Tập luyện ở người bệnh bị co thắt thực quản
Tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, đối với người bệnh co thắt thực quản, tập thể dục không đúng cách có thể khiến bệnh tồi tệ hơn...
1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh co thắt thực quản
Vận động với cường độ phù hợp sẽ giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh mạn tính, nhưng nếu tập không đúng cách sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh.
Người bệnh co thắt thực quản thường gặp các triệu chứng như khó nuốt, nghẹn, đau tức khó chịu, trào ngược thức ăn và acid từ dạ dày lên thực quản... Do đó, việc tập thể dục được xem như "con dao hai lưỡi" nếu vận động không đúng cách.
Chính vì vậy, điều quan trọng là đưa ra kế hoạch tập luyện phù hợp với từng bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tham gia tập luyện để đảm bảo thu được lợi ích tối đa từ hoạt động thể chất, vừa cải thiện tình trạng bệnh, vừa nâng cao thể trạng.
2. Các bài tập phù hợp với người bệnh co thắt thực quản
Người bệnh co thắt thực quản có thể tập luyện các bộ môn như:
- Đạp xe : Đạp xe với tốc độ vừa phải sẽ là bài tập tốt cho người bệnh co thắt thực quản. Hãy lựa chọn các cung đường vắng xe qua lại, đảm bảo an toàn và không khí trong lành để vừa đạp xe, vừa thư giãn. Bạn cũng có thể thử đạp xe tại chỗ tại phòng tập thể dục và lựa chọn tốc độ phù hợp, tránh hiện tượng trào ngược.
- Tập yoga : Yoga là môn tập luyện chậm rãi, nhẹ nhàng, ít tác động, có thể giúp người bệnh cảm nhận cơ thể linh hoạt hơn mà không làm trầm trọng thêm các triệu chứng của co thắt thực quản. Lưu ý, khi tập yoga, bạn nên hạn chế các tư thế lộn ngược như trồng cây chuối, vì điều này có thể dễ gây trào ngược, làm triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
- Bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước: Bơi lội hay tập thể dục nhịp điệu dưới nước là những bài tập toàn thân rất tốt cho cơ thể do nước tạo thêm sức căng cho cơ thể khi di chuyển, tạo ra trọng lượng mà không cần phải sử dụng dụng cụ khác.
- Đi bộ hoặc thực hiện một số bài tập nâng tạ nhẹ: Vận động nhẹ nhàng phù hợp với người bệnh co thắt thực quản để giảm triệu chứng của bệnh. Hạn chế cúi người xuống hoặc thực hiện bất kỳ động tác lộn nhào, đảo ngược.

Đi bộ là một lựa chọn tốt để tập thể dục đối với người bệnh co thắt thực quản.
3. Lời khuyên khi tập thể dục với người bệnh co thắt thực quản
Để đảm bảo tập luyện đúng cách, không gây hại sức khỏe, người bệnh co thắt thực quản cần lưu ý:
- Tránh các bài tập có tác động mạnh như chạy, nhảy dây, tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT)... có thể làm cho các triệu chứng trào ngực trong co thắt thực quản trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy xây dựng kế hoạch tập luyện với cường độ phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh lý của mỗi người (tham khảo ý kiến của bác sĩ).
- Tránh tập thể dục ngay sau khi ăn, việc này có thể khiến tình trạng trào ngược dễ dàng xảy ra. Do đó, bạn nên thực hiện bài tập 2 giờ sau khi ăn do tại thời điểm đó, thức ăn đã di chuyển qua dạ dày và sẽ ít có khả năng trào ngược hơn.
- Tránh bài tập nằm ngửa sẽ khiến trào ngược dễ xảy ra hơn. Bên cạnh đó, bạn nên bỏ qua các bài tập thể dục cường độ cao do có thể gây căng thẳng cho dạ dày.
- Uống đủ nước trong khi tập thể dục để giữ nước và hỗ trợ tiêu hóa.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thắt lưng chặt gây thêm áp lực lên bụng và triệu chứng trào ngược.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.