Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Thứ hai, 10:23 13/05/2024 | Sống khỏe

Hoạt động thể chất là lựa chọn đầu tay được khuyến cáo ở những người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

1. Vai trò của tập luyện với người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)

- Cải thiện triệu chứng bệnh: Tăng cường hoạt động thể chất từ 20 -60 phút hoạt động vừa phải, từ 3 đến 5 ngày mỗi tuần cho thấy sự cải thiện lâm sàng về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hội chứng ruột kích thích so với nhóm đối chứng.

Nguyên nhân do hoạt động thể chất dường như làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy sự phát triển khả năng miễn dịch niêm mạc khỏe mạnh và mang lại lợi ích cho mô ruột.

- Cải thiện tâm trạng : Hoạt động thể chất có thể cải thiện tâm trạng của người bệnh và các triệu chứng mệt mỏi, đầy hơi và khó chịu ở bụng.

- Cải thiện tình trạng tiêu hóa bất thường: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện kiểu đại tiện và thời gian vận chuyển đại tràng ở những người bệnh phàn nàn về chứng táo bón mạn tính.

Ngược lại, những người ít vận động có nhiều khả năng mắc hội chứng ruột kích thích hơn, cũng như có liên quan đến các triệu chứng hội chứng ruột kích thích nghiêm trọng hơn những người hoạt động thể chất.

2. Một số hình thức tập luyện tốt cho người bệnh hội chứng ruột kích thích

Các hoạt động như chạy, chạy bộ , đạp xe và bơi lội được thực hiện ở cường độ thấp đến trung bình có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích . Tuy nhiên, lợi ích này có thể khác nhau giữa các cá nhân.

- Tập thể dục: Đi bộ, chạy bộ chậm, tập thể dục nhịp điệu vừa phải, bơi lội và đạp xe thư giãn , leo núi... Duy trì tập luyện ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

- Yoga: Người bệnh có thể tập yoga kéo dài một giờ, 3 lần/tuần. Buổi tập nên được thiết kế bắt đầu bằng các bài tập thở đơn giản, các bài tập thả lỏng và các tư thế đơn giản với sự thư giãn xen kẽ, kết thúc với việc điều hòa hơi thở và thiền định. Có thể tập các động tác cây cầu (Setu Bandha Sarvangasana), chuỗi chào mặt trời (Surya Namaskar) 7 động tác…

- Các bài tập khí công, thái cực quyền , bát đoạn cẩm: Đây là những bài tập có sự kết hợp thân – tâm với sự kết hợp giữa các động tác chậm, nhẹ nhàng, tập trung hơi thở cũng giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.

- Các bài tập trong Phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng: Với các tác động xoa bóp nội tạng, điều tiết hơi thở, cân bằng âm dương có thể hỗ trợ cho người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích.

Đây là những bài tập có cường độ thấp, có thể tập trên giường, tại chỗ, thuận tiện, phù hợp cho mọi đối tượng và độ tuổi. Một số bài tập phù hợp như: Thư giãn, thở 4 thời có kê mông và giơ chân, xoa tam tiêu, xoa vai tới ngực, vặn cột sống, sư tử, rắn hổ mang…

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích- Ảnh 1.

Tập thể dục hàng ngày như chạy bộ tốt cho người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích.

- X oa bóp bấm huyệt : Bên cạnh tập luyện, xoa bóp bấm huyệt, một trong những hình thức chữa bệnh lâu đời của YHCT cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích đầy tiềm năng.

Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt dưới sự chỉ đạo của lý luận YHCT giúp thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, làm dịu cơ bắp, thư giãn cơ thể và tâm trí. Xoa bóp vùng bụng làm tăng tuần hoàn cục bộ và nội tạng, đồng thời điều hoà thời gian đi tiêu bằng cách kích thích nhu động ruột .

Một số phương pháp xoa bóp bấm huyệt:

+ Cách thực hiện 1: Người bệnh nằm ngửa, dùng cả lòng bàn tay xoa bụng trong 3 phút (ngược chiều kim đồng hồ đối với loại tiêu chảy , theo chiều kim đồng hồ đối với táo bón, ngược chiều kim đồng hồ và sau đó theo chiều kim đồng hồ đối với tiêu chảy và táo bón xen kẽ), day các huyệt trung quản, thiên xu và khí hải, 1 lần một ngày.

+ Cách thực hiện 2: Day ấn các huyệt nội tiết, đại trường, phế, thần môn ở tai bằng hạt bạch giới tử, 5 ngày/tuần trong 4 tuần cho thấy giúp giảm tình trạng đi tiêu phân lỏng, đau bụng, tiêu chảy, stress ở người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra, theo YHCT, can uất và tỳ hư là cơ chế bệnh thường gặp trong hội chứng ruột kích thích, người bệnh có thể được xoa bóp tại các huyệt vị đặc hiệu trong điều trị các hội chứng bệnh YHCT cụ thể.

3. Một số lưu ý cho người bệnh khi tập luyện và xoa bóp

- Bắt đầu từ từ: Người bệnh nên thực hiện tập luyện từ từ với các hoạt động mới, sau đó tăng cường độ dần dần, theo dõi xem hoạt động đó ảnh hưởng như thế nào đến các triệu chứng.

Từ đó giúp người bệnh xác định khả năng chịu đựng và liệu phương pháp tập luyện mới này có giúp ích cho các triệu chứng hay không để điều chỉnh hoạt động thể chất theo nhu cầu của bản thân.

- Lựa chọn bài tập phù hợp: Những người mắc hội chứng ruột kích thích có thể phản ứng rất khác nhau với cùng một phương pháp điều trị. Do đó, có thể cần phải thử nghiệm các bài tập thể dục và kiểm tra xem phương pháp tập luyện nào hiệu quả nhất.

Chẳng hạn hoạt động liên quan đến chạy và nhảy khiến bụng di chuyển lên xuống có thể làm tăng áp lực trong bụng và chuyển động của nội tạng và gây ra tình trạng tiêu chảy ở một số người bệnh. Ngược lại, một số người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích thể táo bón thì thấy cải thiện triệu chứng khi chạy so với khi đi bộ.

- Cần tránh các loại bài tập cường độ cao hoặc kéo dài: Tập thể dục trong hơn 2 giờ hoặc các hoạt động chạy nhảy nhiều có thể làm xuất hiện hoặc trầm trọng hơn triệu chứng bệnh. Nguyên nhân có thể do việc nhảy làm tăng áp lực bên trong các cơ quan nội tạng hoặc ảnh hưởng lên nhu động.

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích- Ảnh 3.

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh bài tập cường độ cao và kéo dài.

- Mặc quần áo phù hợp: Nên mặc quần áo thoải mái, những bộ đồ bó sát có thể gây khó chịu hoặc hạn chế đối với những người bị đầy hơi hoặc đau bụng.

- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.

- Lựa chọn thực phẩm bổ sung trong tập luyện phù hợp với cơ thể: Tránh các loại thực phẩm gây kích phát triệu chứng bệnh. Một số loại thực phẩm chức năng, bột protein, đồ ăn nhẹ trước khi tập có thể gây ra một số vấn đề trên hệ tiêu hoá.

Ngoài ra, một số chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp có trong sản phẩm đồ ăn nhẹ khi tập luyện, chẳng hạn như xylitol và sorbitol có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Do đó, người bệnh có thể tự làm đồ ăn nhẹ giàu protein, ít các thành phần không tốt cho bệnh để bổ sung dinh dưỡng trong quá trình tập luyện.

- Thời gian tập tốt nhất: Nên tập luyện cũng như xoa bóp vào buổi sáng sớm hoặc sau bữa ăn tối ít nhất 2 tiếng để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa.

- Trong trường hợp bệnh cấp tính: Nếu đang có các triệu chứng tiêu chảy hoặc đau bụng dữ dội, hãy tạm dừng tập luyện và tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi các triệu chứng đang diễn tiến, người bệnh có thể nằm nghỉ ngơi tại chỗ, tập các bài tập thư giãn, xoa trung tiêu và day ấn các huyệt vùng bụng.

Tập luyện và xoa bóp bấm huyệt là những phương pháp không dùng thuốc hỗ trợ điều trị IBS đầy tiềm năng, kinh tế, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên còn cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá chính xác hiệu quả và độ an toàn của hoạt động thể chất đối với người mắc hội chứng ruột kích thích.

Điều quan trọng là người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện hoặc xoa bóp mới nào nhằm đảm bảo tính an toàn, chính xác trước khi người bệnh có thể tự tập luyện và xoa bóp tại nhà.


ThS BSCKI BSNT. Dương Thị Ngọc Lan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Sống khỏe - 9 phút trước

Cho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?

Sống khỏe - 11 phút trước

Bạn bị viêm phụ khoa tái đi tái lại dù đã làm đủ mọi cách. Bạn chịu đựng ngứa ngáy, khí hư khó chịu cũng như bất tiện và mặc cảm. Nhưng điều ái ngại nhất là: chính người bạn đời lại nghĩ rằng bạn "không biết giữ gìn". Trong khi sự thật, nguyên nhân có thể đến từ chính anh ấy. Đây là câu chuyện rất nhiều phụ nữ đang gặp phải.

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 26 phút trước

GĐXH - Triệu chứng của ung thư dương vật đôi khi không rõ ràng, ban đầu chỉ là vết sùi, vết loét nhỏ rỉ dịch nên người bệnh thường dễ bỏ qua hoặc ngại đi khám.

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, duy trì năng lượng, hỗ trợ chức năng não bộ, xương khớp và nhiều hệ thống khác trong cơ thể. Bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, do đó việc đảm bảo đủ lượng các chất này là mối quan tâm hàng đầu.

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày

Sống khỏe - 17 giờ trước

Gan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc

5 không khi ăn tiết lợn luộc

Sống khỏe - 18 giờ trước

Ngay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 1 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top