phức tạp, tới đây số ca mắc, tử vong tiếp tục tăng.
Tại Bến Tre, từ 3/7 đến nay tỉnh phát hiện 585 ca nhiễm; 8/9 huyện, thị đã có ca bệnh.
Về năng lực cách ly tập trung, hầu hết các tỉnh đã sử dụng khoảng 50% công suất giường cách ly tập trung. Các tỉnh đang tiếp tục triển khai các cơ sở cách ly mới, đáp ứng các tình huống gia tăng ca bệnh kéo theo gia tăng số trường hợp cách ly tập trung. Tiền Giang là tỉnh duy nhất đang thực hiện cách ly F1 tại nhà với hơn 1.300 trường hợp.
Phân loại bệnh nhân để điều trị
Về điều trị, các tỉnh đã phân loại bệnh nhân COVID-19 theo "tầng/tháp" như hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đơn cử, tại Tiền Giang, hiện có 6 bệnh viện dã chiến với công suất 3.160 giường, trong đó, có 2.900 giường cho ca nhiễm không triệu chứng, 200 giường cho bệnh nhân có triệu chứng trung bình, 60 giường còn lại dành cho bệnh nhân nặng và nguy kịch.
Tỉnh hiện đã thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực quy mô 80 giường và sẽ đưa vào sử dụng từ 28/7.
Còn tại Sóc Trăng, tuần tới, khu điều trị quy mô 150 giường sẽ được đưa vào vận hành, nâng công suất điều trị của tỉnh lên hơn 600 giường với 40 giường giành cho bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng.
Tại Sóc Trăng, bệnh nhân tại 4 bệnh viện dã chiến đã được phân tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt tại bệnh viện Trung tâm là nơi chỉ điều trị nặng và nguy kịch. Với tỉnh này, những trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 có giá trị Ct khi xét nghiệm RT-PCR dưới 30 (nghĩa là nồng độ virus còn cao) thì phải coi là các ca đáng chú ý.
Thực hiện Chỉ thị 16 từ 19/7, đến nay 3 trên 4 tỉnh trên đây (trừ Sóc Trăng) đã yêu cầu người dân không ra đường nếu không có lý do thực sự cần thiết từ 18h hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Riêng với An Giang, tỉnh đang xem xét có thể kéo dài Chỉ thị 16. Còn Bến Tre đề xuất sau 14 ngày thực hiện Chỉ thị 16 thì không dừng đột ngột mà giảm dần mức độ.
Tranh thủ thời gian "vàng" khi thực hiện Chỉ thị 16
Kết luận cuộc họp trực tuyến, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh tới đây tình hình dịch của 4 tỉnh sẽ diễn biến phức tạp hơn. Ông yêu cầu các tỉnh không chủ quan, tiếp tục thực hiện biện pháp phòng chống dịch nghiêm túc, quyết liệt trong bối cảnh số ca mắc trong 9 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của các tỉnh vẫn tăng cao.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
"Đây là thời gian vàng, phải thực hiện "chặt ngoài, chặt trong". Tôi đi thực tế, một số tỉnh thực hiện Chỉ thị 16 nhưng chỉ mới có "chốt" giữa tỉnh - tỉnh, chưa có chốt ở từng huyện, xã" – Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.
Về đề nghị của một số tỉnh về việc không dừng đột ngột Chỉ thị 16, theo Thứ trưởng, hiện nay có 3 chỉ thị 15, 16 và 19 theo từng mức giãn cách khác nhau đã được hướng dẫn cụ thể.
Ban chỉ đạo Quốc gia đã ban hành Quyết định 2686 trong đó hướng dẫn các tỉnh đánh giá mức độ nguy cơ tới tận cấp xã (bình thường mới – nguy cơ – nguy cơ cao và nguy cơ rất cao) để đưa ra quyết định phù hợp theo từng vùng.
Về phòng chống dịch trong cộng đồng, Thứ trưởng đề nghị phải tăng cường năng lực xét nghiệm để nhanh chóng phát hiện ca nhiễm để khoanh vùng, truy vết, phong tỏa. Tại các địa bàn phong tỏa, phải sàng lọc ít nhất 1% dân số bằng các phương thức xét nghiệm.
Với các tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 16 như 4 tỉnh này, phải xét nghiệm sàng lọc cho ít nhất 50% công nhân trong các khu công nghiệp (thay vì 20% như bình thường).
Về cách ly, 4 tỉnh cần nâng cao năng lực cách ly với ít nhất 10.000 chỗ/tỉnh và xây dựng phương án cách ly F1 tại nhà theo hướng dẫn chi tiết Bộ Y tế đã ban hành.
Số ca mắc có nguy cơ tăng nhanh trong thời gian tới, Thứ trưởng yêu cầu các tỉnh phải xây dựng ít nhất 5.000 giường điều trị, với ít nhất 100 giường ICU/tỉnh.
Trong đó, ông lưu ý nên để Trung tâm ICU ở bệnh viện đa khoa tỉnh, kết nối với hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, đồng thời kết nối các bệnh viện dã chiến hay bệnh viện tuyến dưới. Cùng đó, các bệnh viện dã chiến cần đặt ở từng khu vực.
Võ Thu

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ
Y tế - 7 giờ trướcMột tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

Vừa chào đời bị suy hô hấp nặng, trẻ sơ sinh được bác sĩ cứu sống
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ Khoa Nhi-Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã cứu sống 1 trẻ sơ sinh đủ tháng bị suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn sơ sinh, tràn khí màng phổi, suy đa tạng nguy kịch...

Ra mắt trung tâm xét nghiệm hiện đại nhất ở Việt Nam, vươn tầm quốc tế
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC Việt Nam đã chính thức được ra mắt. Đây là đơn vị y tế ngoài công lập đi đầu cả nước, trang bị đồng bộ hệ thống máy móc, kỹ thuật hiện đại, tự động hoàn toàn như hệ thống Automation đầu tiên có ở khu vực Đông Nam Á.

Nhập viện sau 3 ngày ăn thịt vịt
Y tế - 2 ngày trướcNgười phụ nữ nhập viện sau 3 ngày đau cổ, nuốt vướng. "Thủ phạm" là mảnh xương vịt sắc nhọn, đâm thủng 2 thành thực quản và gây tụ mủ.

Thông tin mới nhất vụ 10 người ngộ độc sau ăn cá chép muối ủ chua ở Quảng Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Hiện các bệnh nhân đã được cai máy thở nhưng bác sĩ cho biết cần điều trị theo dõi 3 tuần mới cho ra viện, phòng biến chứng ngừng tim đột ngột.

Tiếc con lợn chết, người đàn ông ở Hà Nam rước bệnh và nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Một trường hợp bị mắc bệnh sau khi giết mổ và ăn thịt lợn ốm, còn một trường hợp khác bị liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

Mổ đẻ lần 3, người phụ nữ 38 tuổi bị băng huyết, nguy hiểm tính mạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Người bệnh nhập viện trong tình trạng da xanh niêm mạc nhợt, mạch 120 lần/phút, huyết áp 60/40mmHg, tử cung co kém và to trên rốn, vết mổ băng thấm dịch, âm đạo ra máu cục.

Tưởng rối loạn tiêu hóa, cô gái 30 tuổi nhận kết quả ung thư giai đoạn cuối
Y tế - 4 ngày trướcĐến khi tình trạng đau bụng hạ vị xuất hiện nhiều, rối loạn phân, lúc lỏng, lúc táo, phân nhầy máu, sút cân, người mệt mỏi bệnh nhân mới đến bệnh viện thăm khám.

Đi khám vì ho, khó thở, cô gái 17 tuổi bất ngờ phát hiện mắc u khí quản hiếm gặp
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp như ho, khạc đờm, khó thở bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp nguy kịch do u lớn khí quản.

Hai trẻ tử vong thương tâm sau khi bị chó cắn
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi vào bệnh viện, dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng cả 2 bé đã không qua khỏi.

Hai trẻ tử vong thương tâm sau khi bị chó cắn
Y tếGĐXH - Sau khi vào bệnh viện, dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng cả 2 bé đã không qua khỏi.