Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết Vu Lan của những phận già cuối cùng ở Trại phong Đá Bạc

Thứ năm, 19:00 15/08/2019 | Xã hội

GaidinhNet - Những tưởng tuổi già là năm tháng hạnh phúc, an nhiên vui vẻ bên con cháu, thế nhưng cuộc sống ở trại phong Đá Bạc lại là một thế giới khác. Đó là thế giới của những người già cô đơn, chờ ngày ra đi mãi mãi. Cuộc đời của những phận già cuối cùng ở “thế giới này” cứ thế trôi qua, không niềm vui, chỉ thấy nỗi buồn khôn tả…

Tết Vu Lan của những phận già cuối cùng ở Trại phong Đá Bạc - Ảnh 1.

Cụ Quách Thị Oanh trên con đường nhỏ dẫn vào các gian nhà của trại phong.

"Tôi đã quên có ngày lễ Vu Lan"

Trại phong Đá Bạc (Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) nằm sâu dưới chân núi, phía cuối một con đường đất đỏ lởm chởm ổ gà. Trong những ngày bên ngoài đang nhộn nhịp cho lễ Vu Lan báo hiếu thì ở đây lại tĩnh tại, vắng lặng và hoang dại. Mọi thứ như được sinh ra để ngăn cách trại phong với thế giới bên ngoài. Đây là một thế giới riêng, nơi những mảnh đời bất hạnh đang sống để chờ ngày ra đi mãi mãi...

Trước đây, Trại phong Đá Bạc từng có hơn 100 bệnh nhân nhưng vào năm 2013, thành phố quyết định di dời trại đi nơi khác. Các bệnh nhân phong, người trở về sống với gia đình, người tìm đến trại khác và cuối cùng ở đây chỉ còn lại 6 cụ già. Trong số đó 3 cụ có người thân ở gần nên thỉnh thoảng đi về, 3 cụ còn lại đành bám trụ đến lúc cuối đời tại khu nhà hoang này.

Cụ Quách Thị Oanh (71 tuổi) đã sinh sống tại Trại phong Đá Bạc từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, khi trại mới được thành lập. Trong căn phòng rộng chừng 20m2 với ngổn ngang đồ đạc, cụ Oanh mừng mừng, tủi tủi khi có người đến thăm. Căn phòng treo chật ních đủ các loại quần áo từ đông sang hè. Theo lời cụ Oanh thì đống quần áo này là quà từ thiện của các nhà hảo tâm gửi tặng. Hai chiếc giường được đặt tạm bợ ở góc nhà, trải lên trên là chiếc chiếu cũ kĩ rách rưới và ẩm mốc. Bộ bàn ghế uống nước nằm lộn xộn ngổn ngang giữa gian phòng, trên mặt bàn bụi phủ trắng xóa. Cụ Oanh lấy vạt áo lau vội mặt bàn mờ bụi, mời khách ngồi rồi từ tốn kể chuyện.

Tết Vu Lan của những phận già cuối cùng ở Trại phong Đá Bạc - Ảnh 2.

Mọi thứ như được sinh ra để ngăn cách Trại phong Đá Bạc (Sóc Sơn, Hà Nội) với thế giới bên ngoài. Ảnh: Ngọc Tuấn

Cụ Oanh tâm sự: "Năm nào cũng vậy, vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu cũng chỉ có lẻ loi tôi, cụ Sợi và cụ Liên nương tựa vào nhau. Nhắc lại càng thêm buồn. Tôi không có gia đình từ hơn 50 năm nay rồi. Và cũng chẳng biết từ bao giờ tôi không còn nhớ đến ngày lễ Vu Lan. Nếu ai hỏi về gia đình của tôi, thì đây, những cụ già sinh sống cùng tôi trên Trại phong Đá Bạc này chính là gia đình của tôi. Chúng tôi đã nương tựa vào nhau cùng sống suốt hơn nửa thế kỷ qua, chịu cảnh lẻ loi cô quạnh không con không cháu cũng quen rồi".

Chứng kiến cảnh con đàn cháu đống của các cụ già được chiếu trên ti vi mà lòng cụ Oanh đau thắt. Từ xưa đến nay, khái niệm "bữa cơm gia đình" ấm cúng quây quần các thế hệ trong gia đình luôn mang một ý nghĩa rất thiêng liêng đối với bản thân mỗi cá nhân. Tuy nhiên, các cụ lại không có được may mắn đó. Hàng ngày, mỗi bữa ăn, vẫn luôn có ba cụ già neo đơn cùng dùng bữa, "cơm chan nước mắt" là chuyện thường. Bữa ăn thường ngày của các cụ cũng rất giản đơn với mớ rau luộc chấm mắm hay củ sắn, củ khoai.

Vừa trò chuyện với chúng tôi, cụ Oanh vừa hướng ánh mắt ngắm nhìn giàn mướp. Cụ nói: "Mới ngày nào giàn mướp này ra hoa mà giờ quả đã sum suê. Để chiều tôi xuống chợ mua mấy lạng cua, hái mớ rau đay nấu nồi canh cua cùng ăn với các bà. Trời nóng như này ăn nồi canh cua thì còn gì bằng. Thôi thì cải thiện bữa ăn cũng coi như vơi đi nỗi buồn lẻ loi cô quạnh vào những ngày này".

Gặm nhấm những nỗi ưu tư tuổi xế chiều

Tết Vu Lan của những phận già cuối cùng ở Trại phong Đá Bạc - Ảnh 3.

Cụ Lê Thị Liên lặng lẽ ngồi một góc với những nỗi ưu tư riêng. Ảnh: Ngọc Tuấn

Cụ Lê Thị Liên (82 tuổi) là người nhiều tuổi nhất ở đây. Dù sống trong một cuộc sống tách biệt với xã hội bên ngoài nhưng trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, cụ Liên không hề tỏ ra bi quan, có lẽ cũng bởi đã quá quen với cảnh này. Căn bệnh phong đã đeo bám cụ đằng đẵng suốt 60 năm nay. Cụ Liên tâm sự rằng, hàng năm cứ đến ngày Vu Lan báo hiếu, cụ cùng cụ Sợi lại lên chùa để tỏ lòng thành tâm và nhớ về công ơn dung dưỡng của những bậc sinh thành.

Cụ Liên tâm sự, ngoài bầu bạn cùng cụ Oanh và cụ Sợi, cụ còn có hai chú chó được nuôi nấng và yêu thương từ nhỏ nên rất trung thành với chủ. Cụ Liên bảo, hai chú chó này là niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống neo đơn của các phận già, có chúng đôi khi cũng làm giảm bớt đi nỗi đau và sự buồn tủi.

Những ngón tay, ngón chân bị căn bệnh phong quái ác hành hạ, chịu nhiều đau đớn và gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. "Muốn cầm nắm vật gì cũng khó khăn, có đêm đau tay phát sốt lên. Nhưng cũng quen rồi, bệnh tật thì đành phải chịu vậy thôi", cụ Liên tự động viên mình.

Tâm sự với chúng tôi, cụ Nguyễn Thị Sợi (71 tuổi) kể rằng, cách đây không lâu, đã có một đoàn sinh viên tình nguyện lên động viên và trao tặng các phần quà cho các cụ. Phần quà mặc dù không có giá trị vật chất quá lớn lao nhưng nó mang thứ giá trị tinh thần to lớn mà mỗi lần nhắc đến các cụ lại rưng rưng nước mắt.

"Từng lượt người đến thăm hỏi, chuyện trò, sẻ chia rồi lại ra về, chúng tôi cũng quen với cảnh ấy rồi. Dường như đã thành thói quen rồi, năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày này mà chưa thấy có ai lên là lại thấp thỏm đợi chờ. Không mong quà cáp gì đâu, chỉ mong có người đến thăm hỏi, trò chuyện là vui rồi", cụ Sợi rưng rưng trước khi đi tận ra cổng tiễn chúng tôi ra về…

Theo lãnh đạo xã Minh Phú, Trại phong Đá Bạc giải thể năm 2013, di chuyển về Quốc Oai. Hiện còn các bệnh nhân xin ở lại, tự túc thuốc men, sinh hoạt. Tất cả đều đã cao tuổi. Mỗi tháng họ nhận được khoản trợ cấp người khuyết tật và trợ cấp người cao tuổi là 700.000 đồng. Ở đây họ tự trồng rau, nuôi gà, lo chi phí sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Chính quyền đã thuyết phục, động viên họ chuyển sang trại mới, tránh xảy ra nguy hiểm do trại cũ đã hỏng hóc, tuy nhiên các bệnh nhân này không đồng ý.

Ngọc Tuấn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh binh gần 35 năm lặng thầm chăm 'giấc ngủ' đồng đội

Bệnh binh gần 35 năm lặng thầm chăm 'giấc ngủ' đồng đội

Đời sống - 14 phút trước

GĐXH - Ngày nắng, ngày mưa, mùa đông cũng như mùa hạ, gần 35 năm qua, ông Cư lặng thầm với công việc của mình, chăm chút tỉ mỉ nhổ từng cây cỏ dại, lau từng vết bụi trên những tấm bia... chăm "giấc ngủ" cho đồng đội; "để các anh, các chị cứ trẻ mãi tuổi mười tám, đôi mươi như thuở nào bám cầu, bám đường, bám trọng điểm bảo đảm an toàn cho từng chuyến xe qua".

Chiêu lừa bán hơn 8.500 đôi dép giả thương hiệu của người đàn ông Hải Dương

Chiêu lừa bán hơn 8.500 đôi dép giả thương hiệu của người đàn ông Hải Dương

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi mua toàn bộ số dép giả mạo nhãn hiệu về, ông H. lập tài khoản Facebook cá nhân, lấy các hình ảnh sản phẩm dép mang nhãn hiệu "CROCS" trên mạng về đăng tải nhằm giới thiệu, chào bán cho khách hàng.

Sau trùng tu tiền tỷ, bao giờ di tích Hải Vân Quan đón khách tham quan?

Sau trùng tu tiền tỷ, bao giờ di tích Hải Vân Quan đón khách tham quan?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Sau thời gian dài thực hiện trùng tu, dự kiến di tích Hải Vân Quan sẽ mở cửa miễn phí đón khách đến tham quan từ ngày 1/8.

Từ 1/1/2025, hàng triệu tài xế nên nắm rõ quy định về vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt

Từ 1/1/2025, hàng triệu tài xế nên nắm rõ quy định về vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Từ 1/1/2025, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó quy định vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt. Hàng triệu lái xe cần lưu ý gì khi luật được ban hành?

Tuyên Quang: Mức hỗ trợ hằng tháng mà thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng

Tuyên Quang: Mức hỗ trợ hằng tháng mà thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nghị quyết của HĐND tỉnh Tuyên Quang quy định chi tiết về tiêu chí thành lập, số lượng thành viên và các chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn.

Xử phạt người tung tin nữ công nhân ở Thái Nguyên lây HIV cho 16 người

Xử phạt người tung tin nữ công nhân ở Thái Nguyên lây HIV cho 16 người

Pháp luật - 3 giờ trước

Công an tỉnh Thái Nguyên đã triệu tập người phụ nữ 38 tuổi, người thành phố Thái Nguyên và tiến hành xử phạt 7,5 triệu đồng về sử dụng tài khoản Facebook để đăng tải thông tin không đúng sự thật về một nữ công nhân lây nhiễm HIV cho nhiều người ở địa phương.

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, Bắc Bộ có nắng nóng nốt ngày hôm nay rồi lại đón đợt mưa lớn mới. Dự báo nhiều nơi có mưa to và đợt mưa kéo dài.

Tin sáng 27/7: Miền Bắc sắp mưa lớn trở lại; xác minh tin đồn về 'cô gái Samsung' lây truyền HIV cho 16 người

Tin sáng 27/7: Miền Bắc sắp mưa lớn trở lại; xác minh tin đồn về 'cô gái Samsung' lây truyền HIV cho 16 người

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Khu vực Bắc Bộ khả năng mưa vừa và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến ở vùng núi và trung du 70-200mm, có nơi trên 250mm; Liên quan đến vụ việc mạng xã hội đang lan truyền “cô gái Samsung lây truyền HIV cho 16 người”, lãnh đạo TP. Phổ Yên (Thái Nguyên) cho biết, công an thành phố đang vào cuộc xác minh sự việc.

Ước mơ báo đáp mẹ giúp nữ sinh nghèo tốt nghiệp thủ khoa, giành học bổng tiến sĩ

Ước mơ báo đáp mẹ giúp nữ sinh nghèo tốt nghiệp thủ khoa, giành học bổng tiến sĩ

Giáo dục - 4 giờ trước

Xuất thân từ vùng quê nghèo, Nguyễn Thị Kim Hòa tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Hà Nội, nhận học bổng du học tiến sĩ. Những thành tích đó xuất phát từ ước mơ báo đáp người mẹ là giúp việc của cô gái đến từ Hưng Yên.

Xúc động lễ thắp nến tri ân tại nơi yên nghỉ của hàng vạn liệt sĩ

Xúc động lễ thắp nến tri ân tại nơi yên nghỉ của hàng vạn liệt sĩ

Thời sự - 4 giờ trước

Chương trình thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của thế hệ trẻ đối với các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Top